Công Giáo Miền Bắc chống nhà nước VC!
(Xem hình ảnh biểu ngữ trong Giáo Phận VINH, được bà con giáo dân Công Giáo hiên ngang treo hàng loạt ở khắp các Giáo Xứ: Thuận Nghĩa, Thuận Giang, Thanh Tân, Tân Lộc, Sơn La, Quy Chính, Quan Làng, Nhân Hòa, Ngọc Long, Nghi Lộc, Mẫu Lâm, Mạnh Sơn, Kẻ Đông, Lưu Mỹ, Lộc Mỹ, An Nhiên, Mỹ Lộc, Văn Hạnh, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hội, Kẻ Gai, Hòa Ninh, Dũ Lộc, Mỹ Dụ, Đồng Vông, Đồng Troóc, Bình Thuận, Cẩm Trương, Trung Nghĩa, Xã Đoài, Yên Lý, Yên Lĩnh, Yên Hòa, Nghĩa Yên, Trại Lê, Gia Hưng, Bột Đà…) (source: http://giaophanvinh.net)
Mỗi giáo xứ Công Giáo ở miền Bắc là một cứ địa của những đạo quân vô uý, nhẫn nhịn ôn hòa mà kiên cường bất khuất trước bạo lực cộng sản vô thần. Họ hà khắc cai trị Bắc Việt đã hơn 70 năm khốc liệt!
Qua hàng loạt biểu ngữ hiệp thông với dân Chúa ở Con Cuông, khối tín hữu Giáo Phận Vinh trầm tĩnh phô trương sức mạnh, tuyên xưng đức tin và công lý qua các thánh đường uy dũng. Họ khẳng khái lên án sự Ác, phản đối nhà nước Việt Cộng, qua 40+ giáo xứ Công Giáo kiên cường ở miền Bắc — nơi thắm đượm biết bao máu đào của các thánh tử đạo bị bách hại!
Nguyện xin Thiên Chúa, Mẹ La Vang và các Thánh Tử Đạo che chở bảo vệ đồng bào Công Giáo kiên cường!
Gx Xã Đoài
Gx Thuận Nghĩa
Gx An Nhiên
Gx Văn Hạnh
Gx Vĩnh Hòa
Gx Vĩnh Hội
Gx Yên Lĩnh
Gx Yên Lý
Gx Cẩm Trương
Gx Bình Thuận
Gx Đồng Troóc
Gx Đồng Vông
Gx Mỹ Dụ
Gx Mỹ Lộc
Gx Dũ Lộc
Gx Hòa Ninh
Gx Kẻ Gai
Gx Kẻ Đông
Gx Gia Hưng
Gx Nghĩa Yên
Gx Bột Đà
tgmvinh@gmail.com -
|
| Ngàn vạn ánh nến nguyện cầu hướng về giáo điểm Con Cuông: http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=8443 Khắp nơi hiệp thông với tín hữu Con Cuông 10.07.2012 www.vietcatholic.net | Ngàn vạn ánh nến nguyện cầu hướng về giáo điểm Con Cuông: http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=8443 Khắp nơi hiệp thông với tín hữu Con Cuông 10.07.2012
Tại Tòa Giám mục Xã Đoài, các linh mục có trách nhiệm đã ban hành Thông cáo gửi đến các giáo xứ về sự việc xảy ra tại giáo điểm Con Cuông, “cực lực lên án hành vi phạm thánh, hành hung linh mục và giáo dân của chính quyền huyện Con Cuông, xã Yên Khê”.
Tòa Giám mục kêu gọi các giáo xứ thắp nến cầu nguyện cho giáo dân Con Cuông tối thứ Bảy và Chúa nhật ngày 8/7/2012, đồng thời căng biểu ngữ “Phản đối hành vi phạm thánh và đánh đập linh mục, giáo dân của chính quyền tại Con Cuông”.
Ngoài ra, Tòa Giám mục cũng mời gọi “những người có thiện chí lên tiếng bênh vực anh chị em tại Con Cuông”. Và lời mời gọi này đã được hưởng ứng khắp nơi. Thư của Đức Giám mục Vincent Nguyễn Văn Long Từ Australia xa xôi, ngày 5/7/2012, Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục Phụ tá Giáo phận Melbourne, đã gửi thư hiệp thông đến anh chị em giáo dân Con Cuông, “bày tỏ sự xúc động sâu xa trước những biến cố đang dồn dập xẩy đến với anh chị em trong những ngày qua.”
Vị giám mục mới nhất của người Việt viết: “Thật đau buồn khi chúng ta phải chứng kiến cảnh bắt bớ, đánh đập và hành hung linh mục và các giáo dân trong khi thờ phượng. Thật xót xa khi những người làm công cụ của chế độ đã không kể việc phạm sự thánh khi đập phá ảnh tượng và gây thương tích cho các nạn nhân vô tội.
“Trong tình đồng bào cũng như trong cùng một đức tin, chúng tôi muốn bày tỏ sự hiệp thông sâu xa đến các nạn nhân cũng như toàn thể anh chị em giáo dân Con Cuông. Chúng tôi ngưỡng mộ và cảm phục đức tin can trường và ý chí bất khuất của anh chị em trước bạo quyền. Chính lòng tin và ý chí này sẽ chiến thắng bóng tối của sự dữ.”
“Cảm ơn anh chị em đã cho chúng tôi thấy sự trân quý của tự do mà anh chị em sẵn sàng trả bằng mọi giá, ngay cả bằng tính mạng. Sự hào hùng của đất Vinh và sự bất khuất của Nghệ An đang sống lại trong anh chị em. Bạo quyền rồi sẽ phải lui bước; bóng tối tội ác rồi cũng bị chế ngự.”
Thư hiệp thông của Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền
Từ trong nước, Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền “hết sức bàng hoàng, đau đớn và phẫn nộ khi nghe hung tin” đã gửi thư hiệp thông với giáo điểm Con Cuông:
“Bày tỏ lòng hiệp thông với những khổ nạn mà các chủ chăn và giáo dân Con Cuông đã gánh chịu suốt một thời gian dài trong tinh thần yêu thương và tha thứ, hy sinh và cầu nguyện, nhất là với những đau đớn thể xác và tinh thần mà một số anh chị em đã và đang trải qua sau sự cố ngày 1 tháng 7.”
“Bày tỏ lòng khâm phục trước thái độ vừa hiền hòa nhẫn nhục, vừa kiên trì can đảm của các linh mục và giáo dân giáo điểm Con Cuông từ bấy lâu nay trong việc khẳng định quyền tự do tôn giáo, bất chấp những sách nhiễu, cấm cản, hăm dọa, phá hoại vừa tàn bạo vừa đê hèn.”
“Bày tỏ lòng khâm phục trước cử chỉ đoàn kết trợ lực của anh chị em thuộc các giáo xứ bạn như Lãng Điền, Yên Lĩnh, Quan Lãng, Bột Đà, Sơn La… Đây là dấu chỉ của tinh thần hiệp thông trong Hội Thánh và là phương cách xây dựng sức mạnh tập thể để đương đầu cách bất bạo động.”
“Hoàn toàn tán đồng bức thư hiệp thông của vị Chủ chăn Giáo phận. Cảm ơn Đức Cha đã mau mắn chia sẻ nỗi đau của anh chị em giáo dân, chia sẻ trách nhiệm với các linh mục quản xứ; đã tin tưởng vào sự ứng xử khôn ngoan và nhiệt thành của cộng đoàn Dân Chúa ở Nghệ Tĩnh Bình; đã kêu mời toàn thể Giáo phận hiệp thông cầu nguyện và toàn thể những người yêu chuộng hòa bình, công lý, tự do hướng về Con Cuông.”
“Hoàn toàn tán đồng Văn thư gửi nhà cầm quyền, Thông cáo gửi toàn giáo phận của Tòa Giám mục Vinh cũng như Thông cáo Báo chí của Liên hiệp Truyền thông Công giáo Việt Nam tại hải ngoại.”
“Hoan hô Cha đại diện Giám mục, Cha chánh văn phòng và quý Cha trong Liên hiệp Truyền thông đã trình bày rõ ràng và cương quyết khẳng định quyền tự do tôn giáo tại xã Yên Khê, huyện Con Cuông; đã vạch trần âm mưu phá đạo mang tính hệ thống, có tổ chức, dàn dựng công phu của các thế lực đen tối; đã cực lực lên án hành vi phạm thánh, hành hung tín hữu rồi vu khống nạn nhân, xuyên tạc sự thật của nhà cầm quyền; đã kêu mời toàn thể Giáo phận thắp nến cầu nguyện, dâng lễ hiệp thông cho các giáo dân bị bách hại và giăng biểu ngữ phản đối hành vi đàn áp tôn giáo.”
“Tha thiết mời gọi mọi con Hồng cháu Lạc cùng đoàn kết hiệp thông, đồng hành chia sẻ với Giáo điểm Con Cuông nói riêng và mọi Cộng đoàn tôn giáo đang gặp cùng hoàn cảnh đau thương này.”
“Chúng tôi nguyện xin Thiên Chúa thúc đẩy thiện chí trong mỗi một tâm hồn và ban ơn an bình cho những tâm hồn thiện chí, để tất cả cùng nhau xây dựng một Việt Nam trong chân lý, công bằng, tình thương và tự do.”
Trong khi đó, Liên hiệp Truyền thông Công giáo Việt Nam ra thông cáo báo chí bày tỏ tình “hiệp thông, cầu nguyện, và chia sẻ với giáo điểm Con Cuông, đồng thời, nghiêm khắc lên án và tố cáo trước dư luận quốc tế những hành vi đàn áp và đả thương linh mục và giáo dân tại giáo điểm Con Cuông.”Đêm rạng ngời ánh nến và lời nguyện cầu Các giáo xứ trên toàn Giáo phận Vinh đồng loạt treo biểu ngữ phản đối hành vi phạm thánh và hành hung tín hữu, đồng loạt thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho tín hữu Con Cuông đêm thứ Bảy, 7/7/2012, một đêm rạng ngời ánh nến và lời nguyện cầutrải dài trên dải đất hẹp và đầy khổ ải của miền Trung. Lời kinh tha thiết vang lên cùng với ánh nến lung linh, mong ước xua tan bóng tối của bất công và bạo tàn. Từ thủ đô Hà Nội, hơn 3000 tín hữu cùng với 17 linh mục dâng thánh lễ tối thứ Bảy tại nhà thờ Thái Hà, cầu nguyện cho những người đồng đạo ở Con Cuông được hưởng tự do và hòa bình, hạnh phúc và cầu cho công lý và sự thật được ngự trị giữa lòng xã hội, nơi mà sự giả dối và bạo lực đang lên ngôi. Tại Sài Gòn, trong tất cả các thánh lễ tối thứ Bảy và ngày Chúa nhật ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đều có phần hiệp thông cầu nguyện cho anh chị em giáo hữu Con Cuông, cho những người tham gia vào vụ đàn áp tôn giáo, và cho nhà cầm quyền biết tôn trọng luật pháp, quyền tự do tôn giáo và tôn trọng sự thật. Cũng tối ngày 07/07/2012, những thuyền nhân Việt Nam đang tị nạn ở Indonesia, trong đó có nhiều con cái của Giáo phận Vinh, hết sức bức xúc trước nghịch cảnh bất công ngay tại quê hương mình, đã thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho giáo dân Con Cuông, đang phải đương đầu với bất công và bạo lực. Các hãng thông tấn báo chí vào cuộcSự kiện chính quyền tại Con Cuông dùng công an, dân phòng và quần chúng được thuê mướn, hành hung linh mục, nữ tu và giáo dân vì họ hành lễ Chúa nhật ngày 01/7/2012, nhất là việc đập nát một tượng Đức Mẹ, đã được các hãng thông tấn báo chí và blog cá nhân đưa tin rất nhanh và phong phú. Trang tin giaophanvinh.net đã đăng tải thông tin kịp thời và đầy đủ, phản ánh quan điểm chính thức của Tòa Giám mục Giáo phận Vinh. Trong khi đó, các trang mạng khác cũng đã vào cuộc chuyển tải thông tin đa chiều cho độc giả của mình. Đó là trang tin của HĐGMVN, trang tin của các giáo phận Ban Mê Thuột, Bắc Ninh, Huế, Kontum, Thanh Hóa, Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Dòng Chúa Cứu Thế, Vietcatholic, Bauxite Việt Nam, Đài Á châu tự do, UCAN, RFI, NVCL, Eglise d’Asie, Asia-News,… và rất nhiều trang mạng, blog khác. Như thế anh chị em tín hữu Con Cuông, dù chỉ là một nhóm nhỏ ở miền Tây xứ Nghệ, sẽ không bị lãng quên nhưng thực sự ở trong tim mọi người yêu chuộng công lý, hòa bình và tự do trên toàn thế giới… John Phạm
HÀ NỘI.-Vừa bị khủng bố, đánh đập, vừa bị vu khống, phân biệt đối xử… đó là những gì linh mục và các giáo dân của Giáo điểm Con Cuông, thuộc xã Yên Khê, huyện Con Cuông phải hứng chịu trong nhiều ngày qua mà đỉnh điểm là ngày Chủ nhật 1 tháng 7 năm 2012. Tòa Giám mục Vinh đã mạnh mẽ lên án hành động đàn áp tôn giáo này của nhà cầm quyền địa phương. Theo thông báo của Tòa Giám mục Vinh công bố ngày 4 tháng 7, trong những ngày qua nhà cầm quyền đã liên tục cho người đe doạ, ngăn cản khủng bố linh mục và giáo dân và theo Tòa Giám mục Vinh, sự kiện xảy ra ra ngày Chủ nhật 1 tháng 7 là cao trào và là kết quả những mưu tính lâu dài, được dàn dựng công phu kỹ lưỡng của các thế lực đen tối. Theo tường thuật của Giáo phận Vinh Online ngày 3 tháng 7,2012 thì Chủ nhật hôm đó, công an, dân phòng và một nhóm côn đồ đã kéo đến hành hung các nữ tu, giáo dân, thậm chí đánh cả linh mục Nguyễn Ðình Thục, khi vị linh mục này chuẩn bị cử hành thánh lễ. Nhiều giáo đã bị đánh trọng thương, trong đó có một phụ nữ bị đánh vào đầu gây chấn thương sọ não phải đưa đi Hà Nội cấp cứu. Vẫn theo bản thông cáo trầm trọng nhất là đám người nói trên còn đập nát cả tượng Ðức Mẹ. Nhà nguyện bị chiếm giữ, linh mục Nguyễn Ðình Thục đã phải làm lễ ở ngoài sân, giáo dân thì hoảng sợ vì thấy cảnh sát cơ động 113 và một lực lượng quân đội với súng ống sẳn sàng chĩa vào nhà nguyện. Ðể thể hiện sự phản đối, Tòa giám mục Vinh ngày 4 tháng 7 đã lêu gọi mọi linh mục, tu sĩ, giáo dân trong giáo phận thắp nến cầu nguyện cho giáo dân tại Con Cuông, đồng thời kêu gọi các linh mục treo biểu ngữ tại giáo xứ với nội dung Phản đối hành vi phạm thánh và đánh đập linh mục, giáo dân của nhà cầm quyền Con Cuông. Cũng trong ngày 4 tháng 7, Tòa Giám mục Vinh đã gởi một công văn đến nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An, để lên án mạnh mẽ vụ đàn áp linh mục và giáo dân tại Giáo điểm Con Cuông. Bức công văn khẳng định việc linh mục và giáo dân dâng lễ cầu nguyện tại xã Yên Khê, huyện Con Cuông là việc chính đáng, phù hợp với luật pháp Việt Nam và công ước quốc tế. Tuy nhiên, tờ Nghệ An điện tử đến hôm qua vẫn tiếp tục đăng bài khẳng định là chính các linh mục và giáo dân Giáo xứ Quan Lãng đã kéo đến gây rối, hành hung người dân xã Yên Khê và cho rằng các linh mục đã truyền đạo trái phép, vì đã làm lễ tại một nhà riêng mà chưa có sự đồng ý của nhà cầm quyền điạ phương.(SBTN) CÁC GIÁM MỤC CÔNG GIÁO VIỆT NAM NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 (SỬA ĐỔI NĂM 2013) Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã công bố bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (sau đây gọi tắt là Dự thảo) để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 2.1.2013 đến ngày 31.3.2013. Chúng tôi tán thành việc làm này, vì Hiến pháp của một quốc gia trước hết và trên hết phải là của chính người dân, do ý thức trách nhiệm của người dân và để phục vụ mọi người dân, không loại trừ ai. Ý thức trách nhiệm công dân, nhân danh Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ban Thường vụ kính gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và nhân dân cả nước một số nhận định và góp ý. I. Quyền con người
Bản Dự thảo đã dành cả chương II (điều 15-52) để nói về quyền con người. Quyền con người đã được chính thức nhìn nhận trong Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (10.12.1948), và Việt Nam cũng đã ký kết. Bản Dự thảo đã liệt kê khá đầy đủ những quyền căn bản của con người. Vấn đề là làm thế nào để những quyền ấy được hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo pháp luật trong thực tế?
Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá con người, do đó là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm và bất khả nhượng. Phổ quát vì tất cả mọi người, thuộc mọi thời và mọi nơi, đều được hưởng những quyền đó. Bất khả xâm phạm vì xâm phạm là tước đoạt phẩm giá làm người. Bất khả nhượng vì không ai được phép tước đoạt những quyền đó của người khác.
Quyền bính chính trị được nhân dân trao cho nhà cầm quyền là để tạo điều kiện pháp lý và môi trường thuận lợi cho việc thực thi quyền con người, chứ không phải để ban phát cách tùy tiện. Do đó, để quyền con người thật sự được “Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo hiến pháp và pháp luật” (điều 15), chúng tôi thấy cần làm sáng tỏ một số điều.
Dự thảo khẳng định quyền tự do ngôn luận (điều 26), quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật (điều 43), quyền tự do tín nguỡng, tôn giáo (điều 25). Tuy nhiên, ngay từ đầu, Dự thảo lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng” (điều 4).
Như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tư do ngôn luận và sáng tạo văn học, nghệ thuật, bởi lẽ tư tưởng đã bị đóng khung trong một chủ thuyết rồi? Tương tự như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần?
Phải chăng những quyền này chỉ là những ân huệ được ban cho nhân dân tùy lúc tùy nơi, chứ không phải là quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, và bất khã nhượng? Hiến pháp cần phải xóa bỏ những mâu thuẫn và bất hợp lý này, thì mới có sức thuyết phục người dân và thu phục lòng dân.
Trong thực tế, sự trói buộc tư tưởng vào một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam. Ðây là một trong những lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt: giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật.
Nếu cần một nền tảng, chúng tôi thiết nghĩ đó phải là truyền thống văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, chứ không phải một hệ ý thức nào khác. Truyền thống văn hóa ấy đã được hình thành trãi qua nhiều thế kỷ, giúp dân tộc Việt Nam xây dựng và phát triển đất nước, kiến tạo lối sống đầy tính nhân văn.
Nền văn hóa đó chính là nền tảng cho đời sống xã hội của dân tộc Việt Nam, những tư tưởng mới có thể và cần được đón nhận để bổ túc cho phong phú, nhưng không thể thay thế. Có như vậy mới mong giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc giữa những thay đổi mau chóng của thời đại toàn cầu hóa ngày nay.
Do đó, chúng tôi đề nghị:
l. Hiến pháp cần xác định rõ: mọi người đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền. Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá làm người, và vì thế, là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhượng.
2 . Lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng cho việc tổ chức và điều hành xã hội Việt Nam.
3 . Nêu rõ nội dung quyền được sống (đối chiếu với điều 21 Dự thảo): mọi người đều có quyền sống. Không ai được phép tước đoạt sự sống của người khác, từ khi thành thai đến khi chết. Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ sự sống con người. Mọi người đều có quyền bảo vệ sự sống của mình, miễn là không làm tổn hại đến sự sống của người khác.
4 . Nêu rõ quyền tự do ngôn luận (đối chiếu điều 26 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm và niềm tin của mình.
5 . Nêu rõ quyền tự do tôn giáo (đối chiếu điều 25 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Quyền này bao hàm việc tự do theo hay không theo một tôn giáo nào, tự do thực hành các nghi lễ tôn giáo, cá nhân hoặc tập thể. Không tôn giáo nào hoặc chủ thuyết nào được coi là bó buộc đối với người dân Việt Nam.
Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo, không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo như: đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, chia tách sát nhập... Các tổ chức tôn giáo có quyền tự do hoạt động xã hội cộng đồng như giáo dục, y tế...
H. Quyền làm chủ của nhân dân
Quyền bính chính trị cần thiết để điều hành xã hội, nhưng chủ thể của quyền bính chính trị phải là chính nhân dân xét như một toàn thể trong đất nước. Nhân dân trao việc thi hành quyền bính ấy cho những người có năng lực và tâm huyết mà họ bầu làm đại diện cho họ, bất kể người đó thuộc đảng phái chính trị hoặc không thuộc đảng phái nào.
Chỉ khi đó mới có Nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân” (Lời nói đầu). Vì thế việc tự do ứng cử của mỗi công dân là đòi hỏi tất yếu trong một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh. Ðồng thời việc bỏ phiếu công khai, khách quan và công bằng, là đòi hỏi cần thiết để người dân có được những đại diện mà họ tín nhiệm. Chính nhân dân có quyền đánh giá năng lực của những đại diện họ đã bầu, và khi cần, họ có quyền thay thế những đại diện đó.
Do đó, chúng tôi đề nghị:
l . Hiến pháp cần phải làm nổi bật quyền làm chủ của nhân dân, không chỉ bằng một mệnh đề lý thuyết nhưng cần được thể hiện trong những điều khoản cụ thể của Hiến pháp, và có thể thi hành trong thực tế. Bản Dự thảo khẳng định: “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Ðiều 2). Nhưng trong thực tế, công nhân, nông dân và trí thức là những thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội. Thực tế đó cho thấy khẳng định về quyền làm chủ của nhân dân chỉ có trên giấy tờ và lý thuyết.
2. Ðể tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phải chính trị nào (X. điều 4), vì chủ thể của quyền bính chính trị là chính nhân dân, và nhân dân trao quyền bính đó cho những người họ tín nhiệm qua việc bầu chọn. Những cá nhân được bầu phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về việc họ làm, chứ không thể là một tập thể mơ hồ rồi cuối cùng không ai chịu trách nhiệm cả.
3. Hiến pháp hiện hành chỉ công nhận quyền sử dụng đất chứ không công nhận quyền sở hữu đất của công dân. Ðiều này đã gây ra nhiều lạm dụng và bất công nghiêm trọng. Vì thế, Hiến pháp mới cần công nhận quyền sở hữu đất đai của công dân và các tổ chức tư nhân như tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới.
4. Hiến pháp phải tôn trọng quyền tham gia hệ thống công quyền ở mọi cấp, của mọi công dân, không phân biệt thành phần xã hội, sắc tộc, tôn giáo...
III. Thi hành quyền bính chính trị
Quyền bính chính trị mà nhân dân trao cho nhà cầm quyền được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ðể những quyền bính này được thi hành cách đúng đắn và hiệu quả, cần có sự độc lập chính đáng của mổi bên và vì công ích của toàn xã hội. Trong thực tế của Việt Nam nhiều năm qua, đã không có được sự độc lập này, dẫn đến tình trạng lạm quyền và lộng quyền, gây ra nhiều bất công, suy thoái về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, đạo đức. Cuối cùng, người dân nghèo phải gánh chịu mọi hậu quả và Việt Nam, cho đến nay vẫn bị xem là một nước kém phát triển.
Nguyên nhân sâu xa là không có sự phân biệt giữa đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền. Điều này thể hiện ngay trong nội dung của Hiến pháp 1992, và Dự thảo vẫn tiếp tục đường lối như thế.
Một đàng, điều 74 khẳng định Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”; đàng khác, điều 4 lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Vậy, ai lãnh đạo ai? Phải chăng Quốc hội chỉ là công cụ của đảng cầm quyền? Nếu như thế, việc người dân đi bầu các đại biểu Quốc hội có ý nghĩa gì? Một sự chọn lựa thật sự tự do hay chỉ là thứ dân chủ hình thức?
Bản Dự thảo cũng dành nhiều chương dài để nói về Quốc Hội (điều 74-90), về Chủ tịch nước (điều 91-98), về Chính phủ và Thủ tướng (điều 99-106). Không có chương nào và điều nào nói về Tổng bí thư đảng cầm quyền. Ðang khi đó, thực tế là Tổng bí thư nắm quyền hành cao nhất vì cũng theo Dự thảo, đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (điều 4)! Như thế phải chăng đảng ở trên luật pháp và ngoài luật pháp, chứ không lệ thuộc luật pháp? Nếu đảng cầm quyền đã lãnh đạo cả Nhà nước và xã hội, thì còn cần gì Quốc hội, cần gì đến Tòa án!
Những phân tích trên cho thấy sự mâu thuẫn và tính bất hợp lý ngay trong nội dung Hiến pháp. Sự bất hợp lý này dẫn đến tình trạng bất hợp lý trong thực tế cuộc sống, là nguồn gốc của những bất công, dẫn đến bất ổn xã hội, kìm hãm sự phát triển lành mạnh và bền vững của đất nước.
Do đó, chúng tôi đề nghị:
l . Phải vượt qua sự bất hợp lý từ trong cấu trúc Hiến pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phải chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào.
2 . Xác định tính độc lập của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; cung cấp nền tảng pháp lý cho việc thi hành những quyền này cách độc lập và hiệu quả.
3. Luật hóa sự kiểm soát của nhân dân đối với việc thi hành pháp luật bằng những quy định cụ thể.
Kết luận
Những nhận định và góp ý của chúng tôi chỉ nhằm mục đích góp phần xây dựng Hiến pháp cho hợp lý và hợp lòng dân. Chúng tôi ước mong mọi người dân Việt Nam tích cực góp phần vào việc điều chỉnh Hiến pháp, phục vụ sự phát triển toàn diện và bền vững của dân tộc Việt Nam. Tòa Tổng Giám mục Hà Nội ngày 01 năm 03 năm 2013 TM. Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam Tổng thư ký Chủ tịch (đã ký) (đã ký) Cosma Hoàng Văn Ðạt Phêrô Nguyễn Văn Nhơn Giám mục Bắc Ninh Tổng Giám mục Hà Nội
Giang sơn như tạc anh hùng thệ (Nguyễn Trãi) Núi sông ghi khắc lời thề anh hùng RFI: Bản nhận định của Hội đồng Giám mục có những điểm gì tương đồng với những kiến nghị khác, chẳng hạn như kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức? Cha Phạm Trung Thành: Những đòi hỏi đó tương đồng với nhau đến 90%, đó là quyền con người, quyền làm chủ của nhân dân. Tuy không nói rõ qua chữ nghĩa, nhưng bản kiến nghị của Hội đồng Giám mục Việt Nam không đồng ý cho Đảng Cộng sản là đảng cầm quyền duy nhất ở đất nước này. Quyền đó phải thuộc về nhân dân. Tôi cho rằng điểm chung nhất của tất cả các bản kiến nghị cho tới nay là đòi hỏi quyền đó phải thuộc về nhân dân. RFI: Theo Cha thấy, bản nhận định của Hội đồng Giám mục đã được các tu sĩ nam nữ và giáo dân hưởng ứng như thế nào? Cha Phạm Trung Thành: Anh em linh mục chúng tôi rất là vui mừng, bởi vì những bản trước chỉ là nhận định, còn bây giờ có cả góp ý. Những bản trước chỉ là ở cấp Uỷ ban Công lý và Hòa bình, còn bản này thuộc tầm mức Hội đồng Giám mục Việt Nam. Những bản trước chỉ là góp ý kín đáo giữa Hội đồng Giám mục Việt Nam với Nhà nước. Lần này là góp ý công khai. Anh em linh mục chúng tôi cảm thấy rất vững tâm vì bây giờ đã được các vị chủ chăn định hướng. Về phần giáo dân, những người nào chưa gặp được bản nhận định này, thì có lẽ họ không biết, nhưng hầu như tất cả những giáo dân mà chúng tôi được gặp, sau khi đã đọc được bản nhận định này, đều rất là vui mừng. Trong một hai tuần lễ gần đây tôi có dịp đi đó đi đây và có dịp gặp gỡ trong các thánh lễ, lễ an táng một vị linh mục lớn tuổi, hay một lễ tạ ơn, thì anh em linh mục đều chia sẽ với nhau niềm vui mừng đó. RFI: Về phía chính quyền họ đã có phản ứng gì sau bản nhận định của Hội đồng Giám mục? Cha Phạm Trung Thành: Tôi không rõ là chính quyền có phản ứng như thế nào với các đấng giám mục. Tại thành phố Sài Gòn này, khi một số nhà thờ, như nhà thờ Kỳ Đồng, nơi tôi đang sống, hoặc các nhà thờ Công Lý, Mẫu Tâm, không chỉ dán bản nhận định ở bản thông báo, mà còn in ra và phát cho giáo dân, cũng như khi cha sở giải thích cho giáo dân về bản nhận định này, thì chúng tôi không thấy chính quyền có phản ứng gì. Nhưng chúng tôi có nghe một thông tin, không biết có chính xác hay không, vào sáng Chủ nhật 10/03, tại một nhà thờ, sau khi cha sở phổ biến và phát bản nhận định cho giáo dân, thì buổi chiều hôm đó, công an và Mặt trận có vào làm việc. Nhưng, như chúng tôi đã thưa ở trên, anh em chúng tôi rất vững tâm, vì những vị chủ chăn của chúng tôi đã lên tiếng, vạch ra đường lối. Chúng tôi cảm thấy lương tâm chúng tôi rất nhẹ nhàng, khi những gì chúng tôi thấy, những gì chúng tôi mong ước, những gì chúng tôi muốn nói, thì những người cha của chúng tôi đã nói. RFI: Trong thời gian qua, trước phong trào góp ý kiến Hiến pháp, chính quyền đã phản ứng khá mạnh, thậm chí gọi những người đòi đa nguyên đa đảng, đòi phi chính trị hóa quân đội là những người “suy thoái đạo đức”. Báo chí chính thức thì liên tiếp đăng nhiều bài phản bán những lập luận trong các kiến nghị. Cha có nhận xét gì về phản ứng này của chính quyền? Cha Phạm Trung Thành: Tôi nghĩ họ phản ứng là chuyện đương nhiên, bởi vì họ cái mà họ bảo vệ đó là độc quyền lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, những lập luận đó có được chấp nhận hay không, thì đấy lại là chuyện khác. Càng ngày tôi càng thấy có những người, đặc biệt là những bạn trẻ như Nguyễn Đắc Kiên chẳng hạn. Có lẽ trước đó, những người thế hệ lớn tuổi không nghĩ là những người trẻ có ý thức và lên tiếng mạnh như vậy. Nhưng nay tôi thấy là các bạn trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã can đảm và sáng suốt nhận ra vấn đề. Trên mạng thông tin Nhà nước thì họ tiếp tục nói như thế, nhưng trên cái mà lâu nay người ta gọi là báo “lề trái”, tôi thấy anh em lên tiếng rất mạnh và công khai. Ví dụ khi ký vào các kiến nghị, họ ghi rõ tên họ, địa chỉ đàng hoàng, chứ không còn giấu diếm gì. Nhất là số người ký vào kiến nghị của 72 nhân sĩ đã lên tới gần 10 ngàn hay Bản tuyên bố của các công dân tự do cũng đã được gần 7 ngàn chữ ký. Mà tôi được biết là họ không đủ người để đưa kịp lên hết số người đã ký trên giấy hoặc ký qua mạng. Tôi thấy là càng ngày người dân Việt Nam càng thấy rõ vấn đề. RFI: Họ đã nhìn thấy vấn đề và bây giờ thì họ không còn còn sợ lên tiếng nữa? Cha Phạm Trung Thành: Chỉ có một bộ phận thôi, còn một số thì vẫn còn sợ và chờ xem tình hình diễn tiến tới đâu. Khi chính quyền của thành phố Sài Gòn phát giấy, yêu cầu từng gia đình trả lời đồng ý hay không đồng ý, thì đúng là người dân có biết gì đâu, thôi thì đồng ý cho khỏi bị rắc rối. RFI: Xin cám ơn Cha Phạm Trung Thành, Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. ĐÓN MỪNG TÂN GIÁO HOÀNG TẠI VATICAN VATICAN. 200,000 tín hữu cùng với đại diện chính quyền 132 quốc gia cũng như nhiều phái đoàn các Giáo Hội Kitô và liên tôn đã tham dự thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của ĐTC Phanxicô từ lúc 9.30 sáng ngày 19-3-2013 tại Quảng trường Thánh Phêrô. Lúc 8 giờ 45, ĐTC Phanxicô đã đi trên chiếc xe díp màu trắng, mui trần, không có kiếng chắn đạn, tiến ra Quảng trường thánh Phêrô. Ngài tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu, reo vui, vẫy cờ quốc gia của họ. Có một lúc ĐTC truyền dừng xe lại, ngài xuống xe ôm hôn một người khuyết tật, và những lúc khác, ngài ôm hôn các em bé do các nhân viên an ninh bế lên ngài. Trước thánh lễ, lúc 9 giờ 20 phút, ĐTC đã xuống hầm dưới bàn thờ chính của Đền Thờ Thánh Phêrô và đến trước mộ của Thánh Tông Đồ trưởng. Tại đây, cùng với 10 thủ lãnh các Giáo hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương, trong đó có 4 vị Thượng Phụ Giáo Chủ, 4 vị Tổng Giám Mục trưởng, trong số này 4 vị là Hồng Y, ngài cầu nguyện và xông hương trên mộ Thánh Nhân. Từ mộ thánh Phêrô, hai thầy Phó tế đã lấy hai chiếc đĩa: một đựng dây Pallium và một đựng nhẫn Ngư Phủ của ĐTC, để tháp tùng ngài trong đoàn rước tiến ra lễ đài trên thềm đền thờ thánh Phêrô.
Thành phần tham dự
Đi trước ĐTC trong đoàn rước là 180 vị đồng tế, hầu hết là các Hồng Y, trong phẩm phục màu trắng vàng, trong khi ca đoàn Sistina của Tòa Thánh hát kinh cầu các Thánh xin các vị phù giúp Đức tân Giáo Hoàng.
Trong đoàn đồng tế, đặc biệt cũng có 2 LM đó là Cha José Rodriguez Carballo người Mêhicô, và Cha Aldolfo Nicolás Pachón, người Tây Ban Nha, Bề trên Tổng quyền dòng Tên. Hai vị được mời đồng tế trong tư cách là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hiệp Hội các Bề trên Tổng quyền dòng nam.
Việc giúp lễ do 15 tu sĩ Phanxicô thuộc Đền thánh La Verna ở miền trung Italia, nơi thánh Phanxicô Assisi nhận 5 dấu thánh, đảm trách với sự phụ giúp của 4 thầy thuộc dòng Phanxicô Viện Tu ở Roma. Phần thánh ca trong buổi lễ do Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh gồm 65 ca viên do Nhạc trưởng là Đức ông Massimo Palombella điều khiển, cộng thêm với Ca đoàn tổng hợp gồm 80 ca viên.
Bên trái bàn thờ là 200 GM và 33 phái đoàn của các Giáo Hội Kitô anh em, đứng đầu là Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople bên Thổ Nhĩ Kỳ, và cũng được coi là vị thủ lãnh danh dự chung của toàn Chính Thống giáo. Các vị lãnh đạo các Giáo Hội Tin Lành, Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, và cả thầy Alois Loeser, tu viện trưởng tu viện Đại kết Taizé bên Pháp.
Cũng ở bên trái nhưng xuống phía trước bàn thờ là phái đoàn của các tôn giáo bạn, từ Do thái giáo, Phật giáo, Hồi giáo, đạo Sikh, Jaina và Ấn Giáo. Sau đó là 1.200 LM và chủng sinh.
Bên hông phải bàn thờ là chỗ dành cho 132 phái đoàn chính thức của các nước, đứng đầu là Tổng thống Cộng hòa Italia, ông Giorgio Napolitano, Bà Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner của Argentina, 6 vị vua, 32 vị Tổng thống, 3 thái tử, phần còn lại là các thủ tướng chính phủ, phu nhân Tổng thống, hoặc Phó tổng thống, trong đó có Ông Joseph Biden của Hoa Kỳ.
Chính quyền thành Roma đã bố trí một số màn hình khổng lồ tại khu vực quảng trường Thánh Phêrô và đường Hòa Giải để dân chúng có thể tham dự thánh lễ.
ĐTC tiến ra lễ đài trước sự vỗ tay vang dội của mọi người. Nhiều lá cờ quốc gia cũng được các tín hữu phất lên, dưới bầu trời đẹp.
Nghi thức nhận Pallium và nhẫn Ngư Phủ
Nghi thức khai mạc sứ vụ Phêrô, theo qui định của ĐTC Biển Đức 16, nay được cử hành liền trước thánh lễ, vì không phải là bí tích. Nghi thức này gồm phần trao dây Pallium Giáo Hoàng và trao nhẫn Ngư Phủ.
Dây Pallium được trao cho ĐTC là dây làm bằng lông chiên màu trắng, có 6 hình Thánh Giá màu đỏ, khi được đeo vào cổ, có một phần dài ở phía trước ngực và một phần dài ở sau lưng. Đây là biểu hiệu cổ kính nhất của Giám Mục. Simeon thành Tessalonica viết: ”Dây Pallium chỉ Chúa Cứu Thế khi gặp chúng ta như chiên lạc đàn, Ngài vác lên vai, và khi nhận lấy nhân tính con người trong cuộc nhập thể, Ngài thần hóa nhân tính ấy bằng cái chết của Ngài trên Thánh Giá, Ngài dâng chúng ta cho Chúa Cha, và qua cuộc phục sinh, Ngài nâng chúng ta lên cao”.
Vì thế dây Pallium nhắc nhớ vị Mục Tử nhân lành (cf Ga 10,11), vác trên vai con chiên lạc (cf Lc 15,4-7), và 3 câu trả lời yêu mến đáp lại 3 câu Chúa Giêsu Phục Sinh hỏi thánh Phêrô, và Chúa dạy thánh nhân hãy chăn các con chiên con và chiên mẹ của Ngài (cf Ga 21,15-17).
3 vị Hồng Y là Angelo Sodano, niên trưởng HY đoàn, trưởng đẳng GM, ĐHY Godfried Danneels, nguyên TGM Bruxelles bên Bỉ, trưởng đẳng HY Linh Mục, và ĐHY Jean Louis Tauran, người Pháp, trưởng đẳng HY Phó tế lần lượt tiến lên trước mặt ĐTC. ĐHY Tauran cầu xin Thiên Chúa của hòa bình ban cho ĐGH dây Pallium đã lấy từ bàn thờ tuyên xưng đức tin của Thánh Phêrô Tông Đồ, là Đấng mà Mục Tử nhân lành đã truyền chăn dắt các chiên con và chiên mẹ của Ngài, và ngày hôm nay ĐTC kế vị thánh nhân. Xin Thánh Thần Chân Lý ban ơn soi sáng và phân định cho sứ vụ của ĐTC củng cố các anh em trong đức tin duy nhất.
Rồi ĐHY trưởng đẳng Phó tế tiến lên đeo dây Pallium vào cổ Đức tân Giáo Hoàng, tiếp đến ĐHY trưởng đẳng LM Danneels kết thúc với lời nguyện: ”xin Thiên Chúa chúc lành và củng cố ơn Thánh Linh để sứ vụ của Đức tân Giáo Hoàng tương ứng với sự cao cả của đoàn sủng mà Chúa đã ban cho Người.”
Sau đó là nghi thức trao nhẫn Ngư Phủ. Ngay từ ngàn năm thứ I, nhẫn là biểu hiệu riêng của Giám Mục. Chiếc nhẫn Ngư Phủ được trao cho ĐTC Phanxiô bằng bạc có hình thánh Phêrô đang cầm chìa khóa, có nghĩa đó là nhẫn chứng thực thực đức tin và nói lên nghĩa vụ được ủy thác cho thánh Phêrô là củng cố các anh em mình (cf Luca 22,32). Nhẫn này được gọi là Nhẫn Ngư Phủ vì thánh Phêrô là Tông Đồ Ngư Phủ (cf Mathêu 4,18-19). Sau khi tin vào lời Chúa Giêsu (cf Luca 5,5), thánh nhân đã thả lưới và kéo vào bờ mẻ cá lạ lùng (cf Gioan 21,3-14).
ĐHY Angelo Sodano, trưởng đẳng GM, nói: ”Kính thưa Đức Thánh Cha, chính Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, là Mục tử và là Giám mục của các linh hồn chúng ta, Đấng đã xây dựng Giáo Hội trên đá tảng, ban cho ĐTC Nhẫn này, ấn tín của Thánh Phêrô Ngư Phủ, Người đã sống niềm hy vọng trên biển Tiberiade và Chúa đã trao cho Người chìa khóa nước trời.
Ngày hôm nay, ĐTC kế vị Thánh Phêrô trong Giám mục đoàn của Giáo Hội này, làm đầu trong tình hiệp thông hiệp nhất theo giáo huấn của Thánh Phaolô Tông Đồ. Xin Thánh Thần tình yêu được phú vào tâm hồn chúng ta làm cho ĐTC được tràn đầy sức mạnh và sự dịu dàng để giữ gìn các tín hữu Chúa Kitô, qua sứ vụ của ĐTC, trong sự hiệp thông duy nhất”.
Rồi ĐHY Sodano trao Nhẫn Ngư Phủ cho ĐTC, giữa tiếng vỗ tay vang dội của cộng đoàn.
Tiếp đến là nghi thức tuân phục. Hồi ĐGH Biển Đức 16 khai mạc sứ vụ, ngoài các Hồng y còn có các đại diện LM, tu sĩ nam nữ và giáo dân, tổng cộng là 12 người, nhưng lần này chỉ có 6 HY đại diện, mỗi đẳng GM, LM và Phó tế 2 vị. Hai vị đứng đầu là ĐHY Giovanni Battista Re và ĐHY Bertone.
Trong nghi thức này không có đại diện LM, tu sĩ nam nữ và giáo dân vì họ sẽ cử hành nghi thức tuân phục trong buổi lễ ĐTC Phanxicô sẽ cử hành trong mùa Phục Sinh khi đến nhận Nhà thờ chính tòa giáo phận Roma của ngài là Đền thờ thánh Gioan Laterano.
Thánh lễ kính Thánh Giuse với kinh nguyện và các bài đọc đi kèm bắt đầu sau nghi thức nhận Pallium và nhẫn Ngư Phủ của ĐTC.
Bài Tin Mừng được hát bằng tiếng Hy Lạp kể lại sự tích thánh Giuse sau khi thấy Đức Maria có thai, thì toan tính âm thầm bỏ rơi Người, nhưng đã được Sứ thần Chúa hiện ra trong giấc mộng và dạy hãy đón nhận Đức Maria về nhà mình.
Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Francis
Trong bài giảng tiếp đó bằng tiếng Ý, ĐTC nói:
Anh chị em thân mến,
Tôi cảm tạ Chúa vì được cử hành Thánh Lễ này, khai mạc sứ vụ Phêrô trong ngày lễ trọng kính Thánh Giuse, Hôn Phu của Đức Trinh Nữ Maria, và là Bổn Mạng của Giáo Hội: đây là một dịp trùng hợp đầy ý nghĩa và cũng là lễ bổn mạng của Vị Tiền Nhiệm Đáng Kính của tôi: chúng ta gần gũi ngài trong kinh nguyện, đầy lòng quí mến và biết ơn (vỗ tay).
Tôi thân ái chào các anh em Hồng y và Giám Mục, các linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ và tất cả anh chị em giáo dân. Tôi cám ơn các đại diện của các Giáo Hội và Cộng đoàn Giáo Hội khác hiện diện nơi đây cũng như các đại diện của cộng đồng Do thái và các cộng đồng tôn giáo khác. Tôi gửi lời chào nồng nhiệt đến các vị Quốc trưởng và Thủ tướng chính phủ, các phái đoàn chính thức của bao nhiêu nước trên thế giới và ngoại giao đoàn.
Chúng ta đã nghe trong Tin Mừng rằng ”Giuse làm như Thiên Thần Chúa đã truyền và đón nhận hiền thê của mình” (Mt 1,24). Trong những lời này có gồm tóm sứ mạng mà Thiên Chúa ủy thác cho Giuse, sứ mạng làm người canh giữ. Nhưng canh giữ ai? Thưa là canh giữ Mẹ Maria và Chúa Giêsu, nhưng đó là một sự canh giữ được nới rộng cho toàn thể Giáo Hội, như Chân phước Gioan Phaolô 2 đã nhấn mạnh:
”Thánh Giuse, vì yêu thương chăm sóc Mẹ Maria và vui mừng tận tụy giáo dục Đức Giêsu Kitô, như thế Ngài cũng giữ gìn và bảo vệ nhiệm thể của Ngài là Giáo Hội, mà Đức Thánh Trinh Nữ là hình ảnh và gương mẫu” (Tông Huấn Redemptoris Custos, 1).
Thánh Giuse thi hành công việc canh giữ ấy như thế nào? Thưa một cách kín đáo, khiêm tốn, trong thinh lặng, nhưng với một sự hiện diện liên lỷ và trung tín hoàn toàn, cả khi Ngài không hiểu. Từ khi kết hôn với Mẹ Maria cho đến biến cố Chúa Giêsu 12 tuổi tại Đền thờ Jerusalem, Ngài ân cần yêu thương đồng hành trong mọi lúc.
Ngài ở cạnh Maria Hiền thê của Ngài trong những lúc thanh thản cũng như trong những lúc khó khăn của cuộc sống, trong hành trình đi Bêlem để kiểm tra dân số, và trong những giờ hồi hộp và vui mừng của cuộc sinh hạ; trong lúc bi thảm tị nạn sang Ai Cập và trong cuộc vất vả tìm con tại Đền Thờ; và rồi trong cuộc sống hằng ngày tại nhà Nazareth, trong phòng làm việc nơi thánh nhân đã dạy nghề cho Chúa Giêsu.
Thánh Giuse đã sống ơn gọi gìn giữ Mẹ Maria, Chúa Giêsu và Giáo Hội như thế nào? Thưa trong sự luôn quan tâm để ý tới Thiên Chúa, cởi mở đối với những dấu hiệu của Chúa, sẵn sàng đối với dự phóng của Chúa, không phải tới điều riêng của mình, nhưng điều mà Thiên Chúa yêu cầu Vua Davít, như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ I; Thiên Chúa không mong ước một nhà do con người làm ra, nhưng Chúa muốn lòng trung thành với Lời Ngài, với kế hoạch của Ngài; và chính Thiên Chúa xây dựng căn nhà, nhưng bằng những viên đá sống động nhờ Thánh Thần của Ngài.
Và thánh Giuse là người ”canh giữ”, vì Ngài biết lắng nghe Thiên Chúa, để cho thánh ý Chúa hướng dẫn, và chính vì thế thánh nhân càng nhạy cảm hơn đối với những người được ủy thác cho Ngài, biết đọc các biến cố một cách thực tế, chú ý đến những gì ở chung quanh và biết đưa ra những quyết định khôn ngoan hơn.
Các bạn thân mến, chúng ta thấy thánh Giuse đáp ứng ơn gọi của Chúa như thế nào, với thái độ sẵn sàng, mau mắn, nhưng chúng ta cũng thấy đâu là trung tâm điểm ơn gọi Kitô, là chính Chúa Kitô! Chúng ta hãy gìn giữ Chúa Kitô trong đời sống chúng ta, để giữ gìn những người khác, để giữ gìn thiên nhiên, công trình sáng tạo.
”Nhưng ơn gọi của người canh giữ không phải chỉ liên hệ đến các tín hữu Kitô chúng ta mà thôi, nhưng còn có một chiều kích đi trước và nhân bản, liên hệ tới tất cả mọi người. Đó là việc bảo tồn toàn thể thiên nhiên, vẻ đẹp của công trình tạo dựng, như được trình bày cho chúng ta trong Sách Sáng Thế và như thánh Phanxicô Assisi đã chỉ cho chúng ta; đó là tôn trọng đối với mỗi thụ tạo của Thiên Chúa và môi trường trong đó chúng ta sinh sống.
Đó là giữ gìn con người, chăm sóc tất cả mọi người, mỗi người, với tình yêu thương, đặc biệt là các trẻ em, người già, những người yếu đuối hơn và thường ở ngoài lề tâm hồn chúng ta. Đó là chăm sóc lẫn nhau trong gia đình: vợ chồng gìn giữ nhau, và trong tư cách là cha mẹ, họ chăm sóc con cái, rồi với thời gian cả con cái cũng trở thành những người gìn giữ cha mẹ.
Đó là sống những tình bạn chân thành, là một sự gìn giữ nhau trong sự tín nhiệm, trong sự tôn trọng và trong thiện ích. Xét cho cùng, tất cả đều được ủy thác cho sự gìn giữ của con người, và đó là một trách nhiệm liên hệ tới tất cả chúng ta. Anh chị em hãy trở thành những người gìn giữ hồng ân của Thiên Chúa.
”Và khi con người thiếu sót trách nhiệm của mình, khi chúng ta không chăm sóc công trình tạo dựng và các anh chị em chúng ta, thì khi ấy xảy ra sự tàn phá và con tim trở nên chai đá. Rất tiếc là trong mỗi thời đại, đều có những ”vua Hêrôđê” đề ra những mưu đồ chết chóc, hủy hoại và bóp méo khuôn mặt của con người nam nữ.
Tôi muốn xin tất cả những người đang nắm giữ các vai trò trách nhiệm trong lãnh vực kinh tế, chính trị hoặc xã hội, tất cả những người thiện chí: ”Chúng ta hãy trở thành những người gìn giữ công trình tạo dựng, gìn giữ kế hoạch của Thiên Chúa được ghi khắc trong thiên nhiên, giữ gìn tha nhân, môi sinh; chúng ta đừng để cho những dấu hiệu tàn phá và chết chóc tháp tùng hành trình của thế giới chúng ta!
Nhưng để ”gìn giữ” thì chúng ta cũng phải chăm sóc chính mình! Chúng ta hãy nhớ rằng oán ghét, ghen tương, kiêu ngạo làm cho cuộc sống bị nhơ bẩn! Gìn giữ có nghĩa là canh chừng những tâm tình chúng ta, con tim chúng ta, vì chính từ đó nảy sinh những ý hướng tốt hay xấu: những ý hướng xây dựng và những ý hướng hủy hoại! Chúng ta không được sợ sự tốt lành, và cũng đừng sợ sự dịu dàng!
”Và ở đây, tôi muốn ghi nhận thêm điều này: chăm sóc, giữ gìn, đòi phải có sự tốt lành, đòi phải được sống với sự dịu dàng. Trong các sách Phúc Âm, thánh Giuse xuất hiện như một người mạnh mẽ, can đảm, chuyên cần làm việc, nhưng trong tâm hồn Ngài trổi vượt một sự rất dịu dàng, đây không phải là đức tính của kẻ yếu, trái lại, nó chứng tỏ một tâm hồn mạnh mẽ và có khả năng chú ý, cảm thương, thực sự cởi mở đối với tha nhân, yêu thương. Chúng ta không được sợ sự tốt lành và dịu dàng!
”Ngày nay, cùng với lễ Thánh Giuse, chúng ta cử hành khởi đầu sứ vụ của tân GM Roma, người Kế Vị Thánh Phêrô, cũng bao gồm một quyền bính. Dĩ nhiên Chúa Giêsu Kitô đã ban quyền cho thánh Phêrô, nhưng đó là quyền bính gì thế? Sau ba câu Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô về tình yêu, có 3 lời mời gọi: hãy chăn các chiên con, hãy chăn giắt các chiên mẹ của Thầy.
Chúng ta không bao giờ được quên rằng quyền bính đích thực là phục vụ và cả Giáo Hoàng, để thi hành quyền bính này, ngày càng phải tiến sâu hơn vào việc phục vụ ấy, việc phục vụ có tột đỉnh sáng ngời trên Thập Giá; Giáo Hoàng phải nhìn đến sự phục vụ khiêm tốn, cụ thể, đầy đức tin, của thánh Giuse và như thánh nhân, mở rộng vòng tay để giữ gìn toàn thể Dân Chúa và yêu thương, dịu dàng, đón nhận toàn thể nhân loại, nhất là những người nghèo nhất, yếu đuối nhất, những người nhỏ bé nhất, những người mà thánh Mathêu mô tả trong cuộc phán xét chung về đức bác ái: những người đói, khát, ngoại kiều, người trần trụi, bệnh nhân, tù nhân (Xc Mt 25,31-46). Chỉ những ai phục vụ với lòng yêu mến mới biết giữ gìn!
Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô nói về Abraham, người ”đã tin, kiêm vững trong niềm hy vọng bất chấp mọi nghịch cảnh” (Rm 4.18). Kiên vững trong niềm hy vọng, bất chấp mọi nghịch cảnh! Cả ngày nay, đứng trước bao nhiêu chân trời đen xám, chúng ta cần thấy ánh sáng hy vọng và chính chúng ta trao ban hy vọng.
Giữ gìn công trình tạo dựng, mỗi người nam nữ, với cái nhìn dịu dàng và yêu thương, đó chính là mở rộng chân trời hy vọng, là mở ra một luồng sáng giữa bao nhiêu mây mù, là mang sức nóng hy vọng! Và đối với tín hữu, đối với các tín hữu Kitô chúng ta, như Abraham, như thánh Giuse, niềm hy vọng mà chúng ta mang có chân trời của Thiên Chúa được mở rộng cho chúng ta trong Chúa Kitô, được xây dựng trên đá tảng là Thiên Chúa.
”Giữ gìn Chúa Giêsu với Mẹ Maria, giữ gìn toàn thể công trình sáng tạo, giữ gìn mỗi người, đặc biệt là người nghèo nhất, giữ gìn chính chúng ta; đó là một công tác phục vụ mà Giám Mục Roma được kêu gọi chu toàn, nhưng đó cũng là ơn gọi mà tất cả chúng ta được mời gọi làm cho ngôi sao hy vọng được chiếu sáng rạng ngời: Chúng ta hãy gìn giữ với lòng yêu mến điều Thiên Chúa đã ban cho chúng ta!
”Tôi cầu khẩn sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, của Thánh Giuse, của thánh Phêrô và Phaolô, thánh Phanxicô, xin Chúa Thánh Linh tháp tùng sứ vụ của tôi, và tôi nói với tất cả anh chị em rằng: xin cầu nguyện cho tôi! Amen
Các ý nguyện
Bài giảng của ĐTC bị ngắt quãng nhiều lần vì những tiếng vỗ tay của các tín hữu, lần đầu khi ngài chúc mừng lễ Bổn mạng của Vị Tiền nhiệm và mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho Người.
Trong phần lời nguyện phổ quát, đã có 5 ý nguyện được xướng lên là tiếng Nga, Pháp, Arap, Swahili bên Phi châu và tiếng Hoa, lần lượt cầu cho Giáo Hội: Xin Thiên Chúa toàn năng nâng đỡ mọi người, các mục tử và tín hữu, sống tuân phục vô điều kiện đối với Tin Mừng; xin Chúa gìn giữ ĐGH Phanxicô trong việc thi hành sứ vụ của Người Kế Nhiệm Thánh Phêrô và Chủ Chăn của toàn thể Giáo hội; cầu cho các người cầm quyền: xin Chúa soi sáng tâm trí và hướng dẫn họ trong việc xây dựng nền văn minh tình thương; cầu cho những người nghèo khổ trên trái đất: xin Chúa bồi dưỡng, an ủi và ban cho họ niềm hy vọng nhờ lòng bác ái của các tín hữu Kitô; sau cùng là cầu cho gia đình của Thiên Chúa đang tụ họp trong thánh lễ: xin Chúa biến đổi cuộc sống của tất cả các tín hữu nên giống Chúa Giêsu.
Để rút ngắn thời gian buổi lễ, không có phần tiến dâng lễ vật, và ĐTC cũng không đích thân cho rước lễ, nhưng một thầy Phó tế đã làm thay. Trong khi đó có 500 LM mang Mình Thánh Chúa phân phát cho các tín hữu tại khu vực hành lễ. Sau thánh lễ, ở bên trong Đền thờ Thánh Thánh Phêrô, ĐTC đã chào thăm các vị thủ lãnh của 132 phái đoàn chính thức do chính phủ các nước gửi đến dự lễ. Bắt đầu là bà tổng thống Cristina Kirchner của Argentina và tổng thống Giorgio Napolitano của Italia.
Lễ khai mạc sứ vụ của ĐTC kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ và được nhiều tín hữu trên thế giới theo dõi qua truyền hình.
LM G. Trần Đức Anh OP
Posted on 13 Nov 2012
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
|
...MORE COLLECTIONS
CORONAVIRUS collection THANK YOU VIETNAM VETERANS FLAG PARADE MAY 2018 Candlelight Vigil July 28-2018 Candlelight Vigil_Spokane 2018 Vietnam Freedom movement www.9binh.com-- Trung cộng tàn ác Kỹ Thuật Biểu Tình + Biểu Ngữ GIAI AO THOI SU:TS Nguyen Xuan Nghia Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá! VIETNAMESE HERITAGE DAY 2018 Proclamation 4-point, Spokane, WA 2018 Hữu Loan: cố thi sĩ bất khuất của Nhân Văn Giai Phẩm Freedom Flag Parade Spokane 5/20/2017 (2) VIETNAMESE HERITAGE DAY 2017 Slideshow: My Nation - Dat Nuoc Toi Vietnamese Heritage Day 2017, Spokane PROCLAMATION+Vietnamese Heritage Day 2017 GS Vũ Quý Kỳ: Cuộc Bầu cử Hoa Kỳ 2016 Trung cộng làm cá chết, biển độc Cố Gs Lưu Trung Khảo: Lạc Quan, Tin Tưởng và Hy Vọng PARADE + VIETNAMESE HERITAGE DAY 2016 PROCLAMATION 2016 --SPOKANE Trần Phong Vũ: Một chế độ bạo tàn, không tim óc 25 AUDIO NHẬN ĐỊNH VÀ CHÚC TẾT 2016 Gs Nguyễn Ngọc Bích: Chế độ đã đến ngày tàn! Gs Nguyễn Lý Tưởng: Cùng tắc biến, biến tắc thông Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long: Hãy cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi! Mặc Giao: Can trường cứu Nước cứu nhà! Nguyễn Tầm Thường: suy niệm & cầu nguyện AUDIO Hồi Ký, Bút Ký, Bình Luận Chữ và Nghĩa (Đoàn Thế Ngữ) 40 Năm: Lm Phan văn Lợi nghĩ gì? Gs Vũ Quý Kỳ: 30/4/75 Lesson GS Nguyễn Lý Tưởng: TS Roland Jacques & Quốc Ngữ THƯƠNG TIẾC VIỆT DZŨNG! Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện Collection 2_ Sinh Hoat Ca (32) Collection 1_ Sinh Hoat Ca (40) 28 AUDIO Quý Tỵ 2013 từ Hoa Kỳ 70 NĂM TÂN NHẠC MIỀN NAM (1930-2000) Công Giáo Miền Bắc chống nhà nước VC! Mãi mãi dòng thơ HOA ĐỊA NGỤC Tôi Phải Sống -- Hồi ký đời tù của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ Tiến sĩ Nguyễn văn Lương: HẠN CHẾ DU LỊCH & GỞI TIỀN TỘI ÁC KINH KHỦNG của Đảng Cộng Sản Trung Quốc! Buồm cao ghi dấu can trường 4 cuốn Sách Pháp viết về 30-4-1975: Pierre Darcourt, Jean Lartéguy, Olivier Todd, Vanuxem VIỆT KHANG: Lòng nào làm ngơ trước NGOẠI XÂM? 33 BÀI NHẬN ĐỊNH & CHÚC TẾT ĐỒNG BÀO VIỆT NAM THÁI HÀ đấu tranh quyết liệt! LM Nguyễn văn Khải: giáo dân xông vào nơi hiểm nguy! TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!
|