VẪN CHƯA CÓ TIN VỀ 16 THANH NIÊN CÔNG GIÁO VÀ TIN LÀNH BỊ BẮT

@ 31 March 2012 06:02 PM
Tin tổng hợp - Kể từ cuối tháng bảy sang đầu tháng tám đến tháng 9 và tháng 12 năm ngoái, hơn chục thanh niên Công giáo và Tin Lành bị bắt giữ một cách bí mật mà không hề có trát bắt. Cho đến nay tình hình của họ vẫn chưa được thông báo công khai khiến gia đình, và những người quan tâm rất lo lắng vì việc bắt giữ và giam giữ những người đó không theo đúng trình tự pháp luật Việt Nam. 16 thanh niên, sinh viên Công giáo và Tin Lành bị bắt mà không hề biết việc bắt giữ họ vì lý do gì.

Có người còn sử dụng từ bắt cóc để chỉ những vụ bắt giữ đó. Những thanh niên, sinh viên Công giáo bị bắt thuộc hai giáo phận Vinh và Thanh Hóa, một vài người bị bắt tại Vinh, số khác bị bắt tại tại Sài Gòn, Ðà Nẵng, Hà Nội. Danh sách của những người bị bắt gồm các anh Ðặng Xuân Diệu, Hồ Ðức Hòa, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Xuân Anh, Trần Vũ Anh Bình, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Nguyễn Ðình Cương, Hoàng Phong, Trần Hữu Ðức, Ðậu Văn Dương, Chu Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Oai, Trần Minh Nhật.

Ủy ban Công lý và Hòa Bình của giáo phận Vinh từng lên tiếng về vụ việc bắt giữ những giáo dân của giáo phận vì biện pháp bắt giữ một cách bất minh như thế vi phạm hiến pháp hiện hành của Việt Nam.

Thân nhân của anh Ðặng Xuân Diệu cho biết từ khi anh bị bắt đến nay gia đình chưa được gặp lần nào. Họ chỉ thông báo cho biết giữ anh ở trại tù B-14 tại Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. Một người thân của anh Hồ Ðức Hòa cho biết anh cũng đang bị giam tại đây. Một số anh em như Paulus Trần Minh Nhật, Hồ Văn Oanh trước đây bị giam ở trại giam Sài Gòn thì vừa rồi cả hai bị chuyển ra trại giam B14 ở ngoài Hà Nội.

Ðã hơn sáu tháng rồi mà chưa hề có những cáo trạng gì đối với họ, và họ bị từ chối không cho tiếp xúc luật sư. Vào ngày 12 tháng 3 vừa qua, có chín tổ chức phi chính phủ đồng ký tên vào lá thư gửi cho Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, trả tự do ngay và hủy bỏ những cáo buộc đối với năm người trong số bị bắt vừa nêu tên, là các anh Ðặng Xuân Diệu, Hồ Ðức Hòa, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh và Paulus Lê Sơn. Một trong chín tổ chức đó là Media Defense Southeast Asia. Ông giám đốc điều hành của Media Defense nêu rõ lo ngại rằng những vụ bắt bớ đó có động cơ chính trị và trái với mọi chuẩn mực về nhân quyền.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}