NHÀ VỆ SINH CỔ ÐEM HY VỌNG CHO GIỚI KHOA HỌC

@ 21 June 2012 05:02 AM


Tin Long An - Mới đây khi khai quật một khu làng thái cổ, thuộc thời đại đồ đá mới ở tỉnh Long An, miền Nam Việt Nam, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một nhà cầu có cách đây khoảng 3500 năm, có thể mách bảo những manh mối quan trọng về xã hội thời sơ khai ở Ðông Nam Á. Hố vệ sinh đầu tiên của Việt Nam này, ở Rạch Núi, còn giữ lại được hơn 30 mẫu phân người và phân chó, trong đó có chứa cá và những thứ xương động vật đã bể nát, tại di tích khảo cổ Rạch Núi còn gọi là gò Núi Ðất là một gò đất cao 5 thước hiện nay nằm ở ấp Tây, xã Ðông Thạnh, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Tiến Sĩ Marc Oxenham, người cầm đầu nhóm nghiên cứu khảo cổ của trường đại học Australian National thuộc úc Ðại Lợi, cho biết một cuộc phân tích tỉ mỉ chi tiết về những thứ ấy sẽ cung cấp nhiều tin tức cho về cách thức ăn uống của con người và loài chó tại Rạch Núi. Ngoài ra, những dữ kiện cũng cho biết về các loại ký sinh trùng.

Nhóm khoa học gia hy vọng việc khám phá này cung cấp manh mối để tìm hiểu về khu vực này đã thay đổi như thế nào, từ một xã hội truyền thống săn bắn hái lượm trở thành một cộng đồng nông nghiệp, là dân định cư chứ không còn du mục nữa. Trong số những vật thể còn sót lại, có cả hột cau và hột kê, mà theo nhận xét của Tiến sĩ Oxenham thì đây là điều hết sức thú vị, vì nó khẳng định rằng không những cộng đồng này trồng những loại hoa màu được thuần hóa vào thời điểm ấy, mà còn trồng cả cây kê lấy hạt, mà loại kê ở đây lại phát xuất từ vùng đất nay thuộc Trung Cộng, và như thế có thể cung cấp manh mối về nguồn gốc của nông nghiệp ở miền Nam Việt Nam và thực sự ở cả toàn vùng Ðông Nam Á.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}