AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN ÐƯỢC NÓI TỚI TRONG HAI HỘI NGHỊ DIỄN ÐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ ÐỐI THOẠI AN NINH SHANGRI-LA

@ 7 June 2012 07:33 PM
Tin tổng hợp - Chưa bao giờ an ninh và phát triển lại thành hai mặt của một đồng tiền như ở các diễn đàn này, và cũng chưa bao giờ tiếng nói của các nhà lãnh đạo quốc tế lại cùng đồng thanh phản đối cách hành xử của Trung Quốc trên Biển Ðông như hiện nay. Ðó là cảm tưởng chung khi theo dõi hai hội nghị quốc tế quan trọng gần đây, Diễn đàn Kinh tế thế giới, WEF tại Bangkok, và Ðối thoại An ninh Shangri-La tại Singapore, họp liền kề nhau tại hai thủ đô của ASEAN. Chủ đề của WEF là kiến tạo tương lai khu vực thông qua kết nối, nhưng vấn đề chấp biển Ðông đã trở thành trọng tâm của của các cuộc thảo luận, dù không ghi trong nghị trình. Còn gặp gỡ Shangri-La là diễn đàn về an ninh và quốc phòng bấy lâu nay, giờ đây trở thành một hội nghị quốc tế lớn để bàn về cấu trúc an ninh mới trong khu vực và các vấn đề liên quan.

Trong khuôn khổ của Hội nghị Thượng đỉnh Ðông Á do Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức tại Bangkok, một buổi tọa đàm về an ninh cho Ðông Á thông qua sự hợp tác giữa ASEAN với Mỹ và Trung Cộng đã được tổ chức. Thượng nghị sĩ Susan Collin thuộc tiểu bang Maine, đảng Cộng hòa, thành viên của Ủy ban Quân lực và Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ đã mạnh mẽ mở đầu phát biểu của bà về cách thức các quốc gia ASEAN hợp tác với Mỹ và Trung Cộng nhằm xây dựng một cơ chế an ninh cho Ðông Á. Hai chữ khiêu khích được nhắc lại nhiều lần trong bài phát biểu của bà Collin khi nói về các hoạt động gần đây của Trung Cộng trên Biển Ðông, bà gọi những hành động của Trung Cộng là phiêu lưu liều lĩnh.

Trao đổi với các diễn giả khác trong buổi tọa đàm, bà Collin cho rằng Trung Cộng đang tạo ra một cuộc khủng hoảng trong khu vực. Ðòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh đã không được xác định rõ ràng ở nhiều chỗ, làm cho việc giải quyết vấn đề trở nên rất khó khăn. Khi được hỏi liệu Mỹ sẽ hành động như thế nào nếu căng thẳng hiện nay ở biển Ðông biến thành xung đột quân sự, bà Collin nói Mỹ sẽ đối phó với sự phát triển của Hải quân Trung cộng bằng cách thiết lập các căn cứ để có thể có mặt nhanh chóng hơn ở khu vực Thái Bình Dương, tuy nhiên Hoa Kỳ không mong muốn bất cứ sự xung đột nò với Trung cộng, và hy vọng những việc tranh chấp chủ quyền sẽ được giải quyết một cách hợp tác với sự giúp đỡ của ASEAN.

Phát biểu trước đại diện của 28 quốc gia và nhiều đoàn quốc tế tham dự Ðối thoại Shangri-La, diễn đàn an ninh và quốc phòng hàng năm của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thông báo từ nay đến 2020, Mỹ sẽ chuyển 60% hạm đội của nước này đến Châu Á Thái Bình Dương, trong khuôn khổ tái cân bằng lực lượng nhằm bảo đảm sựu hiện diện liên tục và mạnh mẽ của Mỹ tại khu vực này. Ðây là thông điệp rõ ràng về chiến lược mới của Mỹ ở châu Á, khiến cho Bắc Kinh đã phải lên tiếng phản đối. Trong khi tình hình Biển Ðông cho đến nay vẫn chưa có gì sáng sủa, nhất là Trung Cộng vẫn đang tranh chấp với Phi Luật Tân tại bãi cạn Scarborough.

Ngay trong mùa hè này, Trung Cộng ngang ngược cấm ngư dân đánh bắt cá trên Biển Ðông. Mặc dù hai Thượng nghị sỹ trong đoàn Mỹ dự Ðối thoại Shangri-La là McCain và Lieberman kiên quyết phản đối các đòi hỏi phi lý của Trung Cộng ở Biển Ðông, nhưng các nước trong khu vực vẫn đề phòng một cuộc tấn công quân sự chớp nhoáng của Trung Cộng trên Biển Ðông. Ðặt mọi sự thành chuyện đã rồi là một chiến thuật quen thuộc của Bắc Kinh, vì vậy mọi người cho rằng các nước ASEAN cần phải ngồi lại với nhau để đối đầu với tình hình càng sớm càng tốt.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}