PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ TRONG NƯỚC: NGƯỜI VIỆT LO NGẠI TRƯỚC VĂN HÓA ỨNG XỬ CỘNG ÐỒNG

@ 26 October 2011 09:09 PM
Hôm nay trong phóng sự đặc biệt từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN gửi ra bản tin về người Việt trong nước lo ngại về phương cách ứng xử cộng đồng càng ngày càng tồi tệ, mời quý vị cùng theo dõi trong bản tin... (video insert).

Chỉ trong 1 tuần lễ, người Việt Nam chứng kiến 2 câu chuyện liên quan đến văn hóa ứng xử cộng đồng, đặc biệt là đối với hành khách xe bus, và những câu chuyện này dấy lên một làn sóng chất vấn các giá trị đạo đức xuống cấp của người Việt Nam nói chung. Trong ảnh là câu chuyện một thanh niên đi quá tuyến xe bus xin được cho xuống, nhưng tài xế và người phụ lái bắt hành khách này phải quỳ lạy mới cho xuống xe.

Trước đó là chuyện một công nhân nghèo bị móc túi trên xe bus và lớn tiếng van xin rất lâ để xin lại giấy tờ nhưng không nhận dược trả lời nào. Rất nhiều người khó chịu trước những điều khác thường trong văn hóa ứng xử cộng đồng của người Việt, và cho rằmg đến lúc cần phải xét lại các thang bậc đạo đức mà hệ thống giáo dục đã thực hiện với con người như thế nào. Ðặc biệt sự việc lái, phụ xe buýt chạy tuyến 34 chạy Mỹ Ðình đến Gia Lâm đã đánh chửi, bắt hành khách phải quỳ xin mở cửa khi đòi xuống xe, đã thổi bùng lên ngọn lửa bất mãn vốn âm ỉ bấy lâu của người dân đối với loại phương tiện công cộng này. Một người cho rằng đó là hành động côn đồ, không thể chấp nhận được, vụ việc xảy ra khiến mọi người rất bất bình. Ðây là hành vi vô văn hoá, đề nghị các cơ quan hữu trách phải xử nghiêm, thậm chí đưa ra truy tố trước pháp luật, theo lời Nguyễn Minh Hạnh là Sinh viên năm 4, Ðại học Bách khoa Hà Nội cho biết. Cả 2 câu chuyện kỳ quái về văn minh xe bus này đều diễn ra ở Hà Nội, và làm cho người Việt nói chung lẫn người Hà Nội nói riêng cảm thấy xấu hổ và tức giận.

Cô Lê Thị Liên Sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Ðức cho biết cô hết sức bất bình việc tài xế lẫn phụ xe trong việc bắt hành khách phải quỳ xuống van xin. Liên cũng cho biết dù gặp nhiều tài xế hay phụ xe có thái độ không tốt, hay bỏ bến o ép hành khách khi lên xuống nhưng không thể tin nổi việc tài xế hay phụ xe lại có thể đối xử tệ với khách hàng như vậy. Cô cho rằng phải đuổi việc và truy tố những kẻ này. Là một người thường xuyên sử dụng xe buýt để đi lại, bà Hồ Thanh Quỳnh Linh Ðàm ở Hà Nội cũng tỏ ra bất bình và cho rằng đây là hành vi vô văn hoá, phạm pháp. Theo lời bà, đây không phải là sự việc đầu tiên, trước đó bà từng chứng kiến cảnh phụ xe đạp thẳng vào mặt hành khách khi người này đang chuẩn bị lên xe.

Chung quan điểm phải xử phạt nghiêm tài xế lẫn phụ xe trong vụ việc, ông Nguyễn Văn Viết Vĩnh Phúc, công tác ở Hà Nội lên tiếng phản đối và nói hành động làm nhục, đánh người là vi phạm pháp luật, nên phải được xử theo pháp luật. Yêu cầu lãnh đạo công ty xe buýt phải có lời xin lỗi đầu tiên đến nạn nhân qua các phương tiện thông tin đại chúng, lời xin lỗi đó phải gắn liền với trách nhiệm. Theo ông Viết, việc một người đi sai địa điểm là hết sức bình thường, nhân viên xe buýt cần hướng dẫn cho khách tử tế, chứ sao lại có thể làm nhục và hành hung người ta như vậy được. Dư luận người Việt phản ứng mạnh, khiến cho Phó giám đốc Xí nghiệp xe điện Hà Nội Trần Quốc Quân phải lên tiếng, nói đã đình chỉ công tác đối với tài xế Ðỗ Hữu Long và nhân viên bán vé Nguyễn Chí Thanh làm việc trên xe buýt số 34.

Tuy nhiên ở nhiều nơi, đa số người dân cho rằng mức phạt đó còn quá nhẹ, phải đưa ra truy tố trước pháp luật để răn đe những tài xế và phụ xe khác. Xe bus được coi là phương tiện di chuyển dành cho người nghèo ở Việt Nam, lâu nay vẫn phải chịu nhiều nhiều điều trái khoáy. Nhưng quan trọng nhất, cách ứng xử thô bạo và thiếu tình người tương tự như ở Trung Cộng, đang làm cho dân chúng lo sợ cho môi trường văn hóa sống của mình.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}