PHÓNG SỰ TỪ VIỆT NAM: Việt Cộng Chuyên Ăn Cắp Bản Quyền

@ 12 September 2011 04:05 AM
{nl} Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ Việt Nam, là bản tin về "Việt Nam bị tố cáo đứng hàng đầu trong việc ăn cắp bản quyền " kính mời quý vị cùng theo dõi bài phóng sự (video insert)

Là một trong những quốc gia cách đây 5 năm, chỉ là hạng thứ không đáng kể trong việc xâm phạm bản quyền trí tuệ và sản phẩm, hôm nay, Việt Nam chính thức bị tố cáo là một trong 3 quốc gia hàng đầu ăn cắp bản quyền sản phẩm và trí tuệ ở mức đáng sợ. Những hình ảnh dưới đây, giới thiệu các cuộc truy bắt bản quyền giải trí CD và DVD, bao gồm bị thiệt hại nặng nề có các trung tâm giải trí của người Việt hải ngoại như Trung tâm Asia, Thúy nga Paris, Vân Sơn…v.v Theo khảo sát của Liên minh Nhu liệu Doanh nghiệp quốc tế, gọi tắt là BSA, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc và Nigeria trên danh sách các quốc gia vi phạm bản quyền về nhu liệu máy tính nhiều nhất trên thế giới, với tỷ lệ 76%.

Kết quả khảo sát trên 15.000 người sử dụng tại 32 quốc gia cho thấy Trung Quốc dẫn đầu các nước vi phạm bản quyền nhu liệu, với tỷ lệ vi phạm là 86%. Ðứng nhì là Nigeria, 81%. Vi phạm bản quyền nhu liệu tức sử dụng lậu các nhu liệu về âm nhạc, phim ảnh, cũng như các nhu liệu về ứng dụng máy tính và các hệ thống vận hành máy tính... Các nhu liệu này thường được tải xuống từ các trang web ở những quốc gia không tôn trọng các giấy phép về quyền sử dụng nhu liệu và bản quyền tác phẩm.

Khảo sát của BSA cũng phát giác ra rằng đa số người sử dụng máy tính ở các nước đang phát triển thường sử dụng bất hợp pháp các nhu liệu bằng nhiều hình thức khác nhau như dùng các sản phẩm copy lậu hoặc chỉ mua một bản gốc và cài cho nhiều máy tính sử dụng.

Riêng tại Việt Nam, ngay cả các cơ quan công quyền của nhà nước Cộng sản Việt nam cũng sử dụng các nhu liệu - hay còn gọi là nhu liệu bất hợp pháp của các công ty như Apple hay Microsoft. Theo tính toán của BSA, giá trị thương mại của nhu liệu vi phạm bản quyền ở Việt Nam (số tiền người sử dụng dành để mua nhu liệu vi phạm bản quyền) lại tăng mạnh lên 412 triệu Mỹ kim, trong khi năm 2009 chỉ là 353 triệu Mỹ kim, năm 2008 là 257 triệu, 2008 là 200 triệu và 2007 là 96 triệu Mỹ kim. Ông Ðào Anh Tuấn, người phát ngôn của BSA tại Việt Nam, nói với thông tín viên SBTN ở Sài Gòn rằng nếu Việt Nam muốn đạt được mục tiêu trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin thì cần giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền xuống mức trung bình của khu vực hiện là 60%. Việc giảm tỷ lệ phạm bản quyền không chỉ thúc đẩy ngành nhu liệu của Việt Nam vốn đang thoi thóp mà không những vậy, còn góp phần tăng nguồn thu thuế cũng như việc làm nội địa.

Tuy nhiên, nói chuyện với thông tín viên SBTN tại Việt Nam, ông Nguyễn Long, Tổng thư ký hội Tin học Việt Nam lại nói rằng những con số thống kê của BSA tại Việt Nam chưa bao quát hết, trên thực tế, sự xâm phạm còn lớn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, sách vở cũng là thứ bị xâm phạm đáng kinh ngạc. Theo thống kê của khối liên minh quốc tế về sở hữu trí tuệ Internatinal Intellectual Property Alliance (IIPA) thì các nhà xuất bản nước ngoài mới chỉ cấp phép lưu hành ở Việt Nam chưa đến 100 đầu sách nhưng trên thị trường hiện có tới hàng chục ngàn đầu sách trôi nổi, với đủ thể loại, nhiều nhất là sách ngoại ngữ, sách tham khảo, giáo trình, từ điển… Thiệt hại này, có thể lên tới hàng chục triệu Mỹ kim.

Tuy nhiên, có những nhận định cho rằng bản thân việc bao che cho các hệ thống xâm phạm bản quyền ở Việt Nam là phần lớn cho hệ thống nhà nước không quyết tâm cũng như các cá nhân, cơ quan hữu trách thanh tra đã nhận hối lộ nên nhắm mắt làm ngơ.(SBTN)