SÔNG MEKONG CHÍNH LÀ CỬA NGÕ CHÍNH ÐỂ TRUNG CỘNG CAN THIỆP QUÂN SỰ VÀO ÐÔNG NAM Á

@ 19 December 2011 05:44 AM
TỔNG HỢP.- Sau khi các nước trong vùng thỏa thuận để công an võ trang của Trung Cộng bắt đầu được quyền xuôi dòng Mêkông, đi qua Miến Ðiện và Lào đến tận miền Bắc Thái Lan, họ đã phải đương đầu với một hiểm họa mới từ Bắc Kinh. Hầu hết những nhà phân tích tại Hà Nội và Bắc Kinh cho rằng trên danh nghĩa, đây là một chiến dịch tuần tra hỗn hợp giữa bốn nước, nhằm bảo đảm an ninh cho tàu buôn qua lại trên tuyến giao thương này. Nhưng trên thực tế, trước sự o ép của Trung Cộng, nước chủ trương chiến dịch tuần tra chung, ba nước Ðông Nam Á tham gia thỏa thuận đã mặc nhiên công nhận quyền can thiệp võ trang của Bắc Kinh vào lãnh thổ của mình. Cũng vẫn theo giới phân tích, điều này có nghĩa là 3 nước Miến Ðiện, Lào và Thái Lan đã tạo một cửa ngõ để trong tương lại nếu cần Bắc Kinh can thiệp quân sự vào trong vùng.

Hãng thông tấn AP nhận định rằng từ lâu nay, Trung Cộng đã từng cung cấp cảnh sát cho các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc ở hải ngoại, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên mà nước này hoạt động trên lãnh thổ một quốc gia khác mà không theo sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc. Vẫn theo cách nhìn của các chuyên gia của hang thông tấn Mỹ này, chiến dịch tuần tra được tiến hành, đã phản ảnh thực tế là ảnh hưởng chính trị của Trung Cộng luôn đi kèm theo sự xâm nhập kinh tế của họ vào khu vực, đặc biệt là vào các nước nghèo như Lào và Miến Ðiện.

Theo nhiều nguồn tin trùng hợp, sau khi 13 thủy thủ Trung Cộng bị thảm sát trên sông Mêkông, Bắc Kinh đã gây sức ép để cả ba nước, Miến Ðiện, Lào và Thái Lan phải đồng ý ký thỏa thuận về tuần tra hỗn hợp. Những nguồn tin khác thì cho rằng, thực tế của tình hình hiện nay cho thấy đây chưa phải là vấn đề cần lo lắng lắm. Bởi vì, theo họ, các quốc gia nhỏ ở Ðông Nam Á ngày nay vốn cũng đã có nhiều bài học cảnh giác đối với chủ nghĩa bá quyền của Trung Cộng. Tờ The Economist của Anh cho biết, Bắc Kinh sẽ đưa vào dòng sông này lực lượng khoảng 1,000 người thuộc lực lượng bán quân sự nhưng nên nhớ Trung Cộng là nước thích dùng danh nghĩa của lực lượng bán quân sự khởi mào cho những tranh chấp quân sự.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}