PHI LUẬT TÂN ÐƯA BINH SĨ TỚI BẢO VỆ QUẦN ÐẢO TRANH CHẤP Ở BIỂN ÐÔNG

@ 3 October 2012 01:56 PM
Tin Manila - Ngược lại với thái độ hèn nhát của chế độ Cộng sản Việt Nam, hôm nay chính phủ Phi Luật Tân cho biết đã đưa thêm 800 binh sĩ thủy quân lục chiến và thành lập một trụ sở quân sự mới để bảo vệ các quyền lợi của nước này trên quần đảo Trường Sa. Hãng tin AFP trích lời Trung tướng Juancho Sabban cho biết tin này và nói thêm rằng việc tăng cường quân lực chỉ là biện pháp phòng vệ, và không nên xem đó là hành động gây hấn. Tuyên bố này dường như muốn xoa dịu Bắc Kinh, nhưng ông Sabban cũng cáo buộc Trung Cộng tiếp tục củng cố các cở sở trên những hòn đảo mà Bắc Kinh hiện đang kiểm soát ở quần đảo Trường Sa. Ngoài Phi Luật Tân và Trung Cộng, CS Việt Nam và các nước khác như Brunei, Mã Lai và Ðài Loan cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên báo chí Phi Luật Tân hôm qua đưa tin rằng quân đội nước này đã đính chính con số quân được đưa tới là 80 người chứ không phải 800 người như tin tức loan tải trước đó.

Ông Sabban nói hai tiểu đoàn mới được điều động tới để bảo vệ quần đảo Trường Sa, nhưng không đồn trú trên đó, và chính phủ sẵn sàng tăng cường bảo vệ các hòn đảo của mình để ngăn chúng không bị các nước tuyên bố chủ quyền khác xâm chiếm. Ông nhấn mạnh rằng lực lượng của Phi Luật Tân được lệnh không nhằm mục đích tạo ra tình huống dẫn tới xung đột, hay gây leo thang căng thẳng, và bộ chỉ huy của lữ đoàn thủy quân lục chiến cũng đã được thành lập tại tỉnh Palawan, đối diện với hải phận đông để chỉ huy các lực lượng bảo vệ các quần đảo. Tuyên bố của ông Sabban được đưa ra chỉ vài ngày sau khi nhà lãnh đạo số 2 của Trung Cộng là ông Tập Cận Bình, gặp đặc sứ của Phi Luật Tân và bày tỏ hy vọng rằng mối quan hệ song phương giữa hai nước sẽ được cải thiện.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Phi Luật Tân Albert del Rosario đã lên tiếng kêu gọi Liên Hiệp Quốc giúp đỡ giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh hải ở hải phận Ðông. Ông Rosario nói Liên Hiệp Quốc được thành lập để bảo vệ kẻ yếu trước kẻ mạnh, và rằng tất cả các bên cần phải tuân thủ cam kết giải quyết các tranh chấp lãnh hải một cách hòa bình theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}