PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: DƯ LUẬN TRONG NƯỚC PHẢN ỨNG VIỆC CÔNG AN CHỐI BỎ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

@ 23 December 2011 12:38 AM
Trong tiết mục phóng sự từ Việt Nam, hôm nay thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra bản tin về việc Công an thành lập các nhóm săn bắt cướp để làm việc thay cho mình. Mời quý vị cùng theo dõi trong bản tin... (video insert)

Tin tức trong nước cho biết Công an Cộng sản Việt Nam cho thành lập các đội săn bắt cướp từ trong dân chúng, dùng những người này làm những công việc nguy hiểm thay cho họ. Từ đó, dư luận trong nước bày tỏ sư bất bình trước ngày càng nhiều các tình trạng các nhóm săn bắt cướp, được Công an phong danh hiệu là Hiệp sĩ, bị các nhóm xã hội đen trả thù ngày càng nhiều, thậm chí có người đã phải bỏ mạng. Những hình ảnh quý vị đang theo dõi là một ngày của các nhóm săn bắt cướp hoạt đông. 100% số người đó đều là thường dân. Công việc của họ hết sức nguy hiểm nhưng không hề có bảo hiểm, không có tiền cấp dưỡng, nếu bắt được cướp cũng không có tiền thưởng. Ðã vậy có trường hợp khi bị băng đảng trả thù, bị thương tật hay mất mạng thì cũng chỉ những người này tự gánh chịu.

Thoạt đầu khi nhìn các mô hình này, có thể người ta lạc quan và nghĩ đến một xã hội tích cực, tuy nhiên các nhà phân tích cho thấy khi hình thái này nổi lên, cho thấy một xã hội phản pháp quyền. Khi xã hội cần đến các hiệp sĩ, nghĩa là có một khoảng trống quyền lực và đạo đức cần được phủ lấp. Nhưng với chế độ pháp quyền, thật nguy hiểm nếu các hiệp sĩ trở thành một phần của thể chế, hay sự trợ giúp cho thể chế, những nhà phân tích xã hội nói như vậy. Trong thời trị, không ai ca ngợi các hiệp sĩ vì đơn giản là xã hội không cần đến họ. Hiệp sĩ chỉ cần trong thời loạn, khi hiệu lực cai trị của nhà nước bị vô hiệu, hoặc giả khi nhà nước không đồng nhất lợi ích của nó với xã hội. Trong tình huống sau, hiệp sĩ có thể dẫn dắt cả xã hội đến hành động phản kháng có tổ chức, như là một phong trào nổi dậy.

Trong chế độ pháp quyền không có vai trò nào dành cho các hiệp sĩ. Bảo vệ đất nước đã có quân đội, bảo vệ an ninh xã hội đã có công an, cảnh sát; và bảo vệ lẽ phải đã có tòa án. Ðó là những cơ cấu được tổ chức và vận hành có tính chuyên nghiệp cao, được huấn luyện và trang bị chu đáo nhất có thể, được trả lương để chuyên tâm làm nhiệm vụ, và được ban cho tính chính danh khi hành xử. Thực tế ở Việt Nam cho thấy công việc đầy nguy hiểm đó nếu được thực hiện bởi những tài tử hay bán chuyên nghiệp là sự đánh đu với tính mạng của chính họ để đổi lại việc bảo vệ tài sản kịp thời cho người khác. Không tài sản nào cao quý hơn sinh mạng con người. Trong những ngày qua đã có hiệp sĩ săn bắt cướp ngã xuống, đã có nhiều hiệp sĩ đổ máu, và có cả hiệp sĩ bị bọn cướp quay lại truy sát. Lúc đó ai bảo vệ tính mạng kịp thời cho cái gọi là các hiệp sĩ?

Người dân trong nước phản ứng vì công việc săn bắt cướp này đầy nguy hiểm với việc phân công trách nhiệm xã hội. Cổ võ cho các hiệp sĩ săn bắt cướp tức thừa nhận cơ quan công an không có thể thực hiện đầy đủ vai trò giữ an ninh cho xã hội nữa. Thay vì đòi hỏi cơ quan chuyên nghiệp đó phải chấn chỉnh để làm tốt hơn nhiệm vụ của mình, thì công an Cộng sản Việt Nam lại nham hiểm đi cổ vũ gây dựng một dạng tiền thể chế nghiệp dư để làm việc đó, gánh hiểm nguy cho họ, gánh sinh tử cho họ. Và thật trớ trêu là trong khi đó, công an lại rảnh tay, sách nhiễu và kiểm soát nhân dân cho một chế độ độc tài.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}