PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: VIỆT NAM ÐANG Ở GIAI ÐOẠN KHÓ KHĂN VỀ NHIỀU MẶT

@ 8 October 2011 04:07 AM
Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ trong nước, thông tín viên SB-TN gửi ra bản tin về những khó khăn mà Việt Nam đang phải đối diện,...  (video insert)

Cho đến ngày hôm nay lũ lụt ở Ðồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đã giết chết 18 người và nhấn chìm trên 20.000 căn nhà. Khoảng 5000 hecta lúa đã bị mất trắng trong khi nước lũ đang đe dọa tiếp gần 100,000 hecta nữa, theo số liệu của Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc OCHA. Tổng cộng 7 tỉnh trong vùng đã bị ảnh hưởng, bao gồm An Giang, Ðồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Tiền Giang và Vĩnh Long. Người ta tin rằng nạn đói, khó khăn về tái thiết, giáo dục sẽ là một gánh nặng vô cùng cho xã hội Việt Nam lúc này. Tại tỉnh bị ảnh hưởng nặng nhất là An Giang, hàng ngàn binh lính đã được đưa tới để gia cố các con đê và di tản dân đến các vùng đất cao.

Lũ lụt năm nay lớn hơn so với dự báo của nhà nước và ảnh hưởng trầm trọng đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh, theo lời một cán bộ thuộc cơ quan phòng chống lụt bão tỉnh An Giang nói. Còn ở tỉnh Ðồng Tháp, chỉ tính riêng thiệt hại mùa màng đã lên đến 2,7 triệu Mỹ kim, theo số liệu đưa trên nhật báo tiếng Anh Việt Nam News. Tổ chức nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF và các tổ chức phi chính phủ đối tác đang tiến hành đánh giá nhanh tình hình thiệt hại ở Ðồng bằng sông Cửu Long. Những kết quả ban đầu cho thấy các tỉnh ảnh hưởng đang cần trợ giúp về y tế và vệ sinh. Ðại diện của Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ đối tác sẽ tham vấn với Hà Nội để quyết định trong một vài ngày tới là liệu có yêu cầu OCHA trợ giúp tài chính hay không.

Giới chuyên gia cho biết lũ lụt còn kéo dài hơn một tuần nữa, tuy nhiên cho đến giờ phút này những tuyến đê ở vùng chịu lũ lụt đã yếu ớt đến mức đáng lo sợ. Ðê bao ở đồng bằng Sông Cửu Long không kiên cố như ở miền Bắc mà chỉ là đất mới đắp. Do đó khi bị nước ngấm dài ngày kết hợp với tác động của mưa tại chỗ, ắt sẽ xảy ra tình trạng sụt lún, lỡ vỡ. Với tình hình lũ lụt còn kéo dài, từ giờ đến giữa tháng 10, dự trù còn nhiều tuyến đê bao trên địa bàn bị vỡ. Việc học hành của trẻ em cũng bị ảnh hưởng. Riêng tại An Giang, đã có hơn 5000 học sinh phải nghỉ học vì lũ lụt, nhằm bảo đảm an toàn tính mạng.

Trong khi đó nền kinh tế Việt Nam cũng đang đước trước cảnh báo về một sự sụp đổ hàng loạt các doanh nghiệp, dẫn đến rối loạn mọi mặt. Theo kết quả khảo sát trên toàn quốc của Bộ Kế hoạch và Ðầu Tư Cộng sản Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm nay đã có 48,700 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể hoặc dừng nộp thuế nhưng chưa chính thức giải thể. So với năm ngoái thì số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động tăng gần 22%. Tình hình sản xuất của Việt Nam năm nay khó khăn hơn các năm trước nhiều: nạn lạm phát tăng cao, lãi suất đi vay liên tục kịch trần, năng lực cạnh tranh tụt hạng, niềm tin của người dân giảm sút và mới đây Hà Nội cũng phải điều chỉnh lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm xuống dưới 6%.

Những khó khăn này cộng với chính sách tiền tệ thắt chặt, khiến việc đi vay vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp sản xuất gần như không thể, vì thế việc phải ngừng kinh doanh là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, nỗi lo về một cuộc chiến tranh trên biển với Trung cộng đang lan rộng trong tâm lý dân chúng. Quả chưa bao giờ đảng Cộng sản Việt Nam lại đứng trước một bối cảnh đen tối toàn diện như vậy.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}