BIỂN ÐÔNG NỔI BẬT TRONG CHUYẾN ÐI TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG MỸ TẠI BẮC KINH

@ 11 July 2011 11:25 PM
Tin Bắc Kinh - Tổng tham mưu trưởng Liên Quân Mỹ là Ðô Ðốc Mike Mullen đã đến Bắc Kinh vào ngày hôm qua, bắt đầu cuộc thăm viếng 5 ngày để trả lễ cuộc thăm viếng của Tướng Trần Bỉnh Ðức, tham mưu trưởng quân đội Trung Cộng hồi tháng 5 vừa qua. Bề ngoài là đáp lễ, nhưng trong thực tế, giới chuyên gia phân tích tin rằng nội dung nổi bật trong cuộc thảo luận của ông Mullen ở Bắc Kinh là sự căng thẳng về tranh chấp biển Ðông giữa Trung Cộng với các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam và Phi Luật Tân. Chuyến thăm viếng diễn ra cùng với thời gian chiến hạm của Mỹ, Nhật và Úc mở cuộc tập luyện hỗn hợp ngay trên biển Ðông, ngoài khơi Brunei, hành động có thể làm Bắc Kinh tức giận vì họ tuyên bố chủ quyền gần hết biển Ðông.

Cách đây 4 năm Mỹ từng tập luyện hải quân với 2 nước khác cùng một lúc, nhưng chưa hề tổ chức ở biển Ðông. Bộ Quốc Phòng Mỹ cố làm cho cảm tưởng của cuộc tập luyện được hiểu là nhỏ bé, ở cấp độ thấp cũng như thanh minh là không gửi tín hiệu gì cho Trung Cộng. Ngay trước khi cuộc tập luyện 3 nước được loan báo, giới ngoại giao ở Bắc Kinh tin rằng vấn đề biển Ðông bao trùm chuyến đi của ông Mullen. Ông là tham mưu trưởng Liên Quân của Hoa Kỳ đến Bắc Kinh lần đầu kể từ năm 2004 đến nay. Hồi tháng Giêng, Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates tới Bắc Kinh thì nước này cho quảng bá tin tức thử máy bay tàng hình J-20. Tướng Trần Bỉnh Ðức đến Hoa Thịnh Ðốn mang theo thông điệp bảo đảm là Bắc Kinh không tượng trưng cho một đe dọa quân sự nào cho Mỹ.

Ông Mullen cũng mang theo một thông điệp tương tự khi ông sẽ thăm một số cơ sở quân sự, gặp các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Trung Cộng, gồm cả Chủ tịch Hồ Cẩm Ðào và Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, người kẻ dự trù sẽ lên thay ông Ðào, theo giới quan sát thời sự. Dù hai bên đang cố gàn gắn mối quan hệ bị phá hỏng vì vụ Mỹ bán võ khí cho Ðài Loan, tranh chấp biển Ðông dấy lên khá ồn ào trong năm nay. Ngoài thủy sản phong phú, trữ lượng dầu khí tin rằng vô cùng lớn lao nằm dưới lòng biển là cái gốc của vấn đề. Nhiều nước tranh chấp, trong đó có Việt Nam muốn lực lượng Mỹ hiện diện mạnh hơn trên biển Ðông. Nhiều nhà chính trị ở Hoa Thịnh Ðốn cũng hối thúc chính phủ có thái độ tích cực hơn để chống lại chủ trương bá quyền nước lớn của Bắc Kinh trong khu vực. Về phía Bắc Kinh, họ luôn luôn chống đối lại sự can thiệp của Mỹ ở biển Ðông cũng như chống lại đa phương hóa các cuộc hòa đàm giải quyết tranh chấp.

Năm nay tranh chấp biển Ðông nóng hẳn lên sau các vụ tàu Trung Cộng bắn dọa tàu đánh cá, cản tàu thăm dò dầu khí của Phi. Ðồng thời, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí và ngăn cản ngư dân Việt Nam đánh cá. Ðặc biệt, các vụ cắt cáp xảy ra ở sâu bên trong phạm vi đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, theo qui định của Công Ước Quốc Tế về Luật Biển 1982 mà Trung Cộng và Việt Nam đều là thành viên. Phi tố cáo tàu Trung Cộng xâm phạm hải phận của Phi 9 lần những tháng gần đây. Không thấy Hà Nội đưa ra các con số thống kê nhưng ít nhất, thấy có hai lần cắt cáp cuối tháng 5 sang đầu tháng 6 và rất nhiều tàu đánh cá Trung Cộng đánh bắt hải sản sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.(SBTN)

{nl}{nl}