VỤ ÁN THÁI BÌNH
@ 17 September 2013 02:42 AM
{nl} TIN TỔNG HỢP -- Tuần qua tin tức về vụ anh Ðặng Ngọc Viết thanh toán những cán bộ thuộc cơ quan có tên gọi là Trung Tâm Phát Triển Quỹ Ðất tỉnh Thái Bình, văn phòng đặt bên trong trụ sở Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thái Bình. Trung Tâm Phát Triển Quỹ Ðất được người dân đặt tên là "con quỷ ăn đất" hay "trung tâm cướp đất", vì là nơi phát sinh ra những vụ đảng viên cộng sản cướp đất của nhân dân qua kế hoạch "trưng thu" hay "giải phóng mặt bằng". Ông Ðặng Ngọc Viết, 42 tuổi, nguyên quán huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, mang một khẩu súng ngắn bước vào văn phòng UBND tỉnh Thái Bình, bắn vào 5 cán bộ của Trung Tâm Phát Triển Quỹ Ðất (Trung Tâm). Những người bị trúng đạn là:
1. Võ Ngọc Dũng, Phó Giám Ðốc Trung Tâm
2. Nguyễn Thanh Dương, cán bộ Trung Tâm
3. Vũ Công Cương, cán bộ Trung Tâm
4. Bùi Ðắc Xuân, cán bộ Trung Tâm
5. Phan Thị Lan Anh, Phó Giám Ðốc Trung Tâm
Tin cho biết, Võ Ngọc Dũng tử thương sau khi đưa vào bệnh viện. Số còn lại chưa kiểm chứng được tình trạng sức khỏe, chỉ biết tất cả đều bị thương nặng. Cả 5 đều là cán bộ cao cấp của "trung tâm cướp đất" của dân. Loại trung tâm này được thành lập hầu như ở mỗi tỉnh, tự ý quy định loại đất rồi định đoạt giá cả đền bù. Trung tâm này dùng con số ấy để đền bù cho chủ đất và chủ nhà mà trung tâm sẽ chiếm. Số tiền đền bù thường chỉ là 1/5, có nơi chênh lệch lên tới 1/10 so với giá thị trường. Ðất và nhà của dân bị Trung Tâm chiếm rồi đem bán cho các dự án xây dựng, muốn làm gì thì làm, muốn bán cho ai thì bán để kiếm lời. Người dân được đền bù số tiền quá ít ỏi, không đủ tiền để đi định cư nơi khác, gây phẫn nộ khắp nơi trong nước.
Chính quốc hội của CSVN đã từng cho biết, 80% các vụ khiếu nại, kiện tụng có liên quan đến đất đai, nhà cửa. Trường hợp ông Ðặng Ngọc Viết là một trong những trường hợp này. Trước đây, trường hợp Ðoàn Văn Vươn ở Hải Phòng cũng tương tự, nhưng ông Vươn không gây chết người. Ông Ðoàn Văn Vươn hiện còn bị CSVN giam tù.
Ông Ðặng Ngọc Viết sau khi thanh toán xong mục tiêu ông đã ra khỏi trụ sở UBND tỉnh một cách dễ dàng và tìm đến chùa Ðông Sơn thuộc huyện Kiến Xương để cầu nguyện trước tượng Phật Bà Quan Thế Âm. Công an cộng sản đưa tin rằng ông Ðặng Ngọc Viết đã tự vận bằng súng rồi ném súng xuống ao.
Các cán bộ báo chí của đảng được phép đến trụ sở UBND tỉnh Thái Bình và chùa Ðông Sơn để tìm hiểu và kiểm chứng nguồn tin. Nhưng hầu hết các báo đều phổ biến nội dung giống nhau, khiến cho độc giả tin rằng tất cả tin tức về vụ này đều do công an cộng sản cung cấp. Dù các bản tin đều do công an đưa ra nhưng tự nó chứa nhiều mâu thuẫn và đáng nghi ngờ lại không thể kiểm chứng.
Thứ nhất, ngay trong ngày, đại tá công an Trần Xuân Truyết biết "thủ phạm" là ai, cư ngụ tại đâu, và hắn ta ra lệnh truy nã. Nếu tính theo thời gian tuyên bố của công an Truyết thì lệnh truy nã ban ra nhằm vào lúc ông Ðặng Ngọc Viết đang trên đường đến chùa Ðông Sơn. Dù lệnh truy nã ban ra nhưng các lực lượng công an không hành động ngay mà phải chờ trời tối, khoảng 8:00 tối công an mới đến chùa Ðông Sơn, là lúc người trong chùa phát giác ông Ðặng Ngọc Viết đã chết vì hai viên đạn, gục chết dưới chân tượng Phật Bà Quan Thế Âm. Công an tìm thấy cây súng mà ông Ðặng Ngọc Viết đã dùng để bắn các cán bộ "trung tâm cướp đất", ở dưới đáy ao trong chùa.
Thứ nhì, ông Ðặng Ngọc Viết được công an mô tả là người chưa có tiền án nhưng lại là người ham mê cờ bạc và gia đình gặp cảnh éo le. Tin tức công an đưa ra nhằm gây ấn tượng là ông Ðặng Ngọc Viết thua cờ bạc và túng quẫn. Sau đó, cũng chính tin tức của công an đưa ra, không nói đến tính tình ham cờ bạc của ông ông Ðặng Ngọc Viết. Bởi vì những người bà con được lấy khẩu cung, không ai nói ông Ðặng Ngọc Viết là người như thế. Công an phải công nhận gia đình ông Ðặng Ngọc Viết không "đồng thuận về khoản tiền đến bù" trên miếng đất và căn nhà ba gian của ông.
Thứ ba, công an đưa tin ông Ðặng Ngọc Viết là một nông dân, sau đó thì nói là công nhân,... nhưng hành động bắn người công khai ngay tại trụ sở một cách nhanh nhẹn và chính xác rồi ung dung đi ra khỏi trụ sở, để dành một viên đạn để khi vào chùa thì tự vận trong chùa, là một hành động của một cảm tử quân rất bình tĩnh và nhiều kinh nghiệm.
Ðâu là sự thật? Có phải ông Ðặng Ngọc Viết là người đã thanh toán 5 cán bộ ấy hay do một tổ chức nào đó rồi đổ hết cho ông Ðặng Ngọc Viết? Tại sao công an CSVN biết rất sớm mà không hành động ngay? Phải đợi đến đêm tối mới đến chùa để điều tra?
“Tại Việt Nam có một rừng luật, nhưng chỉ dùng luật rừng” như bà Ngô Bá Thành, nguyên là chủ nhiệm Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội VC đã từng nói.(FVN)