SỬA ÐỔI HIẾN PHÁP VÀ NHỮNG HÀNH ÐỘNG CỦA NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM

@ 24 March 2013 10:22 PM
Tin tổng hợp - Cuộc lấy ý kiến góp ý cho dự thảo sửa đổi hiến 1992 tiếp tục diễn ra. Có nhiều ý kiến và hành động cho thấy có những bất thường hiện nay. Sau khi Ủy ban Dự thảo Sửa đối Hiến pháp 1992 lên tiếng kêu gọi người dân góp ý và không có vùng cấm nào trong đợt góp ý, sau đó đã xuất hiện những bản kiến nghị được phổ biến công khai trên những mạng và qua các mạng xã hội nhiều người tham gia ký tên. Nổi bật là bản kiến nghị góp ý sửa đổi dự thảo hiến pháp do 72 nhân sĩ, trí thức khởi xướng. Ðại diện của nhóm này đã đến văn phòng Quốc hội phụ trách về vấn đề sửa đổi hiến pháp để chính thức gửi bản kiến nghị đó. Cho đến thời điểm giữa tháng 3 con số người ký tên ủng hộ bản kiến nghị đã lên đến con số 10 ngàn người.

Một bản kiến nghị khác đến lúc này cũng có số chữ ký ở mức chục ngàn người là bản nhận định và góp ý của Hội đồng Giám mục Việt Nam cho dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992. Văn bản này cũng được người đại diện của Hội đồng Giám Mục Việt Nam đích thân đến trao cho Ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp.

Ðến nay cũng có gần 8.000 ngàn người ký tên vào tuyên bố của nhóm Công dân mạng Tự do với những ý kiến mạnh mẽ không những đòi hỏi bãi bỏ điều 4 về sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam mà cần phải tổ chức Hội nghị Lập hiến, thiết lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam.

Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 đã có công văn trả lời cho nhóm 72 nhân sĩ, trí thức mà đại diện là cựu bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Ðình Lộc. Tuy nhiên trả lời đó cho rằng những kiến nghị được đưa ra chưa đúng qui định của luật pháp Việt Nam. Tiếp theo là lên tiếng của những tay lãnh đạo cao cấp của Ðảng và nhà nước CSVN đối với những kiến nghị của các tầng lớp người dân, nhất là đối với kiến nghị hủy bỏ điều 4 trong hiến pháp qui định vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam.

Tổng bí thư Ðảng Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng lên tiếng chỉ trích những người kiến nghị hủy bỏ điều 4 là suy thoái tư tưởng, đạo đức. Lời của Nguyễn Phú Trọng ngay lập tức có rất nhiều lời phản đối. Người ta bảo rằng, chính đảng viên cộng sản mới là những tên suy thoái đạo đức chứ không phải nhân dân. Và chủ tịch Nguyễn Phú Trọng không có tư cách gì bảo rằng nhân dân suy thoái tư tưởng bởi vì đòi đổi hiến pháp.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}