PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: VẪN CÒN NHIỀU NGƯỜI VIỆT PHẢI BÁN MÁU ÐỂ SỐNG CÒN MỖI NGÀY

@ 29 October 2011 05:42 AM
Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN gửi ra bản tin về tình trạng những người nghèo phải bán máu mỗi ngày để sống còn, mời quý vị cùng theo dõi trong bản tin… (video insert)

Những hình ảnh mà quý vị đang xem là câu chuyện của một đôi vợ chồng già, nghèo khổ ở Sài Gòn. Ðể có tiền trả viện phí cho vợ là bà Màn Cún Mùi 54 tuổi hiện đang trị bệnh ở bệnh viện Chợ Rẫy Sài Gòn, ông Tìm Sau Nà 61 tuổi đã nhiều lần bán máu của mình. Song số tiền ít ỏi ấy không thấm tháp vào đâu so với khoản viện phí khổng lồ mà vợ ông phải điều trị hằng ngày. Bà Mùi bị bướu não, suy tim, cường giáp và lở loét khắp người. Bệnh viện điều trị cầm chừng vì gia đình ông Nà quá nghèo, không có đủ chi phí. Căn nhà của 2 vợ chồng đáng thương này cùng đứa con gái 16 tuổi cư ngụ rộng chưa đến 8 thước vuông, nằm ở tổ 281, khu phố 25, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, Sài Gòn, nếu bán được căn nhà này, có lẽ ông Nà đã bán đi để chữa bệnh cho vợ mình.

Tiếc thay điều đó cũng không thể thực hiện được. Vì vậy, nhiều lần ông Nà đã phải bán máu để lấy tiền truyền dịch, mua thuốc cho vợ, nhưng tất cả chỉ là niềm tuyệt vọng vì s61 tiền phải chữa cho bà Mùi rất lớn so với lợi tức của ông. Số phận của đôi vợ chồng nghèo này phải bán máu để sống còn, không phải là chuyện quá đặc biệt, mới đây theo khám phá của các phóng viên trong nước, ở Hà Nội có cả một làng chuyên bán máu để đắp đổi qua ngày. Họ là những Người Nam Ðịnh, người Hải Dương, rồi nhà kia ở Thanh Hóa, nhà này ở Thái Bìnhà tất cả họ đến từ khắp mọi nơi nhưng cùng sinh sống ở ven bờ sông Ðáy đoạn thành phố Phủ Lý Hà Nam.

Mỗi con người, mỗi gia đình có một hoàn cảnh khác nhau nhưng chung lại họ đều có cuộc sống chật vật, khó khăn, phải bán xới khỏi quê cha đất tổ để kiếm kế sinh nhai trên những chiếc thuyền trôi nổi. Trẻ con không có giấy khai sinh, người lớn cũng chẳng có chứng minh thư, gia đình cũng không có sổ hộ khẩu, cuộc đời của họ cứ dập dềnh cùng con sóng, ngọn gió trên dòng sống. Ðể tồn tại, họ làm đủ nghề, trẻ con nhặt rác đánh giày, người lớn làm chài lưới, cửu vạn. Nhưng dù cố gắng vắt sức mình đến bao nhiêu, cuộc sống của những con người ở xóm chài nhỏ này vẫn lay lắt, dè dặt. Và rồi để chống lại cái đói cái rách, những con người ở xóm chài này đã phải bán đi những giọt máu từ cơ thể mình để tồn tại giữa xã hội hiện đại và đầy khắc nghiệt.? Ở làng bán máu này, nhà ít thì có một người, nhà nhiều thì hai, ba người. Có gia đình, cha đi bán máu, đến khi con lớn chẳng thể kiếm được việc làm cũng tìm đến bệnh viện, ghi danh bán máu để kiếm sống.

Người dân ở xóm chài Phù Vân bán máu ở khắp các nơi, từ bệnh viện tỉnh Hà Nam cho đến bệnh viện trung ương như Bạch Mai, Việt Ðức. Một số người còn lặn lội đến những tỉnh như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An. Có câu chuyện kể rằng một cụ già tên Xuân ở trong làng bán máu kiếm sống từ thời còn trẻ, vì tiền đi lượm rác chẳng đủ ăn. Cuộc đời của cụ Xuân cứ thế trôi qua với nghề chính là bán máu đổi lấy tiền. Nhưng rồi khi tuổi cao sức yếu, cụ Xuân đã không thể đi bán máu được nữa, cuộc sống của ông cụ lại đi vào chỗ bế tắc. Nhưng người ở xóm chài lúc đó đã tự bảo nhau mỗi người bớt chút ít khẩu phần ăn của gia đình để giúp đỡ cụ Xuân. Và rồi cho đến khi cụ qua đời, mọi người trong xóm cũng phải góp tiền để mua hương khói và lo an táng cho cụ. Ðây là một góc khác của xã hội Việt Nam, nơi mà ngụy quyền Cộng sản Việt Nam vẫn rêu rao về phồn thịnh và phát triển, nhưng người dân thì phải sống bằng chính những giọt máu của mình.(SBTN)

{nl}{nl}