PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: VIỆT NAM VẪN CÒN HÀNG TRĂM CÂY CẦU ÐẦY NGUY HIỂM CHO DÂN CƯ

@ 31 July 2011 06:26 AM
Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ trong nước, thông tín viên SB-TN gửi ra bản tin về tình trạng hàng trăm cây cầu đầy nguy hiểm cho dân chúng ở Việt Nam, mời quý vị cùng theo dõi trong bản tin sau đây (video insert)

Bất chấp những chỉ số phát triển lạc quan và hào hùng của Thủ tướng ngụy quyền Cộng sản Việt Nam đưa ra, đời sống của người dân Việt Nam vẫn ở mức cùng cực khó tin. Một trong những thảm cảnh đó là việc các khu dân cư hẻo lánh vẫn phải chịu đựng cuộc sống chung với các cay cầu đầy hiểm nguy mà chưa hề có sự quan tâm nào của nhà nước. Cây cầu treo ở thôn Ba Cẳng Khánh Hiệp, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa là một trong những ví dụ rõ ràng, mà quý vị đang chứng kiến từ những hình ảnh trên đây. Cầu này được làm từ năm 1991. Cầu chỉ là một sự lắp ghép yếu ớt, lưa thưa, nhỏ hẹp, chênh vênh, như một tấm lưới treo trên miệng Hà Bá. Biết qua cầu là nguy hiểm nhưng hàng ngày người dân thôn Ba Cẳng vẫn bất chấp mạng sống mà di chuyển trên chiếc cầu này, bởi đây là cách giúp họ có thể qua bên kia bờ sông lao động và mưu sinh. Mặt cầu treo Ba Cẳng chỉ là những cành cây lồ ô, các cây gỗ nhỏ đan lưa thưa qua những sợi dây thép được buộc ở hai gốc cây căng qua sông Chò. Do làm thủ công nên bà con phải thường xuyên sửa chữa bằng cách tự thay những cành cây mới vào những chỗ mặt cầu bị gãy, mục.

Thời điểm này nhiều điểm trên mặt cầu đã trống hoác. Người dân nói họ lại sắp phải sửa chữa lại. Ông Cao Minh Tuấn, Chủ tịch xã Khánh Hiệp, chia sẻ: Bản thân ông chứng kiến cảnh bà con qua cầu trong sự nguy hiểm đến tính mạng cũng rất lo lắng. Họ rất mong muốn có được một cây cầu khác chắc chắn hơn, an toàn hơn. Tuy nhiên kinh phí của xã không đủ để xây dựng một cây cầu khác. Ði cầu này, nhiều tai nạn đã xảy ra, nặng thì gãy xương sườn, nhẹ thì gãy tay, gãy chânà nhưng bà con cũng phải chấp nhận chứ biết đi đường nào. Thôn Ba Cẳng có 194 hộ, hầu hết thuộc dân tộc thiểu số như Raglai, Êđê, Tày, Nùng, Tơrin. Cây cầu này với họ đi mãi thành quen, chứ người lạ tới đây nhìn qua thôi đã rợn tóc gáy. Còn rất nhiều những cây cầu như vậy, đặc biệt là ở vùng Tây nguyên. Giống như cầu ở thôn Ba cẳng, mỗi ngày có hàng trăm lượt người qua lại, hai cây cầu treo sơ sài ở huyện Chư Pah và Mang Yang Gia Lai. Cầu treo nối hai làng Kon Sơ Lăl và Kon Măh, xã Hà Tây, huyện Chư Pah tồn tại từ nhiều năm nay. Gọi là cầu nhưng thực chất, đó chỉ là những đoạn dây sắt dài được đan sơ sài, giữ cố định hai đầu trên suối Ðăk Pơ Tâng, bên dưới lát bằng nhiều tấm ván để đi lại với độ dài khoảng hơn 25m. Hai bên thành cầu là những đoạn ôràoọ chắn bằng những thanh sắt mỏng manh.

Mỗi ngày có hàng trăm lượt người qua lại trên cây cầu chênh vênh này. Nguy hiểm hơn, nhiều trẻ em thường chọn cầu treo làm chỗ vui đùa. Nhiều đứa trẻ chạy đuổi bắt trên cầu mà dường như chẳng hề ý thức mối nguy hiểm đang lơ lửng trên đầu. Khi thông tín viên của SBTN tìm cách liên lạc với Sở Giao thông vận tải Gia Lai, thì được trả lời đơn giản là hai cây cầu treo trên không có trong danh sách quản lý do đó họ không có trách nhiệm cảnh báo nguy hiểm nào từ phía cơ quan hữu trách cũng như sẽ không có có chuyện nhà nước đầu tư nâng cấp để bảo đảm an toàn.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}