THÊM SỨC ÉP CSVN THẢ ÔNG LÊ QUỐC QUÂN

@ 17 March 2013 04:55 AM
Tin Tổng Hợp - Theo thông cáo báo chí của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, một liên minh gồm nhiều tổ chức các tổ chức phi chính phủ và nhân quyền đã yêu cầu các báo cáo viên Ðặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự do Tư Tưởng, Bảo vệ Nhân quyền và Tự do Hội họp hãy can thiệp thay mặt luật sư Lê Quốc Quân. Ông Lê Quốc Quân đã bị nhà cầm quyền CSViệt Nam biệt giam kể từ khi ông bị bắt giữ hôm 27 tháng 12 năm 2012 vì các cáo buộc tội trốn thuế. Ông mới chỉ được phép gặp luật sư của mình hai lần và bị từ chối không được phép gặp người thân trong gia đình. Ông Quân vốn bị nhà cầm quyền để ý vì các hoạt động nhân quyền của ông. Là một luật sư nhưng ông bị tước quyền hành nghề năm 2007 vì bị kết tội tham gia vào các hoạt động lật đổ chế độ.

Vẫn theo Thông cáo báo chí này, bất chấp những cáo buộc như vậy ông Lê Quốc Quân tiếp tục quảng bá cho nhân quyền và đã bị bắt vài lần kể từ đó và tháng 8/2012 ông phải nằm bệnh viện vì bị những kẻ không rõ danh tính hành hung ở gần nhà. Trong bản kiến nghị của mình, liên minh các tổ chức nhân quyền nói rằng Việt Nam trắng trợn vi phạm các nguyên tắc được ghi trong Tuyên ngôn về Bảo vệ Nhân quyền của LHQ. Ngoài ra một bản kiến nghị khác cùng được gửi tới Nhóm Hành Ðộng LHQ về việc Bắt Bớ Giam giữ Tùy tiện, yêu cầu LHQ lên tiếng với nhà cầm quyền CSViệt nam phải trả tự do cho ông Quân ngay lập tức.

Liên quan đến viết blog và internet thì trong một diễn biến riêng biệt khác, tổ chức Phóng viên Không biên giới nói rằng CSViệt Nam,Trung Cộng, Syria, Iran và Bahrain là các nước rình rập những người sử dụng internet. Trong một bản phúc trình mang tên Kẻ thù của Internet, tổ chức này đã nêu tên 5 công ty gồm Gamma, Trovicor, Hacking Team, Amesys và Blue Coat là kẻ thù của kỷ nguyên kỹ thuật số và là những công ty giúp các nhà cầm quyền có chính sách đàn áp.

Internet ở Việt Nam phát triển nhanh nhưng vẫn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của đảng và nhà nước CSVN. Bản phúc trình trích dẫn 31 người sử dụng internet tại Việt Nam đã bị bỏ tù. Các internet cafe bị giám sát chặt chẽ, bị nhà cầm quyền bắt buộc phải báo cáo tên tuổi những người sử dụng Internet trong quán.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}