CÁ TÔM ÐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CẠN KIỆT DẦN

@ 14 January 2013 04:55 AM
Tin An Giang - Hiện tượng biến đổi khí hậu, việc xây đập từ thượng nguồn đến hạ nguồn sông Mekong đã ảnh hưởng đến trữ lượng hải sản và thu nhập của người dân nơi đây. Giám đốc một công ty khai thác hải sản tại thị Xã Châu Ðốc, An Giang cho biết trước đây cá nguyên liệu như cá linh, lòng tong đề làm mắm rất dồi dào, nhất là vào mùa nước nổi tháng 10 hàng năm. Tuy nhiên gần 10 năm nay, nguồn lợi này đã giảm tới 2/3. Ông nói công ty của ông làm nghề mắm theo kiểu cha truyền con nối qua nhiều thế hệ nhưng chưa khi nào sản lượng cá nguyên liệu lại thấp như hiện nay.

Tại buổi nói chuyện Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến nền kinh tế, đặc biệt đến Ðồng bằng sông Cửu Long ngày hôm qua, Giám đốc khoa Quản lý tài nguyên thiên nhiên và Môi trường Ðại học Cần Thơ cho hay nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này là do biến đổi khí hậu. Thời tiết thất thường, thủy lưu dòng sông thay đổi khiến mùa nước lũ ở miền tây không còn tự nhiên và đúng như chu kỳ trước đó. Tập quán sinh sản và di cư của các loài cá do đó cũng bị xáo trộn.

Tuy nhiên ngoài yếu tố thiên tai, con người cũng góp phần vào tình trạng cạn kiệt nguồn cá như hiện nay, thông qua việc gia tăng sản xuất lúa bằng đê bao khép kín để chống lũ lụt. Như vậy nước lũ chảy hết ra biển không được tích lũy trên đồng ruộng theo cách tự nhiên. Khi nước biển tràn ngược vào các sông vào mùa khô, tình trạng ngập mặn trở nên dễ dàng. Từ đó nguồn lợi cá cạn kiệt dần.

Cá là nguồn sống quan trọng của cư dân hạ nguồn Mekong. Chính vì vậy, mức độ thiệt hại không dừng lại ở người dân nơi đây mà còn ảnh hưởng chung đến nhiều nơi khác. Một chuyên gia cho biết thường trong mùa lũ, người dân có thể kiếm được khoảng 50 đến cả trăm ngàn đồng nhờ khai thác, đánh bắt cá mưu sinh hoặc có thể ủ mắm đem bán, nhưng hiện tại đã giảm nhiều và giảm mạnh hơn nữa nếu Campuchia quyết xây đập thủy điện.

Những nhà đầu tư xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong hướng đến mục tiêu lợi nhuận nhiều hơn là vì sinh thái và cuộc sống của người dân. Khi đó, tại Ðồng bằng sông Cửu Long, có lúc rất nhiều nước tràn từ thượng nguồn sông Mekong, nhưng có lúc không một giọt nước.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}