CSVIỆT NAM ÐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG NỢ NƯỚC NGOÀI

@ 2 May 2013 02:09 AM
HÀ NỘI - Cách nay hai tuần, Bộ Tài chính của nhà cầm quyền CSVN loan báo, tính đến hết năm 2011, CSViệt Nam đang nợ nước ngoài (nợ công) 66,8 tỉ USD. Khoản nợ này tương đương 55% GDP và nằm trong ngưỡng an toàn. Thế nhưng tại hội thảo về chủ đề Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu và những vấn đề gợi mở đối với CS Việt Nam, mới diễn ra hôm 25 tháng 4 thì các chuyên gia kinh tế cho rằng, nợ công của CS Việt Nam đã lên đến 128 tỉ USD, tương đương 106% GDP của năm 2011. Có nhiều dấu hiệu cho thấy, nhà cầm quyền CSVN đã tìm mọi cách để che giấu nợ công.

Trong khi thế giới có cái nhìn chung về cách tính nợ công với năm thành tố thì khi tính nợ công, CSViệt Nam loại đi hai thành tố, đó là nợ của doanh nghiệp nhà nước và khoản nhà nước vay từ quỹ hưu trí. Thành ra nợ công mà nhà cầm quyền CSVN loan báo chỉ bằng một nửa so với khoản nợ thực. Giới chuyên gia kinh tế tỏ ra đặc biệt lo ngại khi nợ công rất cao, tăng rất nhanh nhưng hiệu quả của việc sử dụng các khoản nợ này lại rất thấp.

Ông Nguyễn An Hà, làm việc tại Viện Nghiên cứu châu Âu, cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang có một số đặc điểm giống với các quốc gia châu Âu có tỉ lệ nợ cao như: Hi Lạp, Ireland, Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha, Ý khi lâm vào khủng hoảng nợ công. Ðó là tăng trưởng GDP giảm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2007 đến nay, lạm phát luôn có xu hướng tăng mạnh, … Do vậy, cần phải có giải pháp hợp lý trước khi quá muộn.

Giới chuyên gia kinh tế cùng cho rằng, khó khăn lớn nhất khi đề cập đến thực trạng nợ công của CSViệt Nam là các số liệu không được cung cấp hoặc giả mạo, không đủ tin cậy. Trong khi các quốc gia cập nhật nợ công theo tam cá nguyệt thì CSViệt Nam mới chỉ công bố nợ công đến năm 2010 và ước tính nợ công của năm 2011. Tức là các số liệu của năm 2011 và 2012 bị giữ kín, không công bố và còn tuyên bố cách tính của Việt Nam không giống cách tính của quốc tế. Ðáng lưu ý là dù nợ công tăng vọt trong vài năm qua nhưng đầu tư công dành cho nông nghiệp, giáo dục, y tế, trợ cấp xã hội vốn đã rất ít lại liên tục giảm.

Tại một hội thảo nhằm đánh giá về hiệu quả đầu tư công, diễn ra cùng ngày với hội thảo về nợ công, các chuyên gia kinh tế cho biết, đầu tư công vào nông nghiệp, dù chỉ chiếm 6,5% tổng vốn đầu tư trong giai đoạn từ 2006-2010, sang năm 2011 đã giảm xuống chỉ còn 5,6%. Tương tự, đầu tư công cho giáo dục, trước đây dù chỉ chiếm 3,1% tổng vốn đầu tư, sang năm 2011 đã giảm xuống chỉ còn 2,9%. Ðầu tư công cho y tế và trợ cấp xã hội, dù chỉ chiếm 4,6% tổng vốn đầu tư, sang năm 2011 đã giảm xuống chỉ còn 4%. Các con số nợ thuộc về bí mật của đảng.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}