PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: NẠN BUÔN NGƯỜI Ở VIỆT NAM NGÀY CÀNG NHIỀU

@ 19 February 2012 11:19 PM
Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ trong nước, thông tín viên SB-TN gửi ra bản tin về Nạn buôn người đang được nói tới sau một hội nghị được tổ chức trong khu vực... (video insert)

Người chịu trách nhiệm chính trong đấu tranh chống nạn buôn người của Việt Nam đã phản bác cáo buộc của Hoa Kỳ rằng Việt Nam dung túng tệ nạn này là không xác thực và không thỏa đáng. Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị quan chức cấp cao SOM lần thứ 8 của các nước Tiểu vùng sông Mekong tại Hà Nội ngày hôm qua, Thiếu tướng Vũ Hùng Vương, phó tổng cục trưởng tổng cục cảnh sát của Bộ công an của Cộng sản Việt Nam đã yêu cầu Hoa Kỳ rút lại cáo buộc này.

Hạ viện Hoa Kỳ hiện đang tranh luận về một dự luật đe dọa cắt giảm tài trợ cho Việt Nam nếu nước này không cải thiện thành tích nhân quyền và có nỗ lực nghiêm túc chống nạn buôn người. Thiếu tướng họ Vũ phản bác và dẫn chứng với việc chống buôn người nằm trong 30 chương trình quốc gia, tức là những vấn đề quan trọng, cấp bách đối với Việt Nam và là một trong 13 mục tiêu quốc gia được cấp ngân sách đặc biệt tương đương các mục tiêu khác như xóa đói giảm nghèo và chống biến đổi khí hậu. Ông cho biết mỗi năm Hà Nội dành hành trăm triệu đô-la cho công tác chống buôn người và đã nhanh chóng xây dựng luật phòng chống tệ nạn này mà ông tin tưởng đang từng bước được đẩy lùi ở Việt Nam.

Tuy nhiên theo cáo buộc của nhiều tổ chức phi chính phủ, các hoạt động chống buôn người ở Việt Nam vẫn còn chậm chạp và yếu kém. Báo cáo của nhiều tổ chức chống nạn buôn người ở Việt Nam cho biết tình trạng này vẫn còn tiếp diễn nặng nề, mà chưa có một dấu hiệu nào của sự cải thiện tình trạng vi phạm đến phẩm giá của người công dân. Ðiều này đã được chính giới chức chỉ huy Phòng chống nạn buôn người ở Hà Nội xác nhận trong nhiều tài liệu giải mật. Nạn buôn người ở Việt Nam xuất hiện dưới cả ba loại đối tượng nạn nhân, đó là giới công nhân đi làm lao động ở nước ngoài, rồi đến các trẻ em, các cô gái trẻ bị đưa đi làm nô lệ tình dục ở nước láng giềng như Cam Bốt, Trung Cộng, và các cô gái đi làm cô dâu ở nước ngoài như ở Ðài loan, Ðại hàn, Trung Hoa.

Vì nghèo túng, nhiều người dân tại vùng nông thôn đã phải bán nhà cửa hay vay nợ để đặt "tiền thế chân" hầu được đi lao động ở nước ngoài, cụ thể như tại Mã Lai, Nam Hàn, Ðài Loan, các nước ở Ðông Âu, Trung Ðông. Con số thống kê của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội cho biết trong mấy năm gần đây đã có đến trên 600 ngàn công nhân đi lao động và sinh sống tại trên 30 quốc gia trên thế giới, nhưng phần đông họ bị bỏ rơi, khi sang làm việc ở nước ngoài và bị đối xử rất tàn tệ với công việc nặng nhọc vất vả, mà lại được trà lương rất thấp, lại còn bị tịch thu thông hành nên phải sống như người tù bị giam hãm trong phạm vị chật hẹp do giới chủ nhân xí nghiệp kiểm soát rất ngặt nghèo.

Hiện đang có nhiều chứng cứ cho thấy sự bao che của chính những cán bộ nhà nước Cộng sản Việt nam thông đồng cấu kết với các hãng môi giới dịch vụ gây ra từ nhiều năm qua.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}