VIỆT NAM ÐÀN ÁP INTERNET VÀ QUYỀN TỰ DO PHÁT BIỂU

@ 28 February 2012 05:54 AM
{nl}

Tin Hoa Thịnh Ðốn - Trang tiếng Anh của đài VOA vừa đăng một bài blog của tác giả Doug Bernard nói về hiện tượng viết blog ở Việt Nam. Bài blog viết về trường hợp Blogger Ðiếu Cày, là người đã biết rõ những rủi ro và phần thưởng khi viết blog ở Việt Nam. Về mặt rủi ro, ông đã bị ra tù vào khám nhiều lần trong 5 năm qua, và nay lại bị bắt giữ một lần nữa. Còn về phần thưởng, ông vẫn là nhân vật nổi tiếng nhất trên mạng ở trong nước. Ðiều Cày là bút hiệu của ông Nguyễn văn Hải, người bắt đầu viết blog vào năm 2007, đúng vào lúc Internet bắt đầu phổ biến nhanh khắp nước. Bất bình về các chính sách của Trung Cộng ở Tây Tạng và quần đảo Trường Sa, ông bắt đầu dùng blog của mình để tổ chức phản đối cuộc rước đuốc Olympic đến Bắc Kinh. Blogger Ðiều Cày bắt đầu một cách âm thầm, nhưng chẳng bao lâu đã được nhiều người chú ý.

Những người dân Việt Nam khác bất đồng về các chính sách của Trung Cộng, cũng bắt đầu phản đối cuộc rước đuốc. Còn những người khác thì bắt đầu lên tiếng trên mạng, để viết về sự kiện phân biệt đối xử tôn giáo ở Việt Nam, các vấn đề sở hữu ruộng đất, hay vấn đề tham nhũng tràn lan. Chỉ trong vài tháng, những người bạn blog khác như Anh Ba Sài Gòn tên thật là Phan Thanh Hải, và cựu đảng viên Cộng sản Tạ Phong Tần đã cùng với Ðiếu Cày lập Câu lạc bộ Ký giả Tự do. Số người xem blog hàng tuần của họ tăng vọt. Ðó chính là lúc nhà cầm quyền có biện pháp. Cuối tháng 4 năm 2009, Ðiếu Cày bị bắt về tội gian lận thuế, một tội mà nhiều người cho là bịa đặt. Hai blogger kia cũng bị bắt về những tội khác nhau.

Blogger Ðiếu Cầy không phải người duy nhất đã gặp rắc rối với chính quyền Việt Nam. Chỉ trong vài tháng qua, có tới 9 nhà báo và 33 blogger bị bỏ tù trong chiến dịch đàn áp quy mô nhất từ trước tới nay, để trấn áp quyền tự do phát biểu trên mạng. Dân biểu Frank Wolf, đại diện cho bang Virginia, nói đây là một điều vô cùng tệ hại, và lên án điều mà ông cho là thái độ thiếu quả quyết của chính phủ Tổng thống Obama trong việc bênh vực nhân quyền và các quyền tự do. Theo dân biểu Wolf, chính phủ Obama không mạnh mẽ lên tiếng bênh vực nhân quyền và các quyền tự do nên một số quốc gia tin rằng chính phủ của ông không mấy quan tâm về các vấn đề đó, và cảm thấy họ có thể muốn làm gì thì làm. Một số người tin rằng có một lý do khác đã khiến nhà nước Cộng sản Việt Nam tăng cường chiến dịch đàn áp. Theo họ, động lực thúc đẩy Việt Nam tăng đàn áp không phải là vì có cơ hội làm việc đó, mà vì sợ hãi.

Ông Phil Robertson thuộc Tổ chức Human Rights Watch nhận định Hà Nội cảm thấy bị đe dọa vì các công dân Việt Nam gia tăng sử dụng mạng internet. Vì càng có nhiều thông tin tiếng Việt trên internet hơn, thì khả năng kiểm soát những gì người dân đọc và thấy, rõ ràng sẽ giảm sút. Bất kể lý do là gì, không ai nghi ngờ rằng con số người Việt Nam sử dụng internet đang bùng nổ. Hiện có khoảng 27% người dân Việt Nam truy cập được internet tại một đất nước có dân số chỉ tới 86 triệu người. Báo chí trong nước thì bị nhà nước kiểm soát, nên những người này nay đổi sang theo dõi các tờ báo và chương trình phát thanh trên mạng.

Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã dùng một loạt luật lệ để cáo buộc các blogger vi phạm các luật này. Ðạo luật phổ biến nhất là Ðiều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam, nhưng ngoài điều 88 còn nhiều điều khoản khác, kể cả Ðiều 79 Bộ luật Hình sự, ghép tội âm mưu lật đổ chính quyền, hoặc điều khoản 258 mà trớ trêu thay lại mang tên Lạm dụng các quyền tự do dân chủ để xâm hại quyền lợi quốc gia. Bất kể là bị tố cáo về tội gì, hình phạt rất nặng: đó là bản án tù giam từ 5 năm tới 8 năm. Tổ chức Human Rights Watch nói rõ ràng là những người hoạt động thừa nhận rằng họ đang ở thế cùng và có thể bị các án tù dài hạn nếu họ vượt qua những chủ đề nhạy cảm đối với đảng Cộng sản. Nhưng khi nói chuyện với họ, họ khẳng định rõ rằng họ không làm điều gì sái quấy, và nói đó là quyền của họ. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Quốc tế về Dân quyền và quyền chính trị, trong đó điều 19 bảo đảm quyền được tự do phát biểu.

Thế nhưng nhà nước vẫn tiếp tục tấn công các nhà hoạt động, theo đuổi và sách nhiễu họ, và cuối cùng tiếp tục bỏ tù họ. Khi mới lên nhậm chức, Ngoại trưởng Hillary Clinton gọi quyền tự do phát biểu trên mạng là một quyền cơ bản của con người, và cam kết chính quyền của Tổng thống Obama sẽ làm mọi thứ để bãi bỏ bức màn sắt kỹ thuật sốọ đang bao trùm lên nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Nhưng giới chỉ trích nói kể từ khi đó, đã không có mấy biện pháp được tiến hành để hỗ trợ, trong khi tình hình ở các nước như Việt Nam chỉ ngày càng tệ hại hơn.(SBTN)