THÔNG CÁO BÁO CHÍ CỦA SB-TN VỀ VẤN ÐỀ TRANH ÐẤU CHO NHÂN QUYỀN VIỆT NAM TẠI THỦ ÐÔ HOA THỊNH ÐỐN

@ 11 March 2012 06:26 PM
Tin Garden Grove - Ban tin tức đài truyền hình SB-TN vừa nhận được thông cáo báo chí chính thức từ Luật sư Nguyễn Anh Tuấn là Tổng thư ký của đài gửi cho báo chí, về chiến dịch ký thỉnh nguyện thư vừa kết thúc vào ngày hôm qua. Ðể rộng đường dư luận, chúng tôi xin phổ biến nguyên văn như sau: Cộng đồng Việt Nam đã đoàn kết trong nguyện vọng thúc đẩy sự cải thiện nhân quyền tại Việt Nam. Hơn 140,000 người Mỹ gốc Việt đã ký vào một thỉnh nguyện thư đề nghị chính quyền của Tổng Thống Obama trợ giúp thả các tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Ðài SBTN đã làm một tấm bảng để ghi nhớ đến thỉnh nguyện thư. Ðài SBTN đã trao cho nhân viên tòa Bạch Ốc để trao tới tay tổng thống Obama. Sau ngày 8 tháng 3, tòa Bạch Ốc sẽ chính thức trả lời thỉnh nguyện thư.

Văn Phòng Liên Hệ Với Công Chúng của Tòa Bạch Ốc đã nhanh chóng đáp ứng với lòng mong muốn mở một cuộc đối thoại với Cộng Ðồng người Mỹ gốc Việt bằng cách đón tiếp 165 người Mỹ gốc Việt từ 30 tiểu bang khác nhau vào ngày ngày 5 tháng 3 vừa qua để thực hiện một cuộc hội thảo ngắn. Buổi hội thảo này là một cuộc họp khoáng đại nhằm tìm hiểu về những mặt khác nhau trong công việc của chính phủ Hoa Kỳ về phương diện liên hệ với cộng đồng hải ngoại, đối tác quốc tế và nhân quyền. Tại cuộc thuyết trình, Giáo sư Quintan Wiktorowicz, Giám đốc lâu năm về Ðối Tác Cộng Ðồng tại Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia đã nói về sự trưởng thành và tinh thần của cộng đồng Mỹ gốc Việt và đây là một phần kinh nghiệm cho những người Mỹ. Giáo sư Wiktorowicz nói về việc hợp tác với cộng đồng Mỹ gốc Việt.

Ngoài ra, đoàn diễn giả của Bộ Ngoại Giao cũng đã đến thuyết trình cho những người Mỹ gốc Việt tham dự. Phái đoàn này gồm: Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao đặc trách vấn đề Dân Chủ, Nhân quyền và Lao Ðộng, ông Michael Posner, Giám đốc Ðối Tác Thế Giới, ông Thomas Debass, Quyền giám đốc Lục Ðịa Ðông Nam Á của văn phòng Ðông Nam Á, ông Eric Barboriak. Ông Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã trình bày những nỗ lực của ông để cải thiện nhân quyền thông qua những cuộc thảo luận đang diễn ra với Việt Nam. Những đồng nghiệp khác của ông tại Bộ Ngoại Giao đã nhấn mạnh tới những phương thức khác nhau, trong đó chính phủ Hoa Kỳ cam kết đặt vấn đề này ra với nhà cầm quyền Việt Nam. Những người tham dự buổi hội thảo này có thể đặt ra những câu hỏi và mối quan tâm của họ thẳng tới những diễn giả của chính quyền bất kể câu hỏi đó liên quan đến chính sách nhân quyền, thương mại, tự do tôn giáo hoặc vấn đề khác. Ban thuyết trình đã ghi nhận tất cả các câu hỏi và mối quan tâm của của những người tham dự. Cuộc đối thoại giữa Cộng Ðồng Người Mỹ gốc Việt và chính phủ Obama đối với những vấn đề nêu trên sẽ được tiếp tục tiếp diễn trên căn bản hỗ tương.

Bên ngoài Tòa Bạch Ốc, trên 1,000 người từ 50 tiểu bang đứng tại công viên Lafayette với biểu ngữ ôHãy Thả Việt Khangọ và ôNhân Quyền Cho Việt Namọ dưới thời tiết giá lạnh. Cuộc gặp gỡ giữa cộng đồng Mỹ gốc Việt và các viên chức chính quyền của Tổng Thống Obama là một cuộc đối thoại cần được tiếp tục. Những thành viên trong cộng đồng cần phải vào trang nhà của Bộ Ngoại Giao để có thể biết được những diễn biến cập nhật của các vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo, nạn buôn người, tự do internet, tự do báo chí và những vấn đề khác vốn là những vấn đề đã khiến người Mỹ gốc Việt tham dự vào việc ký thỉnh nguyện thư gởi vào trang web We The People của Tòa Bạch Ốc.(SBTN)

Bản thông cáo viết tiếp: Luật sư Nguyễn Ðỗ Phủ, phó chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Ðài SBTN, đã được các viên chức Tòa Bạch Ốc cho biết rằng chính quyền của Tổng Thống Obama rất muốn lắng nghe từ những người Mỹ gốc Việt về những vụ vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Các giới chức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẵn sàng gặp mặt và tiếp chuyện với các cá nhân và các đoàn thể để cập nhật về các vụ vi phạm và tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Vào năm 2008, Tổng Thống Barak Obama đã nói: "Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng tình hình nhân quyền của chính phủ Việt Nam vẫn chưa đạt yêu cầu. Các phong trào chính trị đối lập, các tổ chức nhân quyền độc lập bị cấm và chính phủ tiếp tục đàn áp các nhà bất đồng chính kiến bằng cách bắt giữ các nhà hoạt động chính trị, phá vỡ những tổ chức đối lập. Ðã quá thời hạn để chính phủ Việt Nam phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy tự do cho người dân của mình."

SBTN nhận ra sự cam kết của chính phủ Hoa Kỳ đối với vấn đề này và hy rọng rằng chính phủ sẽ tiếp tục tiếp xúc với cộng đồng người Mỹ gốc Việt nhiều hơn nữa để đẩy mạnh vấn đề nhân quyền cho Việt Nam. Hơn hết, đài STBN mong muốn được thấy thêm bằng chứng rõ ràng về tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền, trong khi nhiều cá nhân ở nước ngoài loan báo về các vụ vi phạm nhân quyền.

Cùng những người ký thỉnh nguỵên thư đã gặp các nhân viên của Tòa Bạch Ốc vào ngày 5 tháng 3, nhiều người Mỹ gốc Việt cũng đã tham gia cùng vào ngày 6 để vận động Quốc Hội cho các dự luật Human Right Act tức dự luật Nhân Quyền Việt Nam HR-1410, Vietnam Human Rights Sanctions Act tức Dự Luật Các Biện Pháp Chế Tài Ðối Với vấn đề Nhân Quyền của Việt Nam HR-156, và HR-484, kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền cơ bảnọ và các dự luật liên quan tới nhân quyền khác.

Tiếng nói của người Mỹ gốc Việt đã được Quốc Hội Hoa Kỳ nghe rõ khi hơn 700 cử tri và những người ký thỉnh nguyện thư đã chia ra thành những nhóm để tới gần 100 văn phòng Thượng Viện và 435 văn phòng Hạ Viện vào ngày 6 tháng 3. Ðây là thời điểm và sự kiện lịch sử cho cộng đồng Việt Nam. Ðây là lần đầu tiên có trên 700 người dân tiếp xúc trực tiếp với trung tâm chính trị lập pháp của Hoa Kỳ, mà có một sự tổ chức với sự đoàn kết đồng nhất cho một mục tiêu chung là Nhân Quyền Cho Việt Nam.

Ông Trúc Hồ, Tổng Giám Ðốc Ðiều Hành SBTN tin rằng Tổng Thống Obama, một nhà hoạt động nhân quyền, sẽ thúc đẩy giá trị dân chủ của người Mỹ gốc Việt và tất cả những người ký thỉnh nguỵên thư sẽ sánh bước cùng ông trên chặng đường xây dựng một nước Mỹ mạnh mẽ hơn và toàn diện hơn. Bản thông cáo ký tên Luật sư Nguyễn Anh Tuấn, thay mặt SBTN Inc. và được phổ biến rộng rãi đến các cơ quan truyền thông vào hôm nay.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}