PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: Người dân Việt Nam quá mệt mỏi với nền giáo dục trì trệ

@ 11 July 2011 11:01 PM
Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ Việt Nam, thông tín viên SBTN từ trong nước gởi ra bản tin về tình trạng giáo dục trì trệ tại Việt Nam làm cho người dân hết sức mệt mỏi. Mời quý vị cùng theo dõi trong phóng sự ngắn sau đây (video insert)…

Những ngày đầu tháng 7 này, khoảng hơn 600.000 thanh niên đang bước vào các kỳ thi đại học, cao đẳng tại Việt Nam. Những cảnh tượng vất vả của phụ huy lại tái diễn. Bên cạnh đó, mỗi mùa thi, là mỗi lần hồi hộp của người dân đón chờ xem các kết quả và đề thi có công minh, có xác đáng hay không. Giữa những rộn rịp như vậy, năm nay, tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều ý kiến chỉ trích nền giáo dục và cách thi cử của chế độ ngụy quyền Cộng sản Việt Nam. Một trong trong ý kiến chủ chốt hiện nay, là sự phê bình của tiến sĩ, giáo sư Văn Như Cương tại Hà Nội. Ông Cương mới đây đã làm cho Bộ giáo dục Hà Nội một phen bối rối khi xác định rằng hệ thống thi cử của Việt Nam bây giờ, cần phải được cáo chung.

Là một nhà giáo, ông Cương xốn xang mỗi năm chứng kiến cảnh học trò và phụ huynh đến hẹn lại lên mệt mỏi lai kinh ứng thí. Học trò thì căng thẳng, cha mẹ thì lo âu, vạ vật giữa trời nắng nóng mùa hè. Chỉ trích về lối tập trung thi cử này, ông Cương cho rằng thật bất lợi khi quá nhiều thiếu niên phải đổ về một số thành phố lớn trong cùng một thời gian để dự thi. Các học sinh này lại chỉ mới lớn 18 hoặc 19 tuổi nên gia đình không an tâm để con đi thi một mình. Thế là cứ đến mùa thi hầu như cả xã hội đều tất bật và căng thẳng trong những ngày nắng nóng. Nhưng dó không phải là tất cả. Cùng với ý kiến của nhiều người khác, hầu hết mọi người đều nhận thấy hệ thống thi cử và giáo dục ở Việt Nam đang quá xa rời thực tế. Trong khi các nhà lãnh đạo cứ tuyên truyền và kêu gọi những ngân sách khổng lồ cho ngành giáo dục, thì phẩm chất dạy và học ở Việt Nam đang mỗi lúc một sút kém.

So sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam đang tụt hậu đến mức khó ngờ, đặc biệt khi so sánh với chỉ số phát triển kinh tế mà thủ tướng Cộng sản Nguyễn Tấn Dũng vẫn huyênh hoang. Nhiều phụ huynh cho biết, họ hết sức chán ngán nền giáo dục trong nước hiện nay, nhưng nếu không cho con đi học thì không biết làm gì khác hơn. Sự học ngày nay cũng tương tự như một hành động hình thức, có học vẫn cứ hơn không. Vừa cho con học, các gia đình vừa cầu mong phẩm chất bậc đại học nhanh chóng được thay đổi, càng ngày càng bớt tệ hại hơn. Giáo dục bậc đại học của kém đã đành, nay lại còn bị thương mãi hóa đến cùng cực. Nghịch lý là ngày càng có nhiều trường đại học, cao đẳng mọc lên. Nếu chạy qua các điểm thi đại học hiện nay sẽ bắt gặp những lời mời chào học đại học nhiều như châu chấu, nhưng không ai biết phẩm chất giáo dục đào tạo ra sao.

Ðể kiếm tiền từ sinh viên, người chứng kiến các hiện tượng tranh giành sinh viên của các trường đại học; cụ thể có học sinh nhận được hàng chục giấy báo nhập trường, thậm chí có học sinh trượt tốt nghiệp phổ thông vẫn nhận được giấy báo… trúng tuyển đại học, cao đẳng. Mọi thứ chỉ để gọi mời đóng tiền vào học ở các trường như vậy, bất chấp khả năng của sinh viên ra sao. Các trường công thì ra mặt tuyển rất gắt gao, nhằm đẩy vô số thí sinh ra ngoài, buộc họ phải đóng tiền vào các đại học tư nhân ăn chia với Nhà nước. Giáo sư Văn Như Cương cho biết dù có vẻ rầm rộ tiếp nhận nhưng hệ thống đại học công lập của Việt Nam chỉ tiếp nhận khoảng 15% số người dự thi hàng năm.

Hầu như bất kỳ các nàh giáo dục nào của Việt Nam cũng bày tỏ sư khó chịu về cách trì trệ c của hệ thống thi cử và giáo dục nhưng cũng không biết kêu đường nào. Ý kiến chung là việc rầm rộ thi cử đầy hình thức nhưng thiếu nội dung đó làm nặng nề tâm lý khoa bảng, khiến thế hệ trẻ chỉ thích làm sao để có được văn bằng, danh hiệu, nhưng giá trị thực hất thì mỗi lúc một rỗng tuếch. Cuối cùng điều tai hại nhất là Việt Nam chỉ có những thế hệ trí thức giả hiệu và kém cỏi, không thể sánh cùng với thời đại.(SBTN)

{nl}{nl}