MỸ YÊU CẦU PHI LUẬT TÂN, TRUNG CỘNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

@ 26 June 2012 06:10 PM
Tin Manila - Hoa Kỳ đã kêu gọi hai quốc gia châu Á: Phi Luật Tân và Trung Cộng cùng ngồi lại và tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Ðông. Ðại sứ Mỹ tại Phi Luật Tân Harry Thomas Junior nói Washington đã rất rõ ràng trong cam kết về việc ủng hộ một giải pháp của các bên tuyên bố chủ quyền trong cách hành xử hòa bình tại bàn đàm phán. Vào hôm thứ tư, Tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino nói với báo chí rằng, một máy bay quân sự sẽ tới khu vực tranh chấp khi thời tiết thuận lợi và nếu tàu Trung Cộng vẫn ở đó, thì ông sẽ điều động hai tàu Phi Luật Tân trở lại bãi cạn. Bộ trưởng Quốc phòng Phi Luật Tân Voltaire Gazmin, người yêu cầu gửi hai tàu trở lại bãi cạn tranh chấp đã nói rằng, thời tiết mưa lớn và gió mạnh cản trở việc chính phủ quyết định điều máy bay.

Theo ông Gazmin, sự vắng mặt tiếp tục của lực lượng Phi Luật Tân tại bãi cạn sẽ tạo điều kiện để người Trung Cộng chiếm giữ một phần lãnh thổ của Phi Luật Tân. Nếu không có người ở đó, Trung Cộng sẽ xem xét việc chiếm giữ nó kể từ khi họ ở đó, và đây sẽ là căn cứ để họ đưa ra yêu sách chủ quyền. Trung Cộng và Phi Luật Tân đã rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough là một bãi cá giàu có ở ngoài khơi bờ biển phía tây Luzon, nơi hai bên có cuộc tranh cãi về chủ quyền kéo dài hơn hai tháng. Vụ đụng độ đi vào kết thúc khi cuối tuần qua, khi Tổng thống Phi Luật Tân đã ra lệnh rút tàu tuần tra và tàu thuộc Cục Ngư nghiệp và Tài nguyên Nước với lý do thời tiết xấu.

Trung Cộng cũng đã rút hai tàu hải giám, trong khi Bộ Giao thông Trung Cộng cuối tuần qua cũng loan tin rằng hơn 20 tàu cá ở vùng đầm phá của bãi cạn để được yêu cầu trở về vì thời tiết xấu. Nhưng một quan chức chính phủ giấu tên của Phi Luật Tânnói vẫn còn 6 tàu chính phủ Trung Cộng bên ngoài đầm phá của bãi cạn và ít nhất 30 tàu cá ở bên trong. Manila gọi khu vực tranh chấp là bãi cạn Panatag hay Bajo de Masinloc, còn Trung Cộng gọi là đảo Hoàng Nham. Mặc dù các tuyên bố từ Bắc Kinh cho hay họ không có kế hoạch rời bãi cạn, thì Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân vẫn khẳng định các cuộc hội đàm đang tiếp tục về việc rút tàu chính phủ Trung Cộng ở vùng tranh chấp.

Ðại sứ Mỹ tại Phi Luật Tân Thomas tuyên bố Mỹ muốn thấy căng thẳng giảm đi và hòa bình thiết lập, rằng tranh chấp có thể đàm phán. Ông nhấn mạnh Hoa Kỳ không muốn nhìn thấy bất kỳ quốc gia nào có hành động bất tiện. Vụ tranh chấp hai bên bắt đầu vào đầu tháng 4 khi các tàu Trung Cộng ngăn chặn không cho hải quân Phi Luật Tân bắt giữ các ngư dân Trung Cộng. Manila cáo buộc các ngư dân này đã đánh bắt và xâm nhập trái phép vào khu vực thuộc chủ quyền của Phi Luật Tân. Bãi cạn nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân được Công ước LHQ về Luật Biển công nhận. Mặc dù đã ký kết Công ước, nhưng Trung Cộng từ chối công nhận vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân, và dẫn dắt các bản đồ cổ xưa để chứng minh cho yêu sách chủ quyền với bãi cạn nói riêng và hầu như toàn bộ Biển Ðông nói chung. Ðể giải quyết tranh chấp, Phi Luật Tân đã đề nghị đêm vấn đề ra giải quyết tại Tòa án quốc tế về Luật biển nhưng Bắc Kinh từ chối.

Khi được hỏi liệu Mỹ sẽ ủng hộ Phi Luật Tân trong vai trò trung gian hòa giải quốc tế, ông Thomas đề cập tới tuyên bố của Joy Yamamoto, phụ trách chính trị của tòa Ðại sứ Mỹ rằng Hoa Thịnh Ðốn rất kiên định trong sự ủng hộ luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp kiểu này theo luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Trung Cộng và Phi Luật Tân giải quyết vấn đề thông qua hình thức quốc tế. Tuy nhiên ông Thomas cũng khẳng định Mỹ không đứng về phía nào trong tranh chấp. Ông nói Phi Luật Tân đã nhận được phần viện trợ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Ðông Nam Á trong 50 năm qua, và nhấn mạnh Mỹ luôn tuân thủ các cam kết theo Hiệp ước Phòng thủ chung đã ký với Phi Luật Tân.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}