VIỆT NAM VÀ TRUNG CỘNG CÓ THỂ BÙNG NỔ XUNG ÐỘT VÀO THÁNG 7

@ 30 June 2011 04:38 AM
Tin tổng hợp - Hạ tuần tháng 7.2011 là thời điểm căng thẳng nhất trong mối quan hệ Việt-Trung, kể từ sau cuộc chiến 1979. Cuộc đối thoại và giằng co về biển Ðông đã đến điểm gút cuối cùng, được sự theo dõi của mọi giới từ trong nước đến ngoài nước. Số phận của dân tộc Việt Nam có được một bước ngoặc mới hay không cũng là phụ thuộc vào bàn cờ Việt-Trung lúc này. Người ta có thể nhìn thấy sự dè dặt của Hà Nội trong cuộc đối thoại này do Tổng bí thư Ðảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chịu trách nhiệm, bằng cách công an, báo chí đã đổi một thái độ khác trước sự giận dữ của người dân Việt Nam về chuyện lấn áp của Trung Cộng trên biển Ðông. Vào cuối tuần vừa qua Sài Gòn chịu một áp lực kinh khủng của ngành an ninh. Một nhân viên an ninh giấu tên cho biết rằng lệnh cấp trên là triệt để không để bất kỳ một người biểu tình nào được xuất hiện, dù là cầm cò đỏ sao vàng hay hình Hồ Chí Minh cũng vậy.

Ngay tại Hà Nội, áp lực đó đè nặng đến mức chỉ có khoảng trên dưới 50 người đi bộ, mệt mỏi và sợ hãi và kết thúc trong khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, thậm chí cũng đã có thanh niên bị áp giải về đồn khi biểu hiện có vẻ kích động và kêu gọi người khác tham gia tuần hành. Nhiệm vụ của Nguyễn Phú Trọng lúc này là thuyết phục Trung Cộng hãy hòa hoãn hơn nữa về việc tranh chấp biển Ðông. Người dự đoán rằng Việt Nam sẽ thuyết phục Bắc Kinh kéo dài thêm thời gian lấn biển, hoặc chấp nhận cùng Việt Nam chia sẻ khai thác tài nguyên trên biển. Hoặc là cuộc thương thuyết không thành, sẽ là một cuộc trở mặt của Việt Nam, chấp nhận cho trò diễn đi dây mới nhưng lần này sẽ nghiêng về phương Tây nhiều hơn.

Ve vuốt Bắc Kinh, cũng trong thời gian này Thủ tướng Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng tạm thời im tiếng. Thay vào đó, tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Cộng Ðới Bỉnh Quốc, chuyển ý kiến của lãnh đạo Cộng sản Việt Nam tới lãnh đạo Trung Cộng về quan hệ hai nước và tình hình Biển Ðông thời gian gần đây. Và cuộc gặp này được đánh giá chung là kết thúc với khẳng định phương châm 16 chữ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương laiọ và tinh thần 4 tốt láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt. Trò 2 mặt của Trung Cộng vẫn diễn ra. một mặt thì vẫn xúc tiến thương thảo ngoại giao, nhưng một mặt thì vẫn có những ngôn ngữ hết sức chính thống, kiểu như tướng Trung Cộng Bành Quang Kiêm, phó Tổng thư ký Ủy ban chính sách an ninh quốc gia, tuyên bố sẽ dạy thêm cho Việt Nam một bài học.

Những người theo dõi thời sự ở Việt Nam đều nhìn thấy rõ cuộc trở cờ của ông Trương Tấn Sang, sau khi bí mật tổ chức tin tức cho báo chí tấn công mạnh mẽ vào Thủ tướng qua vụ Vinashin, đã sớm nhận ra rằng phải đổi phe mới có thể tồn tại. Và cuối cùng Nguyễn Phú Trọng lại cô đơn hơn nữa. Trọng là người được cho rằng là nhân vật thân Trung Cộng trong bộ ba Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh, đã im lặng không nó một lời nào trong đợt phản ứng của cả nước về vụ xâm lấn của Trung Cộng, nay lại phải đảm nhiệm vai trò báo cáo tình hình nội bộ và thương thuyết về số phận của Việt Trung cũng như số phận của chính mình. Là bạn hay sẽ là thù, tiếp tục là chư hầu hay sẽ là đối đầu, kết quả này sẽ phải được bộc lộ vào tháng 7 này.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}