PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: TRẺ EM VÀ HÀNH TRÌNH NỘ LỆ TRỒNG CẦN SA

@ 6 August 2011 10:09 AM
{nl}Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra bản tin về tình trạng trẻ em bị bắt làm nô lệ trồng cần sa ở trong nước, mời quý vị cùng theo dõi trong bản tin sau đây (video 3 phút):

Tiếp theo những tin tức mà thông tìn viên SBTN ở Việt Nam đã loan về tình hình trẻ em bị bán đi làm nô lệ ở Trung Cộng, hôm nay chúng xin gửi đến quý vị những hình ảnh và tin tức mới khám phá về nạn trẻ em bị bán đi làm nô lệ trồng cần sa ở Anh Quốc. Những hình ảnh mà quý vị đang theo dõi, được trích từ thiên phóng sự đặc biệt của phóng viên Mei Ling McNamara thực hiện cho đài truyền hình Al Jazeera, nói về bạn buôn bán trẻ em từ Việt Nam sang Anh để trồng cần sa. Cuộc điều a này cũng tiết lộ thêm một khía cạnh khác về cách thức trẻ em Việt Nam bị ép buộc làm việc bí mật trong lĩnh vực buôn bán cần sa đang phát triển, bị giữ làm con tin do nợ nần và nghèo đói, thường bị khởi tố như những tên tội phạm chứ không phải như những nạn nhân của tệ nạn buôn người khi bị lật tẩy.

Theo tin tức cho biết từ năm 2004, cảnh sát Anh Quốc đã có một phát giác về hoạt động này, rằng trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam đang bị đưa lậu đi khắp thế giới để làm việc như những nô lệ trong các trang trại. Ðáng chú ý là các nhóm tội phạm người Việt Nam làm chủ rất nhiều trang trại trồng cần sa trái phép ở Anh và thường sử dụng trẻ nhỏ dễ bị bóc lột vì gia đình các em bị nợ nần của những người cho vay ở quê nhà, làm việc trong một chu trình sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về ma túy trên đường phố Anh ngày càng gia tăng. Các trang trại trồng cần sa mang lại lợi nhuận khổng lồ, nhưng lợi nhuận sẽ ít nếu tiền bạc bị tiêu phí vào các cơ sở [trồng cần sa] hoặc cải thiện điều kiện làm việc vất vả của các em diễn ra trong các cư gia hoặc khu công nghiệp, các hoạt động này có thể liên quan tới hàng nghìn cây cần sa trồng trong nhà. Cả trai lẫn gái một số chỉ mới 13 tuổi, nhiều em chưa quá 16 tuổi, bị buộc phải làm việc như những người làm vườn, bị nhốt giữ bên trong các tòa nhà, 24 giờ mỗi ngày, chăm sóc và tưới nước cho cần sa đằng sau những cửa sổ đen sẫm không hề thông gió. Ăn, ngủ và làm việc dưới những ngọn đèn nhiệt và phơi nhiễm hóa chất độc hại hàng ngày, các em luôn gặp rủi ro về hỏa hoạn và điện giật. Và lúc nào bọn trẻ cũng phải đối mặt với bạo lực, hăm dọa và nạn bòn rút từ những thành viên băng nhóm, những kẻ kiên quyết vắt kiệt mọi thứ cho đến ngày các món nợ được trả nếu như có ngày đó.

Nhưng khi cảnh sát phát giác và tấn công những khu nhà đó, và các vụ tập kích như vậy ngày càng thường xuyên, thì hoàn cảnh khốn khổ của những con người trẻ tuổi đó cũng còn lâu mới kết thúc. Không những thế, các em còn bị đối xử như phạm nhân ma túy, thay vì như nạn nhân bị buôn người. Trẻ em Việt Nam hiện là nhóm trẻ lớn nhất đang bị đưa lậu vào Anh để bóc lột trong việc trồng cần sa. Theo Trung tâm Bảo vệ và Chống bóc lột trẻ em trên mạng của chính phủ Anh CEOP, mỗi năm có gần 300 em bị đưa vào nước này, và gần một phần tư kết thúc hành trình ở các trang trại cần sa. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước nghèo nhất ở Ðông Nam Á, và đất nước này phụ thuộc nặng nề vào số tiền 2 tỷ mỹ kim do lao động người Việt ở nước ngoài gửi về.

Năm ngoái, gần 100,000 người đã ra nước ngoài làm việc. Ở Việt Nam, những kẻ buôn người thường đội lốt là những người mối giới cho thị trường lao động xuất cảng, nhắm tới những trẻ nhỏ đơn độc hoặc các gia đình dễ bị tổn thương đang sống trong nghèo đói. Chúng đưa ra những lời hứa suông về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho một đứa trẻ ở Anh, với cơ hội về giáo dục và việc làm cho trẻ nhỏ để các em có thể hỗ trợ mình hoặc cho người thân ở quê nhà. Một món nợ thường được đặt lên vai một đứa trẻ hoặc gia đình chúng, được thế chấp bằng sổ đỏ, tức giấy sở hữu nhà của người thân. Người ta đặt câu hỏi là vì sao lại là trẻ em trong công việc này, câu trả lời là vì các em ít có thể bị bắt so với người lớn hoặc các em có thể sống trong những ngôi nhà đóng chặt và có thể bị bóc lột trở lại một cách dễ dàng.(SBTN)