TAI TIẾNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM BÙNG NỔ QUA VỤ BÃI NHIỆM ÐẠI BIỂU QUỐC HỘI ÐẶNG THỊ HOÀNG YẾN

@ 11 May 2012 03:14 AM
HÀ NỘI.- Tai tiếng chính trị tại Việt Nam bùng nổ lớn sau khi tờ Thanh Niên cho hay đại biểu Quốc hội khóa XIII Ðặng Thị Hoàng Yến đã nộp đơn xin từ nhiệm. Trong một e-mail gởi cho ban Việt ngữ Ðài BBC, bà Ðặng Thị Hoàng Yến đã xác nhận tin này. Nhưng một nguồn tin mới nhất từ Hà Nội cho hay rằng tuy Thường Vụ Quốc Hội sẽ họp vào cuối tháng này để xét đơn xin, nhưng một cán bộ thâm niên tại Vụ Công Tác Ðại Biểu ở Quốc Hội thì bà Yến không thể từ chức vì Luật tổ chức Quốc hội 'không có khái niệm' này. Nguồn tin cho rằng Ðại biểu Quốc Hội chỉ có thể bị bãi nhiệm trong trường hợp 2/3 số đại biểu Quốc hội thống nhất việc này.

Tuy nhiên, dù bà Hoàng Yến có phải rời ghế quốc hội theo một hình thức nào đi nữa thì vụ việc này cũng đánh dấu bước khởi đầu của một vụ tranh chấp quyền lực ở phía sau.

Phóng viên Ben Bland của Financial Times vừa có bài phân tích về các diễn biến liên quan tới việc Dân biểu Ðặng Thị Hoàng Yến bị đề nghị bãi nhiệm. Báo này viết rằng bà Ðặng Thị Hoàng Yến có thể thành công trong việc gây dựng một gia đình giàu có nhất ở Việt Nam, nhưng nữ doanh nhân này luôn biết trước rằng bước vào thế giới tối tăm của chính trị cao cấp trong nhà nước toàn trị và độc đảng tại Việt Nam là một canh bạc. Trong canh bạc ấy, bà ta bắt đầu thua và có thể thua rất mau trước những tay có quyền lực nhưng lại đánh bạc gian. Bà Yến cũng đã nói với tờ Financial Times rằng trong trường hợp xấu nhất, họ tức là những viên chức quyền lực trong đảng, chính phủ và quốc hội sẽ tìm mọi cách để loại bà ra. Cơ hội, theo bà Yến đã đến khi họ moi móc ra việc tôi không khai xuất xứ đảng viên đảng Cộng Sản và người chống Việt kiều đã ly dị đang bị truy nã. Theo bà Yến thì bà có vào đảng nhưng ít năm sau chuyển ra kinh doanh và không sinh hoạt đảng nữa thành ra thấy không cần khai đảng tịch theo những câu hỏi trong mẫu đơn khi nộp đơn xin ứng cử.

Tuy nhiên, theo giáo sư Carl Thayer thì đằng sau vụ việc vừa nói của bà Hoàng Yến, người ta có thể ngửi thấy mùi tranh chấp khi nữ doanh nhân này rất nổi đình đám và là người thân cận với Chủ tịch nước hiện nay là ông Trương Tấn Sang.

Hiện nay người ta chưa biết có phải những viên chức trong Bộ Chính Trị, Chính phủ và Quốc Hội không ưa ông Sang đứng đằng sau để cho Mặt Trận Tổ Quốc, báo chí do chính phủ kiểm soát lên tiếng đả kích nhắm vào cá nhân bà Ðặng Thị Hoàng Yến hay không.

Tuy nhiên, dư luận vẫn đánh hơi thấy những đợt sóng của một vụ tai tiếng chính trị và rạn nứt giữa những nhà lãnh đạo đảng và chính phủ tại Việt Nam. Vụ này, theo nhận xét của tờ Financial Times là một mẫu mực cho thấy “giầu có mà chởi nổi tại một đất nước như Việt Nam” thì trước sau cũng không còn tồn tại.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}