KHAI THÁC MỎ Ở VIỆT NAM NHƯ HỦY DIỆT

@ 1 June 2013 08:47 PM
Tin Hà Nội - Cung cách quản lý, điều hành hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam đã và đang gây ra rất nhiều tác hại cho cả kinh tế, đời sống lẫn môi trường. Ðó là nhận định của Trung tâm Con người và Thiên nhiên viết tắt là PAN trong một nghiên cứu về Khoáng sản, Phát triển và Môi trường vừa được phổ biến. Nghiên cứu cho rằng CSViệt Nam xem công nghiệp khai thác khoáng sản là một trong những ngành tạo việc làm, tăng ngân sách cho địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên kết quả khảo sát của PAN cho thấy công nghiệp này hiện chỉ gây ra những tác động tiêu cực. Sau khi khảo sát mỏ sắt Tân Pheo ở huyện Ðà Bắc, tỉnh Hòa Bình, PAN cho biết hoạt động khai thác đã ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu đất trong khu vực. Vào mùa mưa, đất đá từ núi trôi xuống ruộng và suối khiến độ sâu của suối giảm và một số đoạn đã bị lấp. Trong khi hệ thống suối là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, tưới và nuôi thủy sản của cả ngàn gia đình.

Tại thời điểm khảo sát, nguồn lợi thủy sản gần như không còn, nước suối cạn. Việc khai thác khoáng sản kiểu này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế cho dân chúng. Tương tự, quá trình khai thác quặng bauxite tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Ðồng đã gây tác hại trầm trọng cho môi trường. Việc trồng trọt cũng bị ảnh hưởng nặng. Hoạt động khai thác bauxite còn phá vỡ cấu trúc địa chất, làm bề mặt đất bị hạ thấp. Mùa mưa, nhiều chỗ bị ngập úng, xói lở với cường độ mạnh.

Tuy khoáng sản được xem như tài sản toàn dân song PAN cho rằng trên thực tế, phần lớn lợi nhuận đang chảy vào túi các doanh nghiệp, để mặc cộng đồng dân chúng địa phương gánh chịu thiệt thòi.(SBTN)

{nl}{nl}{nl}