TRUNG CỘNG GIÁN TIẾP ÐE DỌA TỔ HỢP DẦU KHÍ MỸ EXXON

@ 3 November 2011 08:41 PM
Tin tổng hợp - Ðúng như dự đoán, sau khi tổ hợp Mỹ Exxon Mobil loan báo phát giác mỏ dầu khí mới ngoài khơi miền Trung Việt Nam, Bắc Kinh đã lập tức lên tiếng cảnh cáo. Bộ Ngoại giao Trung Cộng hôm qua đã lại nêu lên quan điểm cố hữu là các công ty ngoại quốc không được quyền thăm dò và khai thác tại các vùng thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Theo hãng Reuters, trong buổi họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng Hồng Lỗi xác định trở lại điều được gọi là lập trường nhất quán của Bắc Kinh, theo đó Trung Cộng có chủ quyền không thể tranh cãi trên Biển Ðông, do đó các công ty nước ngoài nên tránh tham gia vào các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong hải phận có tranh chấp. Lời cảnh cáo các tổ hợp dầu khí ngoại quốc được đưa ra đúng một tuần sau khi Exxon Mobil loan báo là họ đã tìm thấy dầu khí ở ngoài khơi Ðà Nẵng, sau mũi khoan thứ hai tại một trong ba lô đã được Việt Nam cấp phép cho thăm dò dầu khí từ năm 2008. Theo Hà Nội, các lô mang ký hiệu 117, 118, và 119 giao cho Exxon Mobil thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, chiếu theo luật biển quốc tế. Thế nhưng khu vực này lại bị Bắc Kinh tranh chấp, dựa theo tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng trên hầu như toàn bộ hải phận Ðông, được thể hiện trong tấm bản đồ hình lưỡi bò do chính Trung Cộng đơn phương vẽ ra.

Trong buổi họp báo, ông Hồng Lỗi đã không trả lời thẳng câu hỏi là liệu Trung cộng có kế hoạch đòi Exxon Mobil rút khỏi thỏa thuận làm ăn với Việt Nam hay không, mà chỉ nói chung chung rằng Bắc Kinh hy vọng là các công ty nước ngoài không can dự vào công việc thăm dò và khai thác dầu khí tại các hải phận đang tranh chấp. Cổ phiếu Exxon Mobil giảm vào ngày hôm nay khi có tin này, Exxon Mobil tin rằng trữ lượng mỏ này có thể lên đến 5000 tỷ feet khối. Bắc Kinh đã nhiều lần đe dọa, quyền lợi của Exxon tại Trung Cộng có thể bị tổn hại nếu không tuân lệnh. ới đây, BP đã bán lại toàn bộ các phần hùn của họ trong các dự án khai thác ngoài khơi Việt Nam. Các vụ gây áp lực kể trên đã bị chính quyền Mỹ nhiều lần công khai phản đối nhân các cuộc điều trần ở Thượng viện Hoa Kỳ hay trên các diễn đàn an ninh quốc tế, xem đấy là những vụ vi phạm trắng trợn quyền tự do kinh doanh.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}