Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Buồm cao ghi dấu can trường
Buồm cao ghi dấu can trường


 






 

Nơi đây hương khói ngàn thu
Thuyền nhân tạm nghỉ trong mồ trùng dương
Buồm cao ghi dấu can trường
Trống thiêng gọi kẻ bốn phương tìm về

Ngày đầu năm 2005, nhân dịp về Nam California, gia đình tôi có gặp quý giáo sư Lưu Trung Khảo và Trần Huy Bích ở Viện Việt Học. Thầy Huy Bích có tặng một tài liệu mà đối với tôi nó quý giá vô cùng. Đó là bài thơ tiếng Nôm ghi trên Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân được xây ở đảo Bidong thuộc Malaysia. Người Mã Lai và thuyền nhân Việt Nam gọi đảo này là Pulau Bidong; Pulau là đảo, Bidong là tên của hòn đảo ấy.








Vài nét về đảo Bidong

Đảo Bidong có đường kính khoảng 2 cây số, diện tích khoảng 260ha, nhưng khoảnh đất bằng phẳng sát bờ biển phía nam mới là nơi thuyền nhân Việt Nam tập trung tạm trú. Phần còn lại là đồi núi, cây rừng hoang, và đá núi lởm chởm, đổ từ trên đỉnh cao xuống tận bờ biển. Trên đỉnh núi cao và dọc theo triền núi, có rất nhiều cây sao nhưng không lớn lắm. Gần bờ biển thì có nhiều cây dừa. Đây là đảo hoang, không có người ở. Chính phủ Mã Lai đã dành làm nơi tạm trú cho thuyền nhân Việt Nam với sự bảo bọc của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc.

Thuyền tôi dài 11 thước với 33 người gồm ông già bà cả, thanh niên, phụ nữ và cả con nít mới sanh. Thuyền lênh đênh trên biển Thái Bình Dương được 3 ngày thì gặp một chiếc tàu thật lớn đang thăm dò đáy biển, mang cờ nước Anh. Họ không vớt chúng tôi nhưng có tiếp tế thực phẩm và nước ngọt. Thuyền trưởng cho biết trong hai ngày nữa sẽ có bão lớn, và đề nghị chúng tôi nên đổi hướng để vào bờ gấp. Chúng tôi nghe lời, không đi về hướng Singapore và nhắm vào bờ gần nhất. Gần hai ngày sau, thuyền chúng tôi ủi vào bờ biển Terengganu, cũng vừa lúc cơn bão đến sau lưng. Mười ngày sau được đưa sang Bidong. Mới đến thì thấy đảo hoang sơ, với những cây dừa cao vút. Trên đồi cao còn có nhiều khu rừng rậm rạp. Vài ba tháng sau, số thuyền nhân lên tới 40,000 người. Nhìn lên đồi đã thấy có nơi bị trọc vì thuyền nhân đốn cây để làm nhà và làm củi để nấu nướng.

Nước ngọt và thực phẩm thì được Cao Ủy Ty Nạn Liên Hiệp Quốc cung cấp qua trung gian Hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ và chính phủ Mã Lai. Mã Lai là quốc gia có đa số dân theo Hồi Giáo nên không có Hội Hồng Thập Tự, mà có Hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ, hoạt động giống như Hội Hồng Thập Tự. Gặp những ngày biển động, thuyền nhân không được tiếp tế thì khốn khổ. Có nhiều nỗi khổ không thể diễn tả hết trên những trang giấy này. Nhưng, đặc biệt là mọi người tha hồ hít thở  không khí tự do.

Với một cái búa chẻ củi, người ta đã đốn cây rừng, xẻ dọc làm hai, vạt hai bên thành hai miếng ván dùng để đóng bàn ghế, đóng  giường ngủ. Có ván, có nhựa cây rừng, họ có thể đóng thuyền để bơi ra khơi câu cá. Sau này, những chiếc thuyền mong manh này bơi xa hơn để mua những nhu yếu phẩm từ các tàu đánh cá của người bản xứ. Họ đem về bán lại cho thuyền nhân trên đảo Bidong. Từ một hòn đảo không người ở, không thú rừng, chỉ vài tháng sau Bidong đã có chợ chồm hổm, có quán cóc café. Việc đóng thuyền, bơi ra khơi, buôn bán,... tất cả là những thứ bị cấm, do luật của chính phủ Mã Lai đề ra. Nhưng người ta cũng cứ lén lút đóng thuyền rồi ra khơi đi khai phá. Chiếc thuyền này bị tịch thu thì chiếc khác lại hạ thủy ra khơi. Sức vươn dậy của con người Việt Nam được thể hiện rất rõ ở đây.

Bao nhiêu trí thức của miền Nam, ai vượt được trùng dương thì hầu như gặp nhau ở đây. Người ta tin rằng, nếu không gặp nhau ở đây thì chắc là đang ở tù cộng sản hay đã được thủy táng trong lòng đại dương. Người ta mau chóng đội ngũ hóa. Họ dựng lên trường học dạy tiếng Anh, tiếng Pháp. Phòng thông tin, toán trật tự, toán cấp cứu,... cũng được thành lập nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu càng ngày càng nhiều. Các Hướng Đạo Sinh Việt Nam theo tiếng gọi đàn cũng đã làm thành từng đoàn, từng đội.

Một miếng đất vào khoảng phân nửa cây số vuông (khoảng phân nửa khuôn viên Tòa Thánh Tây Ninh) mà có đến 40 ngàn người sinh sống trên đó. Họ xây chùa, xây nhà thờ, nhà nguyện. Họ đúc tượng và dựng đài tưởng niệm. Các bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ và cả những sinh viên y, nha, dược hầu như gặp nhau ở Bidong. Nhạc sĩ, ca sĩ, văn sĩ, thi sĩ, kỹ sư, chuyên viên đủ các ngành nghề,... không biết bao nhiêu mà kể.

Thời điểm này là cuối thập niên 70, đầu thập niên 80, làn sóng người tỵ nạn lánh nạn cộng sản đang lên cao. Không biết bao nhiêu người gửi thân trong lòng biển. Đây cũng là thời điểm Hội Y Sĩ Không Biên Giới thành lập những bệnh viện nổi, đặt trên những con tàu và nhanh chóng ra khơi để cứu vớt thuyền nhân. Một trong những chiếc tàu đó là L’île de lumière (Đảo Ánh Sáng).

Sau khi vớt thuyền nhân ở biển Đông, tàu này neo ngoài khơi đảo Bidong để làm bệnh viện chữa trị những ca đặc biệt. Sau đó, tất cả các dụng cụ y khoa đã để lại Bidong và cũng là lúc Bidong có đủ nguyên liệu và thiết bị để xây dựng bệnh viện trên đảo Bidong. Đó là bệnh viện Sick Bay; là kết quả của trí tuệ thuyền nhân Việt Nam; những kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên viên đủ loại. Tất cả những ai đã tốt nghiệp y, nha, dược khoa hay chỉ là sinh viên đang theo học các ngành này, đều xung phong phục vụ ở Sick Bay.

Trở Lại Câu Chuyện Đài Tưởng Niệm
Thuyền Nhân Việt Nam

Trong hình, chúng ta có thể nhìn thấy chiếc trống đồng ở trung tâm, bao quanh bởi bốn cánh buồm cao ngạo nghễ. Tượng đài tọa lạc một đỉnh đồi ở phía nam đảo Bidong, với khoảng không gian rộng nhìn ra biển Đông. Bài thơ chữ Nôm được khắc trên một trong bốn cánh buồm này.

Thầy Huy Bích kể lại là có một người tìm đến Thầy nhờ đọc bài thơ chữ Nôm. Bài thơ này đã được khắc trên Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân ở đảo Bidong mà họ ngờ ngợ không biết có chữ nào không đúng chăng? Thầy Trần Huy Bích là vị giáo sư am tường chữ Hán và chữ Nôm, nghe sự việc cũng muốn đọc để hiểu tâm tư thuyền nhân Việt Nam ở Bidong. Thầy đọc rồi mới thấy có chữ không có trong tự điển, nhưng cũng có thể đoán được. Thầy hỏi ai là tác giả và tìm gặp để trao đổi mong tìm ra nguyên do tại sao chữ ấy được dùng. Một cụ trên 80 tuổi nói rằng lâu quá cụ không còn nhớ đó là chữ gì.

Lúc trên đảo Bidong, ban xây dựng Đài Tưởng Niệm muốn có một bài thơ tiếng Nôm khắc trên đài. Người ta cậy nhờ cụ. Có chữ cụ nhớ rất rõ, có chữ cụ không nhớ nhưng nhờ có căn bản chữ Nôm, cụ đã chế biến vài chữ. Đến nay, cụ không còn nhớ chính xác bài thơ chữ quốc ngữ, nhưng cũng đồng ý với thầy Huy Bích để cuối cùng có được bài thơ, như thế này:

Nơi đây hương khói ngàn thu
Thuyền nhân tạm nghỉ trong mồ trùng dương
Buồm cao ghi dấu can trường
Trống thiêng gọi kẻ bốn phương tìm về

Theo Thầy Trần Huy Bích thì ở Việt Nam, chữ Nôm không thống nhất cho tất cả các địa phương. Nhiều khi phát âm giống nhau, nhưng chữ viết có thể khác. Ngày nay, bộ chữ Nôm đã dần dần được khôi phục trong bộ chữ Unicode; tuy chưa hoàn hảo nhưng cũng đủ để ghi lại một số những tài liệu lịch sử viết bằng chữ Nôm dưới dạng digital. Hôm ấy, Thầy có kể rất nhiều chi tiết chung quanh bài thơ này nhưng vì tâm trí cứ lãng đãng những kỷ niệm Bidong nên tôi đã quên đi một phần. Kính mong thầy Huy Bích sẽ không quản ngại mà kể cho hết cả chúng ta cùng nghe lại câu chuyện về bài thơ này.

Xin thân ái chia xẻ cùng quý thầy và anh chị em, nhất là quý vị từng tạm cư tại Pulau Bidong.

Kính mến,
Sơn Hà
Oct.2005

Bài biên khảo này được trích từ Lớp học Hán Việt
hanviet@yahoogroups.com (đã đóng) từng
được hướng dẫn bởi 7 vị Giáo sư thuộc
Hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức Việt Nam Hải Ngoại.

////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

Xem Video

cuu nguoi vuot bien

Bài Hát Bước Chân Việt Nam của nhạc sĩ Trúc Hồ
trình bày hợp ca, Asia Productions


KÍNH NHỜ CHUYỂN TIN CHO VIỆT NAM
    

Hồn Ca Trên Biển Đông

Kính dâng lên hương hồn hơn nửa triệu đồng bào đã tử nạn trên biển Đông, mong vượt thoát chế độ cộng sản VN, mưu tìm Tự Do sau cơn Quốc Nạn 30 tháng Tư Đen 1975.

(Lưu niệm chuyến đi viếng thăm mộ bia Thuyền Nhân tại các đảo Galang và Pinang, NamDương, cùng phái đoàn Văn Khố Thuyền Nhân và cácBạn từ cácquốc gia trên thế giới; trong lúc CSVN đang yêu cầu chính quyền Nam Dương đóng cửa các khu di tich Thuyền Nhân trên các đảo. Điều này cho thấy ngày nào còn CSVN, ngay cả những người đã chết trên các đảo hoang vu, lìa xa Tổ Quốc, cũng không được yên nghỉ ngàn thu...)

 Võ Đại Tôn

 Hồn Ca Trên Biển Đông

1.

Hồn ai đó?
Chập chờn trên khói sóng
Dòng máu tươi theo nước chẳng hòa tan.
Hồn ai đó?
Vạn tinh cầu chao bóng
Đảo ghềnh xa còn vọng tiếng kêu than.
Hãy về đây – trên sóng nước dâng tràn
Chung tiếng khóc nghẹn đau cùng Dân Tộc.

Hồn ai đó?
Đã lìa xa Tổ Quốc
Vẫn còn ôm sông núi xuống mồ hoang.
Tiếng oan khiên từ đáy vực còn vang
Hay chìm đắm giữa khơi ngàn sóng dữ?
Mảnh thuyền tan, bập bềnh trôi viễn xứ
Biết về đâu? Hồn phiêu bạt nơi đâu?
Thân cá Hồi tan tác đã chìm sâu
Không tìm thấy lối quay về chốn cũ!

Giữa trùng khơi vang tiếng cười dã thú
Hải tặc giằng co thân xác - kinh hoàng.
Tiếng Mẹ kêu, dòng máu chảy đầy khoang
Tay vời níu đàn con run khiếp sợ.
Biển lạnh chiều hoang, trần gian nín thở,
Vòng tai ương kiếp nạn đến vô cùng.

Hồn ai đó?
Bờ Tự Do bốn hướng, cõi mông lung
Tìm đâu thấy - giữa muôn trùng đen thẳm?
Tiếng kêu “Trời!” trước phút giây chìm đắm
Biến tan vào giông bão, thét trùng dương.
Vực mồ sâu thịt rã máu còn vương
San hô trắng hay là xương ai trắng?
Dòng tóc đen bám ghềnh xa hoang vắng
Thành rong rêu sẫm tím một màu tang.

Hồn ai đó?
Chiếc thuyền Không Gian
Trôi về Vô Tận.
Bánh xe Thời Gian chuyển ngàn uất hận
Chập chờn mấy cõi U Minh.
Lịch Sử nghìn thu trang giấy rợn mình
Ghi chép lại phút kinh hoàng Vượt Biển!

 






2.

Hồn ai đó?
Đảo hoang sơ, ai về đây khấn nguyện
Mộ bia tàn, ai thắp nén hương dâng?
Nơi Ba-Đình vui chuốc rượu Vô Thần
Cười nghiêng ngả mừng reo hò chiến thắng!
Đồng ruộng phơi bày xương trắng
Oan khiên máu lệ thành sông.
Bao thây vùi trong sóng nước biển Đông
Còn sót lại mấy hoang tàn di tích?

Hồn ai đó?
Đảo xa xôi mộ phần cô tịch
Giấc ngủ chẳng bình an.
Họ còn theo, cố phá đập tan (*CSVN)
Để tô hồng chế độ:
“Chủ nghĩa huy hoàng, không ai chối bỏ
Không có người vượt thoát để tồn sinh!!!”
Nhưng bia đời như nắng rọi bình minh
Luôn soi rõ từng vết sâu tội ác
Của loài dã tâm với ngôn từ khoác lác
Đang tôn thờ chủ thuyết lai căng.

Hồn ai đó?
Từ bao cõi vĩnh hằng
Xin về đây chứng kiến.
Tấm lòng chúng tôi, trọn đời Tâm Nguyện
Chí bền gan, xin vẹn Nghĩa Tình.
Dù ngăn cách Tử Sinh
Giữa hai bờ Nhật Nguyệt.
Dù có ai phá tan mộ huyệt
Đến nghìn sau hồn mãi còn đây.
Nhìn trùng khơi sóng nước dâng đầy
Gửi mơ về cố quốc.
Hồn vẫn sống trong lòng Dân Tộc
Vì hai chữ Tự Do.

Chiều GALANG bão tố sóng to
Hay tĩnh lặng trăng rơi thềm đá.
Sáng PINANG nắng xuyên rừng lá
Hay đêm vờn tiếng hát nhân ngư.
Hồn mãi còn đây, dù bia mộ hoang phục vụ
Không tên tuổi - sá gì tên với tuổi!
Dù xác thân đã hòa chung cát bụi
Biển Đông còn - HỒN MÃI SỐNG THIÊN THU!

 Võ Đại Tôn (Hoàng Phong Linh)
Viết tại đảo Pinang ngày 14.10.2009

Sent by DONG TRAN,
VĂN KHỐ THUYỀN NHÂN VIỆT NAM,
Archive of Vietnamese Boat People
Web: www.vktnvn.com

"Trở về bến tự do" của
Văn Khố Thuyền Nhân VN

Thanh Quang, phóng viên RFA

2012-06-20

Văn Khố Thuyền Nhân VN vừa hoàn tất chuyến “trở về bến Tự Do” được tổ chức từ trung tuần tháng 5 vừa rồi cho tới những ngày đầu tháng 6 này.


AFP photo

Một trẻ em Việt Nam được đưa lên một xà lan tại đảo Galang để hồi hương vào ngày 02/9/1996.

Trùng tu mộ phần thuyền nhân

Mục đích thăm lại những trại tỵ nạn xưa cũng như trùng tu mộ phần thuyền nhân tại Indonesia và Malaysia, và đặc biệt tìm thấy một nghĩa trang nữa của thuyền nhân trên đảo Bidong ở Malaysia. Thanh Quang tìm hiểu chuyến đi này, và được ông Trần Đông, Giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân VN trụ sở chính tại Úc, trước hết cho biết về chuyến đi Indonesia:

Ông Trần Đông: Mục tiêu của chuyến đi về Indonesia gồm 2 điểm: Thứ nhất là để tìm hiểu xem công trình trùng tu thí điểm 50 ngôi mộ thuyền nhân ở vùng Kuku đã được thực hiện như thế nào. Và mục tiêu thứ hai là cũng để xác định tất cả ngôi mộ ở tại khu trại tỵ nạn cũ là Kuku và Air Raya cùng một vài nơi khác, xem những ngôi mộ nào cần phải được trùng tu và những mộ nào không phải trùng tu. Những ngôi mộ nào cần trùng tu thì chúng tôi đánh dấu để lập thành một danh sách trùng tu sau này.

Thanh Quang: Thưa ông, thành quả trong chuyến đi vừa nói có được như ý không, hay có trục trặc nào ? Tóm lại kết quả cụ thể của chuyến đi Indonesia này ra sao?

Ông Trần Đông: Đúng là việc trùng tu thí điểm mộ phần thuyền nhân như vừa nói rất quan trọng tại một nước, nhất là ở nơi hẻo lánh như vùng Anambas hay là Natuna, Kuku, Air Raya. Bảng vẽ mẫu chúng tôi đã gởi cho họ, nhưng qua thực hiện họ làm không đúng kích thước như trong bảng vẽ của mình. Tấm đá hoa cương để ghi tên thuyền nhân, khi đặt lên thì nó lại không phù hợp, tức tấm đá hoa cương này hơi lớn hơn khổ bê-tông cốt sắt mà họ làm phía dưới. Chúng tôi có chỉ cho họ thấy như vậy và yêu cầu sửa lại. Và họ đồng ý.

Sau khi họ sửa lại và chụp hình cho mình thấy, thì mình sẽ đồng ý hay không đồng ý. Nếu như mọi chuyện diễn ra tốt đẹp thì mình sẽ cho biết là hài lòng với công việc làm của họ. Và số mộ phần còn lại, chúng ta cũng sẽ cho họ biết là chừng nào sẽ tiến hành. Trong chuyến đi vừa qua, chúng tôi cũng đã cùng với họ xác định consố mộ cần thiết phải trùng tu thêm nữa, ít nhất cũng gần 100 ngôi mộ.

Thanh Quang: Chúng tôi được biết VKTN cũng có tổ chức chuyến đi Malaysia. Xin ông cho biết chuyến đi này? Chúng tôi được biết chuyến đi chủ yếu cắm trại 2 ngày 2 đêm tại đảo Bidong ?

Ông Trần Đông: Đúng như vậy. Chúng tôi cũng có phối hợp với công ty du lịch ở bang Terengganu của Malaysia để tổ chức 2 ngày 2 đêm cuộc cắm trại đầu tiên trên đảo Bidong. Đảo Bidong hiện giờ có cầu Jetty làm bằng bê-tông cốt sắt xi-măng rất rộng lớn. Trong 2 ngày 2 đêm ấy, chúng tôi ngủ tại đó. Trên đầu cầu, họ đã làm cái sân lót gạch rất sạch sẽ, dựng tổng cộng 10 cái lều để mỗi lều 2 người có thể nghỉ, ngủ, với tấm trải phía dưới, mền đắp. Đồng thời họ cũng chuyển ra một đội ngũ 5-6 người phục vụ, để nấu ăn và giữ an ninh cho chúng tôi trong những ngày sinh hoạt ở tại trại.

Thanh Quang: Như vậy kết quả của 2 ngày 2 đêm cắm trại tại Bidong ra sao ? Được biết có người nói rằng họ sợ ma? Có hiện tượng tâm linh nào xảy ra ở Bidong không ?

Ông Trần Đông: Mục đích chính của chúng tôi trong việc tổ chức cắm trại tại Bidong để xem mình tổ chức cắm trại ở nơi xa đất liền có những vấn đề nào thuận lợi, bất lợi để có thể cải sửa cho mục tiêu cắm trại ở Bidong trong tương lai. Trước đây có những chuyến đi, nhất là vào năm 2003, có những hiện tượng mà trong đĩa DVD về Bidong năm 2003 chúng tôi có làm. Và tại Nam California, thì một số người sửa tên đĩa DVD đó là “Bidong có ma hay không ?” và bán ngoài tiệm DVD.

Rõ ràng là trong năm 2003 có những hiện tượng tâm linh kỳ lạ xảy ra, thí dụ như những người trong đoàn bỗng nghe tiếng nói ồn ào ở chỗ không người…Nhưng với những chuyến đi về sau, thì càng ngày những dấu hiệu như vậy càng bớt dần. Và những chuyến đi gần đây thì hoàn toàn không có gì cả.

Trong chuyến đi mới đây nhất, có một số bà con nói là không dám đi vì sợ ma. Cũng có người nói coi chừng vào ban đêm, ma nó về kéo mấy ông xuống biển hết. Nhưng thực sự không có chuyện đó xảy ra. Hoàn toàn không có hiện tượng ma quái nào. Không có bất cứ người nào trong đoàn nói là thấy hay cảm nhận bất cứ một hiện tượng nào cả trong 2 ngày 2 đêm cắm trại ở Bidong.

 

Một thuyền nhân VN ở Philippines phản đối lệnh hồi hương vào ngày 16/3/1995. Ảnh minh họa. AFP photo

 


Thanh Quang: Như vậy kết quả cắm trại ở Biđông là như thế nào?

Ông Trần Đông: Thành quả chủ yếu của 2 ngày 2 đêm cắm trại tại Bidong là, thứ nhất, chúng tôi đã xem xét kỹ lưỡng nghĩa trang khu F. Thứ nhì, lần đầu tiên chúng tôi sau 21 năm đã dọn dẹp quang đãng nghĩa trang khu E, tức khu ở cuối khu Cao Uỷ giáp với ngọn đồi, nơi có 16 ngôi mộ. Đồng thời chúng tôi cũng dọn dẹp quang đãng nghĩa trang khu C bên Đồi Tôn Giáo sau lưng Chùa Từ Bi, nhưng nằm ở lưng chừng đồi, nơi có 7 ngôi mộ. Thượng Toạ Thích Phước Tấn tham dự trong chuyến đi cũng đã cầu nguyện tại 2 nghĩa trang Khu E và Khu C vừa nói.

Điểm nổi bật nhất là chúng tôi cũng tìm ra được con đường để mà đi tới bãi biển khu G. Trên đồi khu G có một nghĩa trang. Nhưng vào buổi chiều, khi chúng tôi đi được một phần đồi thì trời sụp tối. Trong đó cây rừng rất cao. Lúc ấy cũng đã 5 giờ chiều rồi, chúng tôi ước tính đi qua bên ấy rồi trở về cũng mất 2 tiếng, một phần thấy trời tối. Nếu chúng tôi cố đi tiếp rồi trở về sẽ không an toàn bởi vì đường đi rất khó. Cho nên chúng tôi quyết định về sớm. Đến 7 giờ sáng hôm sau, chúng tôi gồm 5-6 người đã đi trở lại con đường mà ngày hôm trước bỏ dở.

Khi tới đỉnh đồi của khu G, chúng tôi tìm thấy ngay một nghĩa trang tại đó, với tổng cộng 87 ngôi mộ thuyền nhân. Bảng nghĩa trang – cũng giống như ở nghĩa trang trên đồi khu F – có ghi rõ ràng dòng chữ bằng tiếng Anh và tiếng Việt, rằng “Đây là khu nghĩa trang mai táng những thuyền nhân vô danh vào những năm 1978, 1979, 1980.

Thanh Quang: Thưa ông, đoàn thuyền nhân có nhận xét hay cảm xúc như thế nào khi tìm ra nghĩa trang khu G trên đảo Bidong ?

Ông Trần Đông: Thực ra cả đoàn ai cũng vui mừng bởi vì đây là một thành quả lớn. Nếu không có buổi cắm trại thứ nhì, tức là nếu chúng tôi về sớm hơn hoặc không có tổ chức cắm trại ở đó, thì vĩnh viễn chúng tôi không tìm được khu nghĩa trang trên đồi khu G. Mặc dù biết là nơi đó có đấy, nhưng đã 21 năm rồi, nơi đó đã trở thành rừng, rất khó tới.

Đường mòn có nhiều chỗ cây rừng, dây mây chằng chịt, chúng tôi phải khom người xuống để đi; có những chỗ rất dốc, trơn trợt, đi suýt té nhiều lần. Nhưng điều này cũng cho thấy gần như có tín hiệu của những người anh em đã nằm lại vĩnh viễn ở trên đồi khu G báo cho chúng tôi biết rằng họ đang nằm ở đó, đừng quên họ.

Bởi vì chúng tôi dự định phải hoàn tất chương trình trùng tu mộ phần thuyền nhân toàn khu vực Đông Nam Á vào năm 2015. Nếu không tìm được khu nghĩa trang trên đồi khu G này, nơi mai táng gần 100 thuyền nhân, thì chắc chắn khu nghĩa trang này sẽ không được trùng tu. Nhưng giờ, may mắn chúng ta tìm được nghĩa trang các thuyền nhân này sau 21 năm bị bỏ quên. Và việc trùng tu, chúng tôi hoạch định bắt đầu vào năm tới cho các nghĩa trang ở tại khu C, khu E, khu F và khu G ở tại Bidong.

Thanh Quang: Cảm ơn ông Trần Đông.

  Ra đuờng lắm kẻ còn dòn hơn ta.

Trong nhà nhất mẹ nhì con
Ra đuờng lắm kẻ còn dòn hơn ta.

Nguyễn Vân Tùng


Trên đây là câu ca dao nếu tôi nhớ không lầm thì tôi đã học ngày vào học lớp Đệ Thất (lớp 6) thì phải. Đồng ý là câu ca dao của Cha Ông để lại. Nhưng trong bậc tiểu học thì làm sao đã có đủ trí thức hiểu đuợc sự thấm thía của câu ca dao này. Có học lên Trung học, nhờ sự dẫn giải của thày cô và sự hiểu biết có phần rộng lớn hơn qua sự ghi nhớ trong đầu của tuổi học trò để rồi ra ngoài đời lăn lộn, đua chen với xã hội lúc đó hồi tuởng lại bấy giờ mới thấy hai câu ca dao này thật thâm thúy.

Đa số những bậc Cha Ông của chúng ta (với tuổi đời hôm nay đã ngoại ngũ tuần hết rồi) đều còn mang nặng đầu óc phong kiến của thực dân Pháp, nên với số vận hên trời ban cho qua sự chạy chọt về tiền bạc (đa số) mới có đuợc chút danh vọng ngoài đời nên đã tự vỗ ngực xung tên TA LÀ GIỎI, TA LÀ NHẤT. NGOÀI TA RA KHÔNG MỘT AI HƠN TA CẢ.

Chữ TA ở đây nó biểu tuợng cho chữ TÔI, và chính vì vậy, chữ TÔI qúa lớn nên đã coi thuờng mọi nguời để rồi đẻ ra ngu xuẩn đến nỗi không biết là chính mình đã sai lầm lớn lao gây ra thù oán, đả phá, công kích lẫn nhau ngoài xã hội. Chữ TÔI này nó đã làm lu mờ lý trí con nguời từ đó nó đưa đẩy dân tộc VN vào bao thế kỷ chiến tranh tang tóc, làm nô lệ cho ngoại bang cũng vẫn cho mình là nhất.

Sau ngày 30-4-1975. Hàng chục triệu nguời đã bỏ nuớc ra đi vì không chấp nhận chế độ phi nhân bản của csVN, nhưng chỉ có trên duới 4 triệu nguời đến đuợc bến bờ tự do của 1 đệ tam quốc gia nào đó nương tựa. Con số còn lại đã làm mồi cho cá biển hoặc làm thức ăn cho những sinh vật sống nơi rừng hoang vu hẻo lánh.  Bài học đắng cay này vẫn chưa thấm nhuần cho những đầu óc phong kiến lạc hậu, ngu xuẩn nên vẫn tiếp tực đưa chữ TÔI ra để trấn áp nguời khác qua hình thức này hay hình thức khác.

Tục ngữ VN cũng có câu: ĐI NUỚC LÀO PHẢI ĂN MẮM NGÓE hay ĐÁO GIANG TÙY KHÚC, NHẬP GIA TÙY TỤC mà Cha Ông đã truyền dạy cho con cháu. Bọn nguời phong kiến này vì qúa ngu, vì lú mề nên đâu có hiểu những câu tục ngữ này, nên vẫn luôn đưa chữ TÔI của mình ra truớc bàn dân thiên hạ.

Hôm nay đây, với trên duới 4 triệu nguời chúng ta đã học gì của nền văn minh thế giới? Chúng ta đã thấy gì bên bến bờ tự do? Chúng ta đã hiểu đuợc 2 câu ca dao của Cha Ông: Ở NHÀ NHẤT MẸ NHÌ CON. RA ĐUỜNG LẮM KẺ CÒN DÒN HƠN TA chưa? Nếu đã hiểu, thì đừng nên mang bằng cấp ngày xưa ra để chỉ huy những bằng cấp đương thời. Đừng nên mang cấp bậc ngày xưa ra để chỉ huy những hậu duệ hiện tại.

Trong môi truờng xã hội hiện tại, hãy coi lại xem vai trò của mình và vai trò của hậu duệ. Hãy tự đặt câu hỏi: Hôm nay hậu duệ đóng vai trò gì và bản thân ta đang đóng vai trò trong xã hội này? Ai đang là Lữ Đoàn Truởng Lục Quân Hoa Kỳ? Ai đang là Hạm Đội Truởng Hải Quân Hoa Kỳ? Ai đang là Khoa Học Gia cho bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ? Ai đang là Dân Biểu, là Thuợng Nghị Si, là Thị Truởng? Ai đang là Luật sư, là Bác Si hiện hành? Nếu câu trả lời là chúng ta thì chữ TÔI thật xứng đáng. Còn nếu câu trả lời là hậu duệ thì chúng ta nên nhuờng lại cho hậu duệ chứ đừng nên vỗ ngực xưng tên thêm nữa cho thêm nhục.

Chúng ta, với cương vị là cha ông, hãy nên khuyến khích, hãy nên giải thích, hãy nên cô vấn cho hậu duệ biết rằng dầu sao họ cũng là con cháu Việt Nam. Vì vậy, UỐNG NUỚC PHẢI NHỚ NGUỒN để níu kéo họ vào con đuờng phục hưng cho xứ sở.

Chúng ta ra đi là vì chúng ta thua cuộc, và vì tuổi đời, chúng ta chẳng còn thì giờ để phục hung xứ sở. Chúng ta cũng không còn thì giờ để rửa mối hận thù đã và đang chồng chất trong đầu nữa. Giờ này, chúng ta chỉ biết trông chờ vào hậu duệ, vào con cái chúng ta.  Chính ở điểm này, chúng ta nên quăng ngay chữ TÔI vào thùng rác cho hợp vệ sinh. Đừng nên khua môi múa mõ chỉ thêm nhục vào thân.

Nhìn nguợc dòng thời gian, tôi còn nhớ rất rõ về cuộc vuợt biên của cá nhân tôi như sau:

Đúng 1:30 trưa ngày 1 tháng 5 năm 1975. Tôi đuợc con thuyền đánh cá khởi hành từ Vũng Tàu ra ngoài khơi để tìm Đệ Thất Hạm Đội nhưng không thấy. Con thuyền đã phải cho lênh đênh ngủ qua một đêm trên hải phận quốc tế. 9:00 giờ sáng ngày 2-5-75, tôi nhìn thấy 1 bóng đen rất xa, tôi liền nói với anh chủ thuyền cho thuyền chạy đến. Mỗi lúc 1 gần thấy đó là tàu Hải Quân tưởng rằng của HK. Càng tiến lại gần hơn mới thấy đó là tàu HQVN chứ không phải là của Thất Hạm Đội HK. Con thuyền cặp sát vào tàu HQVN. Vị Trung Úy Hạm Truởng HQVN liền bảo còn bao nhiêu dầu thì chuyển qua và cho buông trôi con thuyền chúng ta đi Mã Lai.

Nguời chủ thuyền tiếc con thuyền đánh cá không chịu liền đòi tách rời tàu HQVN. Tôi liền nói với vị Hạm Truởng là trên con thuyền này tôi là Đại Úy SĐ25BB và có 1 nguời nữa là Trung Si nhất SĐ5BB. Trung Úy có thể cho hai nguời chúng tôi lên đuợc không? Vị Hạm Truởng này liền bảo tôi: Vâng mời Đại Úy và anh TSI lên tàu. Trên tàu có chiếc trực thăng nằm trên đó, hỏi ra mới biết là chiếc trực thăng của Tuớng Kỳ. Đó là chiếc vận tải 505 của HQVN.

Chúng tôi đếm Mã lai, tôi vào làm thông dịch viên cho Cao Ủy giúp đồng bào. Cha mẹ ơi! Tôi có phải là y tá hay là Bác Si sản khoa đâu. Ấy thề mà tôi phải vào bên trong dịch cho 1 bà sanh đẻ. Phương tiện y khoa của Mã Lai đâu có đuợc tối tân, hơn thế nữa ngoài hòn đảo thì đâu có bệnh viện, mà chỉ là trạm xá y tế thôi đã làm cho tôi ói mửa ngay sau đó.

Ở trại tỵ nạn này hơn 1 tháng. Cá nhân tôi thì đuợc cao ủy cho biết là Mỹ đã nhận còn một số khá đồng thì phải chờ. Thấy nóng lòng qúa, một chủ tàu thứ hai nguời Phuớc Tỉnh anh ta đến nói với tôi là muốn tôi cùng đi với con thuyền đánh cá của anh đến Subic Bay để có cơ hội đuợc đi Mỹ. Thấy vậy tôi liền đồng ý. Tôi liên lạc để xin dầu, nuớc và thức ăn và chúng tôi đi.

Khởi hành từ Mã lai trên con thuyền là 38 nguời trong đó có 1 LS tên là Nguyễn Văn Thành. Ông này chỉ biết tiếng Pháp chứ 1 chữ tiếng Anh cũng không biết. Hai thày Tu là Nguyễn Văn Bình và nguời em của Thày tu này cũng chỉ biết tiếng Pháp chứ không biết tiếng Anh. Còn ngoài ra chỉ là dân đánh cá. Và tôi lãnh đủ mỗi khi đến Nam Dương, Tân Gia Ba, đến hòn đảo cuching Mã Lai và đến Phi Luật Tân.

Tiến vào vịnh Subic Bay, một chiếc bo bo HQHK trên đó có 2 nguời 1 là tài xế, hai là vị TTHQHK tiến đến con thuyền của chúng tôi. Câu đầu tiên Ông TT này hỏi: Có ai trong các nguời nói tiếng Anh không? Tôi liền trả lời: có tôi đây.

Ông ta liền hỏi: Có ai bệnh tật gì không?

Tôi đáp: Không có ai bệnh. Tuy nhiên khi con thuyền khởi hành từ Mã Lai thì chỉ có 38 nguời. Nhưng bây giờ là 41 nguời vì có 3 bà đã sanh trên biển. Xin Thiếu Tá cho gởi BS ra xem các em bé có sao không?

TT này nói: Tôi gọi vào căn cứ sẽ gởi BS ra ngay, và ông hỏi tiếp: Có ai trong các nguời là quân nhân không?

Tôi liền moi giấy tờ ra là SQQLVNCH đưa cho Ông thấy sau đó tôi nói: còn 1 TSI Của SĐ5BB nữa và tôi đã chỉ tay vào nguời TSI này cho Ông.

TTHQHK hỏi: Có ai trong các nguời có nguời bảo lành ở bên Mỹ chưa? Và có ai đã có thân nhân đi Mỹ rồi?

Tôi nói: Tôi có Đại Úy John Jack Joyce khi Ông này sang VN là cố vấn cho tôi lúc tôi còn là Trung Úy. Còn tất cả họ đều không có kể cả những thân nhân cũng không biết là có ai đã đến Mỹ chưa.

TTHQHK: Ông hãy làm cho tôi một danh sách tất cả những nguời trên con thuyền này để tôi báo cho tòa Đại Sứ HK biết. Riêng phần Ông, ngay sau khi vào căn cứ, tôi sẽ liên lạc ngay với Đại Úy John này để hỏi Ông ta. Ông cho tôi muợn giấy tờ tùy thân này của Ông đuợc không? Sáng mai tôi ra, tôi sẽ hoàn lại cho Ông.

Tôi gật đầu và Ông giã từ chúng tôi. Khi chiếc bo bo của Ông đang tháo dây thì có chiếc bo bo khác đến và trên bo bo thấy có nguời đàn bà mặc áo trắng tôi biết ngay là BS. Thế là tôi lại phải dịch cho BS này. Vừa xong BS này lại có chiếc bo bo khác nữa tiến ra. Tất cả chúng tôi đều biết chiếc này là chiếc thực phẩm và nuớc uống. Những nguời lính HQHK họ đã chuyển sang chúng tôi rất nhiều thức ăn và họ khuyên chúng tôi nên bỏ những thức ăn cũ còn lại đi vì không có máy lạnh nên ăn vào không tốt. Viên Trung Úy cũng cho hay là mỗi ngày họ mang thức ăn nóng ra nên đồ ăn còn lại thì dục đi.

Buổi chiều hôm đó, có chiếc thuyền nguời bản xứ đi ra họ nói muốn mua con thuyền cũng như họ muốn mua những đồ ăn hộp chúng tôi ăn không hết. Tôi liền nói cho anh chủ thuyền và mọi nguời biết. Nhưng tất cả bảo tôi để từ từ coi lại ngày hôm sau sẽ trả lời chứ đừng đồng ý ngay kẻo HQHK họ không cho mình đi nữa thì bỏ xừ. Tôi liền nói cho mấy nguời phi này như thế và họ vào bờ. Cứ như vậy mỗi buổi chiều nhá nhem tối họ ra mua đồ ăn rồi vào nhưng chúng tôi chưa trả lời cho họ về việc bán con thuyền cho họ.

Trở lại Ông TTHQHK. Đúng sáng hôm sau, Ông này ra và kêu có một mình tôi vào căn cứ. Hỏi ra thì Ông cho hay là Ông đa gặp Thiếu Tá John Jack Joyce và ông John này xin đuợc nói chuyện với tôi để xác định xem có đúng là tôi không đã. Tôi xuống bo bo đi vào căn cứ với ông TT này. Vào đến VP Ông liền quay điện thoại và như có hẹn với nhau, đã gặp ngay TT John trên đầu máy. Ông ta liền trao ống nghe cho tôi và tôi đã nói chuyện trực tiếp với TT Joyce.

Đuợc biết ông ta lên Thiếu Tá khi trở lại VN lần thứ 2 và đi làm cố vấn cho MACV ngoài Đà Nẵng chứ không có trở lại Vùng 3. Nói chuyện với nhau khoảng 10 phút thì Ông ta bảo tôi trao máy lại cho ông Thiếu Tá HQHK. Sau khi cúp máy, TTHQHK liền bảo tôi là như vậy chắc chắn là mày đi mỹ. Chỉ có một điều tao nói cho mày biết là trong danh sách SQ/QLVNCH chưa có tên mày là Đại Úy, mày vẫn còn là Trung Úy. Tôi liền nói: Gắn lon cho tôi thì gắn thăng cấp mặt trận chứ không phải gắn lon lên tự nhiên. Nghị định thực sự chưa về thì đã mất miền Nam. Ông ta gật đầu và đồng ý.

Khoảng 1 tuần sau đó Ông ta ra cho tôi biết là ba ngày sau, tòa Đại Ssứ HK sẽ cho 1 xe bus xuống chở tất cả về Manila. Vì vậy nếu có thể bán đuợc con thuyền thì bán đi nhưng chỉ giao thuyền khi có bo bo của HQ đến đây đưa chúng mày vào bờ và lên xe chứ không đuợc giao thuyền sớm.

Tôi cho chủ thuyền và mọi nguời hay, tất cả đều nhảy reo vui mừng. Buổi chiều hôm đó nguời Phi lại ra. Tôi với chủ thuyền đã nói chuyện và đồng ý với gía cả đôi bên. Nguời Phi bảo tôi là chiều mai cũng vào giờ này tôi ra trả tiền và mời 4 nguời trong đó có tôi, chủ thuyền, anh TSI Và nguời phụ với chủ thuyền vào bờ chơi cho biết và họ tài trợ tất cả. Đúng như lời nói, ngày hôm sau nguời phi ra trao tiền và bảo chủ thuyền đưa tiền cho vợ giữ chứ đừng đem vào bờ. Thế là 4 anh em chúng tôi vào bờ với nhất dạ đế vương mãi gần sáng mới trở lại thuyền.

Đúng y lời, 4 chiếc bo bo HQHK tiến ra cặp hai bên thuyền và chúng tôi tuần tự sang bo bo để vào bờ. Nguời mua thuyền cũng đã đến gần để nhận thuyền và chúng tôi từ gĩa con thuyền vuợt sóng này. HQHK họ giao cho chúng tôi một số đồ ăn hộp và một số nuớc uống bằng loong và nói là phải mất 8 tiếng mới tới Manila và đây là đồ ăn thức uống trên đuờng đi. Chúng tôi cám ơn và từ biệt.

Đến 9:00 tối chúng tôi mới vào Building tỵ nạn tên là Madaluyong. Nơi đây đưa đồ ăn nóng và phát cho chúng tôi mùng mền và nệm. Nơi đây đã có đâu cả trên ngàn nguời đến truớc chúng tôi.

Cách ngày hôm sao, cao ủy cũng như lãnh sự quán HK đến gặp tôi. Theo lời cao ủy và Lãnh Sự HK, qua cuộc nói chuyện với TT John. Họ đồng ý trả cho tôi mỗi tuần $100.00 và cấp thẻ cho tôi ra vào cao ủy cũng như các tòa đại sứ khác khi họ cần. Úi chu cha, lúc này cuộc đời của tôi lên hương, cả ngàn cặp mắt huớng về tôi để trông chờ sự giúp đỡ. LS Thành và hai anh em thày tu muốn đi Pháp, tôi đã liên lạc với tòa ĐS Pháp giúp họ đi.

Số còn lại trong con thuyền của tôi đi mỹ hết mặc dù không đủ điều kiện của chính phủ HK nhưng vì thương tôi và cảm tình với tôi nên lãnh sự HK đồng ý hết. Tất cả những nguời khác tôi cũng đã giúp họ ý nguyện muốn đi nuớc nào theo sở thích của họ đều đi hết và nguời gần chót là tôi đi, chỉ còn lại một số rất ít đến sau.

Đến HK, tôi đuợc vợ chồng ông bà Joyce và 2 nguời con của ông bà đón tôi tại phi truờng rồi sau đó chở tôi đi ăn. Trên đuờng đi, ông Joyce có dặn tôi 3 điều cần phải nhớ:

1./- American nothing free. Có nghia là hôm nay tao mời mày ăn tao trả tiền. Ngày mai tao mời mày ăn thì mày phải rờ túi xem có tiền không đã. Nếu không có tiền thì khuớc từ chứ mày ỷ y theo phong tục của mày tao mời thì tao trả tiền là không có đâu.

2./- Lady First. Khi mày đi đến đâu mà thấy đàn bà thì mày ưu tiên cho bà đó đi truớc chứ mày không đuợc coi rẻ đàn bà như quê hương của mày.

3./- Không đuợc giết mèo giết chó ăn thịt như quê hương của mày gọi là món ăn quốc hồn quốc túy đuợc. Mày mà giết mèo hay chó mà cs đến là họ phạt mày $500.00 và tịch thu con vật đó đem chôn chứ không phải mày đóng phạt mà đuợc ăn nó đâu.

Trong bữa ăn, ông còn dặn dò tôi khá nhiều nhưng làm sao nhớ hết đuợc đến ngày hôm nay. Khi đưa tôi về đến Aparment Ông ta dặn tôi là sáng mai Ông ta đến đưa tôi đi xin thẻ an sinh xã hội. Sau đó 2 ngày Ông ta dẫn đến bà Giám Đốc USCC và bà này đồng ý muớn tôi để lo phụ giúp 20 gia đinh sẵn có nơi thành phố này. Tôi bắt đầu làm cho USCC ngày đó và tiếp tục bảo lãnh sang mỹ tới trên duới 40 gia đinh nữa.

Ngày hôm sau, Ông Joyce lại đưa tôi đến hãng làm xe đạp con nít. Nơi đây tôi đuợc muớn liền làm thợ máy. Thấy vậy, ông Joyce liền chở tôi đi thi bằng lái xe ngay vì theo lời ông ta nói thì với tiếng Anh sẵn có của tôi chắc chắn đậu. Đúng y rằng tôi đậu và xin thi lái luôn. Tôi có hơi trở ngại về Parallel Parking nhưng ông Joyce đã nói với nguời cs cho tôi đậu luôn. Thế là tôi có bằng lái sau 5 ngày đặt chân nơi đất Mỹ. Thứ Hai tới là tôi phải đi làm và khoảng cách từ chỗ ở đến hãng cũng phải hơn 5 dặm tôi hỏi Ông Joyce về phương tiện thì

Ông ta chở tôi ngay đến hãng xe Chevrolet bảo tôi mua xe và hỏi tôi thích xe nào? Tôi liền nói là làm sao tôi có tiền? Ông ta chỉ hỏi tôi là mày thích xe nào thôi chứ ông ta không hỏi tôi là mày có tiền không? Sau khi xem xong, tôi chọn chiếc Montecalo và ông ta nói với nguời bán cho tờ chiết tính cái xe là bao nhiêu đưa cho ông ta. 

Sau khi nguời bán đưa tờ chiết tính đó cho Ông, Ông liền bảo tôi lên xe chở tôi đến ngân hàng làm thủ tục muợn tiền. Ngân hàng nói phải có tiền down là $1,500.00 thì ngân hàng mới chịu. Ông ta liền bảo ngân hàng là tao cho nó muợn tiền của tao. Thế là lập thủ tục và lấy check đi trả cho hãng xe kèm theo cái check $1,500.00 của ông ta cho tôi muợn không tiền lời và phải trả lại 5 thắng, mỗi tháng $300.00.

Nhờ vào 2 job, tôi đã paid Off cả hai món nợ trong vòng 1 năm ruỡi thay vì 3 năm. Tôi liền đến Đại Học ghi danh học ngành Computer và Accounting. Nơi đây họ bắt tôi phải thi lấy bằng trung học phổ thông (GED) nếu đậu, họ mới cho tôi học. Bằng này phải thi 5 môn và mỗi môn đóng $15.00. Tôi đóng $75.00 thi đậu đuợc 3 môn. Sau đó vào thư viện tìm kiếm cuốn lịch sử HK và cuốn Gov. trở lại đóng $30.00 để thi lại 2 môn. Lần này đậu thêm 1 môn nữa. Họ khuyên tôi đi học ESL. Tôi đồng ý và ghi tên đóng tiền học ESL. Sau khi học xong ESL, trở lại đóng $15.00 nữa để thi lại GED và lần này thì tôi đậu. Thế là cầm ngay bằng GED trở lại đại học để học.

Với hơn năm năm trời mài đũng quần nơi đại học và cái gì phải đến đã đến tôi ra truờng và Houston trực chỉ đó là ngày 12-3-1982 cũng là ngày sinh nhật của tôi.

Với hơn ba thập niên nơi thành phố này, biết bao thăng trầm đã đưa đến. Nguyễn Vân Tùng năm xưa vẫn là Nguyễn Vân Tùng năm nay chữ TÔI đã không còn trong tâm hồn mà chỉ là thành phần thu dọn vệ sinh cho sạch sẽ. Chúng tôi viết lại chuyện này để kính mong những ai còn chữ TÔI trong đầu còn qúa lớn. Xin hãy cùng tôi quăng ngay nó vào xọt rác như tôi đã ném nó vào gần 4 thập niên qua.

Hãy vì quốc gia dân tộc, hãy vì tiền đồ tổ quốc VN. Những ngày còn lại trên trái đất này hãy huớng dẫn, nâng đỡ và cổ võ cho hậu duệ. Chỉ có hậu duệ mới cứu đuợc đất nuớc VN. Chúng ta, tất cả đã về chiều, đừng vì tự ty mặc cảm, đừng vì ích kỷ tiểu nhân mà hãy nhìn nhận chúng ta không còn thì gìơ để làm nữa. Tục ngữ có câu: MUA DANH BA VẠN, BÁN DANH CHẢNG CÓ 1 XU. Nếu chúng cứ đưa chữ TÔI của mình lên, chúng ta sẽ bị ngoài đời xỉ vả mắng nhiếc. Hãy để sự thương tiếc của mọi nguời đến với chúng ta ngày sau cùng.

Mong lắm.

Nguyễn Vân Tùng.


Houston, ngày 6 tháng 3 năm 2013     



  Video Việt sử "Đất Nước Tôi"
Đất Nước tôi màu thắm bên bờ đại dương (Việt+English)
http://www.youtube.com/watch?v=tZ-ysBJiZMk (cc in English)
với truyền thống dân tộc Đại Việt
hào hùng đánh dẹp giặc Tàu xâm lăng

Quý vị có trở ngại sử dụng computer?
Xin xem hướng dẫn và các mẹo vặt
http://levanbay.atspace.com

Posted on 06 May 2012
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • CORONAVIRUS collection
  • THANK YOU VIETNAM VETERANS
  • FLAG PARADE MAY 2018
  • Candlelight Vigil July 28-2018
  • Candlelight Vigil_Spokane 2018
  • Vietnam Freedom movement
  • www.9binh.com-- Trung cộng tàn ác
  • Kỹ Thuật Biểu Tình + Biểu Ngữ
  • GIAI AO THOI SU:TS Nguyen Xuan Nghia
  • Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá!
  • VIETNAMESE HERITAGE DAY 2018
  • Proclamation 4-point, Spokane, WA 2018
  • Hữu Loan: cố thi sĩ bất khuất của Nhân Văn Giai Phẩm
  • Freedom Flag Parade Spokane 5/20/2017
  • (2) VIETNAMESE HERITAGE DAY 2017
  • Slideshow: My Nation - Dat Nuoc Toi
  • Vietnamese Heritage Day 2017, Spokane
  • PROCLAMATION+Vietnamese Heritage Day 2017
  • GS Vũ Quý Kỳ: Cuộc Bầu cử Hoa Kỳ 2016
  • Trung cộng làm cá chết, biển độc
  • Cố Gs Lưu Trung Khảo: Lạc Quan, Tin Tưởng và Hy Vọng
  • PARADE + VIETNAMESE HERITAGE DAY 2016
  • PROCLAMATION 2016 --SPOKANE
  • Trần Phong Vũ: Một chế độ bạo tàn, không tim óc
  • 25 AUDIO NHẬN ĐỊNH VÀ CHÚC TẾT 2016
  • Gs Nguyễn Ngọc Bích: Chế độ đã đến ngày tàn!
  • Gs Nguyễn Lý Tưởng: Cùng tắc biến, biến tắc thông
  • Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long: Hãy cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi!
  • Mặc Giao: Can trường cứu Nước cứu nhà!
  • Nguyễn Tầm Thường: suy niệm & cầu nguyện
  • AUDIO Hồi Ký, Bút Ký, Bình Luận
  • Chữ và Nghĩa (Đoàn Thế Ngữ)
  • 40 Năm: Lm Phan văn Lợi nghĩ gì?
  • Gs Vũ Quý Kỳ: 30/4/75 Lesson
  • GS Nguyễn Lý Tưởng: TS Roland Jacques & Quốc Ngữ
  • THƯƠNG TIẾC VIỆT DZŨNG!
  • Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện
  • Collection 2_ Sinh Hoat Ca (32)
  • Collection 1_ Sinh Hoat Ca (40)
  • 28 AUDIO Quý Tỵ 2013 từ Hoa Kỳ
  • 70 NĂM TÂN NHẠC MIỀN NAM (1930-2000)
  • Công Giáo Miền Bắc chống nhà nước VC!
  • Mãi mãi dòng thơ HOA ĐỊA NGỤC
  • Tôi Phải Sống -- Hồi ký đời tù của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ
  • Tiến sĩ Nguyễn văn Lương: HẠN CHẾ DU LỊCH & GỞI TIỀN
  • TỘI ÁC KINH KHỦNG của Đảng Cộng Sản Trung Quốc!
  • Buồm cao ghi dấu can trường
  • 4 cuốn Sách Pháp viết về 30-4-1975: Pierre Darcourt, Jean Lartéguy, Olivier Todd, Vanuxem
  • VIỆT KHANG: Lòng nào làm ngơ trước NGOẠI XÂM?
  • 33 BÀI NHẬN ĐỊNH & CHÚC TẾT ĐỒNG BÀO VIỆT NAM
  • THÁI HÀ đấu tranh quyết liệt!
  • LM Nguyễn văn Khải: giáo dân xông vào nơi hiểm nguy!
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)