THỦY ÐIỆN MIỀN TRUNG KHÔNG THỂ CHỐNG LŨ LỤT

@ 15 November 2011 05:22 AM


Tin Huế - Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo chí, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện tài nguyên Nước và Môi trường ở Ðông Nam Á thú nhận rằng toàn bộ hồ chứa thủy điện ở miền Trung không đủ dung tích phòng lũ, không có nhiệm vụ chống lũ lụt cho vùng hạ du mà chỉ để khai thác và phát điện. Hầu như tất cả tỉnh miền Trung đều có công trình thủy điện khá lớn như Bản Vẽ Nghệ An, Rào Quán Quảng Trị, Bình Ðiền, Cổ Bi ở Thừa Thiên Huế. Vào trong nữa thì có A Vương, Sông Tranh 2, Ða Mi 4, Ðịnh Bình. Ðây là những công trình nằm trong quy hoạch của nhà nước, được Bộ Công thương phê duyệt.

Ngoài ra, do phân cấp quản lý nên các thủy điện nhỏ được huyện, xã đề nghị làm và có rất nhiều. Vì thế mới có thực tế là nhiều đập xen vào giữa những công trình thủy điện cấp trung ương. Ðầu tư công trình thủy điện nhỏ này đa số là tư nhân, vốn bỏ ra ít, mà hưởng lợi nhiều do làm dung tích hồ nhỏ, ngập ít, lợi dụng nước và cột nước các hồ ở thượng nguồn xả xuống. Số lượng các công trình thủy điện dày đặc trên một hệ thống sông gây nên nhiều rủi ro, nhất là nếu bị vỡ thì sẽ vỡ dây chuyền. Những năm gần đây, câu chuyện thủy điện xả lũ, người dân lãnh đủ liên tục diễn ra ở miền Trung. Nhân vật này thú nhận trên thực tế, toàn bộ công trình hồ chứa thủy điện ở miền Trung không đủ dung tích phòng lũ. Chỉ có 2 hồ thủy lợi có dung tích phòng lũ đáng kể là hồ Phú Ninh ở Tam Kỳ Quảng Nam 300 triệu thước khối và Tả Trạch ở Thừa Thiên Huế 500 triệu thước khối, nhưng chưa xây dựng xong.

Các công trình thủy điện ở miền Trung không có nhiệm vụ chống lũ cho hạ du mà chỉ làm thế nào bảo vệ an toàn hồ chứa trong khi vận hành. Vì thế khi xả nước đã gây thiệt hại nặng cho vùng hạ lưu và người dân không kịp đối phó. Dù đã được báo động về việc này, nhưng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam vẫn làm ngơ vì phải bao che cho các cán bộ khai thác thủy điện lấy tiền bỏ túi, còn người dân có chết có khổ thì cũng mặc dân mà thôi.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}