THẾ NÀO LÀ BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM LÃNH ÐẠO

@ 26 November 2012 07:37 AM
Tin Tổng Hợp - Tính khả thi của nghị quyết mới thông qua của Quốc hội khóa 13 kỳ họp thứ tư về 'lấy ý kiến' và 'bỏ phiếu tín nhiệm' với các chức danh cao cấp trong cơ quan quyền lực của nhà nước, chính phủ và quốc hội tiếp tục thu hút ý kiến, bình luận của giới quan sát trong nước. Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 22/11 vừa qua, cựu Ðại biểu Quốc hội, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng nghị quyết mới này của Quốc hội chỉ có thể khả thi với điều kiện kèm theo là các đại biểu quốc hội phải thực sự được độc lập trong việc cho ý kiến hoặc bỏ phiếu về tín nhiệm.

Giáo sư Thuyết tin tưởng rằng nếu việc lấy ý kiến, bỏ phiểu tín nhiệm được thực hiện khách quan, công việc này cũng có thể có tác động nhất định đối với quyết định của Ðảng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có quan điểm khác với Giáo sư Thuyết, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, nhà hoạt động dân chủ trong nước nói với BBC ông cho rằng nghị quyết về bỏ phiếu tín nhiệm do Quốc hội mới thông qua 'chỉ là thủ đoạn chính trị' của Ðảng cầm quyền nhằm có thời gian xoa dịu và xử lý các áp lực trong dân và xã hội.

Bác sỹ Phạm Hồng Sơn nói thêm: Ðây chỉ là một trong những hành động chính trị của những người cầm quyền để họ có những giải pháp hóa giải những áp lực, cũng như những đòi hỏi của những người bị trị. Người cầm quyền bao giờ cũng nghĩ ra rất nhiều những giải pháp, những thủ thuật, mà dân gian vẫn gọi là những thủ đoạn, để làm sao cho quyền lực của họ được ổn định nhất, tức là làm sao để người bị trị cảm thấy yên tâm trong sự thống trị của họ. Ông Sơn cho rằng nghị quyết về lấy ý kiến, bỏ phiểu tín nhiệm của Quốc hội chỉ ‘tiến bộ về mặt hình thức văn bản’ mà trên thực tế là đáng ngờ về tính khả thi khi hệ thống chính trị hoàn toàn do Ðảng Cộng sản quyết định. Bác sỹ Phạm Hồng Sơn chỉ trích phát biểu gợi ý Thủ tướng về ‘văn hóa từ chức’ của Ðại biểu Dương Trung Quốc là ‘xin cho.’ Vì trong Ðảng cộng sản, thì ông Tổng bí thư là người quyết định cao nhất.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}