Tiến sĩ Phan văn Song (Pháp)
Chủ tịch Đảng Đại Việt
Cựu giáo sư đại học Poitier Université (quý vị bấm nghe audio)
http://www.freevietnews.com/audio/TsPhanVanSong_ChucTet2016.mp3
Hải ngoại Xuân Bính Thân 2016
Tinh thần Đại Việt
giữ nước và cứu nước
Kính thưa đồng bào,
Kính thưa quý bà con, quý cô bác,
Giờ linh thiêng đã điểm !
Năm nay năm Bính Thân, tròn bốn tuần vận hội năm Thân, Con khỉ. Cách đây 48 năm, cũng Năm Con Khỉ. Năm Mậu Thân, 1968, Việt Cộng đã lường gạt dân chúng Miền Nam Việt Nam, công dân quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, thừa cơ hôi ngày Tết dân tộc linh thiêng, nuốt lời cam kết hưu chiến, tấn công và giết hại dân chúng và công dân chế độ Tự Do của Việt Nam Cộng Hòa.
Năm nay 2016, một kỷ nguyên mới bắt đầu sau chu kỳ 1976 -2016, tròn 40 năm dân chúng toàn Việt Nam thống nhứt sống dưới ách Đảng Cộng Sản.
Kính thưa quý đồng bào,
Kính thưa quý bà con, quý cô bác,
Hai chu kỳ đau thương hội nhập, hai chu kỳ đánh dấu hai vết thương lớn của lịch sử Việt Nam cận đại. Những hình ảnh đau thương của Tết Mậu Thân 1968 vẫn chưa phai mờ trong ký ức người Việt Nam, nhiều gia đình Việt Nam trong nước và ở hải ngoại vẫn còn hằng năm cúng giổ ngày Tết để tưởng nhớ những nạn nhơn ngày Tết đau buồn ấy. Cái vui đón năm mới lẫn lộn với cái ngậm ngùi tủi hờn thương nhớ.
2016, đã 40 năm rồi, Đảng Cộng Sản cầm quyền toàn cỏi Việt Nam ! 40 năm, đủ rồi ! 40 năm, toàn dân Việt Nam đã thấy rõ bản mặt cướp nước và bán nước của người Cộng Sản ! 40 năm người dân Việt Nam đã thấy rõ bản sắc Đảng Công Sản Việt Nam chỉ là chư hầu, là chi nhánh Đảng Cộng Sản Tàu.
40 năm đủ rồi ! Giờ linh thiêng đã điểm ! Mong bà con cô bác đồng bào một lòng, đuổi bọn bán nước nước, khôi phục lại quê hương, lấy lại tự hào dân tộc, khơi lại tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước của tổ tiên.
Năm mới, năm 2016, Năm mới, năm Bính Thân,
Xin kính chúc quý bà con cô bác, xin kính chúc đồng bào Việt Nam, khôi phục lại quê hương, hưởng và sống trong một vận hội mới, trong kỷ nguyên mới, sạch bóng Cộng Sản, với một quốc gia Việt Nam mới, Dân Chủ, Thạnh Vượng và với một tinh thần Đại Việt Tự Do, Độc Lập, Hùng Cường.
Phan Văn Song,
Nhơn danh toàn thể Đảng Đại Việt
Nay Kính Chúc (quý vị bấm nghe audio)
http://www.freevietnews.com/audio/TsPhanVanSong_ChucTet2016
Kính nhờ quý vị quý bạn tiếp tay phổ biến tâm tư đồng bào hải ngoại ưu ái gởi đồng bào quốc nội, qua 25 audio Chúc Tết Bính Thân 2016 đính kèm --- gởi qua Emails, Paltalk, FaceBook, Yahoo/GmailGroups, Radio, Website, Blogs… Nội dung các bài phát biểu (text) và AUDIO sẽ được lần lượt gởi ra và lưu trữ tạii http://freevietnews.com/audio
25 AUDIO NHẬN ĐỊNH VÀ CHÚC TẾT 2016
KÍNH NHỜ PHỔ BIẾN VỀ VIỆT NAM
Sau đây là đôi lời đầu năm Tân Mẹo 2011, Tiến sĩ Phan Văn Song tốt
nghiệp ngành Khoa Học Chính Trị và Công Pháp Quốc Tế. Cựu giáo sư Đại Học Poitier Université
giảng dạy môn Luật Y Khoa (Medical Law) ở miền nam nước Pháp. Giáo sĩ Tin Lành. Chủ tịch Đảng Đại Việt.
http://www.freevietnews.com/audio/20110131_TsPhanVanSong_e.m3u
Tuổi Trẻ Can Trường, Tuổi Trẻ Bất Khuất!
Tiến sĩ Phan Văn Song
Hải ngoại ngày 31.1.2011
Kính Thưa quý vị,
Trước thềm năm mới, chúng tôi Phan Văn Song, xin có đôi lời trước, với quý đồng bào hải ngoại và sau đặc biệt với quý đồng bào quốc nội Việt Nam.
Tình
hình thế giới và đặc biệt ở khu vực Địa Trung Hải, Tunisia và Ai Cập
những ngày cuối năm Con Cọp đã thôi thúc chúng ta, dân chúng Việt Nam ở
hải ngoại cũng như trong quốc nội. Dân chúng Tunisia và Ai Cập đã xuống đường, đã và đang lật đổ các chế độ độc tài đang hoành hành ở một nơi, Tunisia, 23 năm, ở nơi khác Ai Cập trên 30 năm.
Tình
hình ở Tunisia sáng sủa hơn, tình hình Ai Cập còn bấp bênh. Nhưng những
chế độ độc tài ở khu vực đang rung rinh, Ben Ali Tổng thống Tunisia đã
bị trục xuất, Tổng thống Ai Cập Hosni Moubarak cũng sắp sửa chạy thôi.
Chúng
ta - những người Việt yêu nước, yêu một nước Việt Nam Dân chủ, Pháp
trị, yêu một nước Việt Nam đa đảng, đa nguyên, đầy những quyền tự do tối
thiểu – chúng ta thèm khát, ngồi ngó Tunisia, ngồi ngó Ai Cập và mong
rằng nhân dân Việt Nam có thể làm được một cái gì để tự giải phóng mình,
tìm con đường độc lập cho đất nước mình.
Đã
từ bao năm tháng nay, nhân dân Việt Nam trong nước đã bao lần xuống
đường đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi cho tự do tư tưởng, tự do tín
ngưởng, Tam Tòa Cồn Dầu … Những sinh viên dám xuống đường mặc áo mầu
xanh lơ với khẩu hiệu Hoàng sa, Trường sa là của Việt Nam… Các bloggers,
các nhà bất đồng chánh kiến chấp nhận đi tù, những luật sư chấp nhận
mất việc làm, đòi nhân quyền, tự do, dân chủ… Tuổi trẻ can trường, tuổi
trẻ bất khuất.
Truyền
thống giữ nước, bảo vệ quê cha đất tổ nay vẫn còn, vẫn tiếp tục dẫn dắt
tuổi trẻ, trí thức đấu tranh để không bị mất đất, mất biển, mãnh đất
quê hương không bị bán ra từng mãnh.
Hởi các bạn trẻ, trong các học đường, trong các Đại học, cám
ơn các bạn đã dám đứng lên tố cáo những phá hoại môi trường, những lãnh
tụ bán nước. Hởi các tuổi trẻ trong các đơn vị Quân đội Nhân dân, hởi
các bạn trẻ trong các đơn vị Công An ! Nếu các bạn muốn tiếp tục truyền
thống tiền nhân giữ nước và bảo vệ quê hương hãy đứng lên cùng với những
người dân đòi lại quyền quản trị đất nước giữ lại không gian sanh tồn của
dân tộc Việt, đuổi tập đoàn độc tài Đảng trị, giành lại độc lập, giành
lại quyền tự chủ cho dân tộc Việt, lấy lại bờ cõi giang sơn đất Việt
« Nam Quốc Sơn hà Nam Dân cư »
(Đất phương Nam của người Nam )
Năm Tân Mẹo, sẽ năm thay đổi, xoá bỏ độc tài,
giành lại Độc lập tự do và Không gian sanh tồn cho dân Việt.
Đó là lời chúc tết Năm Tân Mẹo của chúng tôi .
Phan văn Song
Chủ tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng
Việt Luận Phỏng Vấn
Tiến sĩ Phan văn Song
Chủ Tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng
Lời toà soạn: Ông
Phan văn Song du học và tốt nghiệp tiến sĩ Luật tại Pháp, lập gia đình
với phụ nữ Pháp và giảng dạy tại Viện Khoa học Quốc tế (Pháp), giống như
nhiều trí thức thời đó, ông bỏ hết tất cả những hạnh phúc cá nhân và
quyết định trở về Việt Nam để đóng góp cho đất nước. Nhưng cũng bắt đầu
từ đó cuộc đời của ông trải qua không biết bao nhiêu là những thăng trầm
theo vận nước. Sau 75 ông nếm mùi tù Cộng sản đến 4 năm, rồi trở về
Pháp bắt đầu làm lại cuộc đời.
Điểm
đặc biệt ở người đàn ông này là cho dù có gì xảy ra thì vẫn không bỏ
hoài bảo ấp ủ từ lúc còn trẻ: đó là mong muốn một nước Viêt Nam tự do và
no ấm. Cho đến bây giờ mặc dầu tuổi đã cao ông vẫn đi đó đi đây vận
động tự do và dân chủ cho Việt Nam.
Việt
Luận(VL). Thưa ông, xin ông vui lòng cho độc giả Việt Luận biết qua vài
nét về thân thế của ông. Theo chúng tôi biết, ông là người gốc gác ở
Huế, mà sao ông nói giọng miền nam? Trong trường hợp nào ông gia nhập
Đảng Đại Việt? Ảnh hưởng gia đình?
Phan Văn Song (PVS). Gia
đình mình gốc gác ở Huế. Ông cụ bà cụ đều sanh quán tại Huế tỉnh Thừa
Thiên. Hai ông nội ngoại đều làm quan Nam triều, ông nội quan võ, phó
lãnh binh, cụ Lãnh Phan Văn Tiêu. Ông ngoại, quan văn, cụ Nghè Nguyễn
Trọng Khải.
Ông
cụ mình sanh năm 1917, thuở nhỏ chơi thể thao hay, đá banh giỏi nên vào
năm 1940 được tuyển vào Sàigòn đá cho Hội Ngôi sao Gia định, đồng thời
với trung phong Phan Văn Mỹ và tả vệ Waco. Ông cũng đá tả vệ, nên vì
Waco quá nổi tiếng, nên ông không được vào hội tuyển Nam kỳ. Nhờ đá
banh, ông làm việc cho Công ty thương xá Charner (nằm cạnh bùng binh
trước tòa Đô chánh Sài gòn ngày xưa).
Ông là một Đảng viên Đảng
Đại Việt Quốc Dân Đảng. Ông được Đảng chỉ đạo mượn cơ hội ông vào Nam
để lập cơ sở thành, làm đầu cầu ủng hộ các chiến khu Đại Việt, thoạt đầu
chống Nhựt, khi Pháp trở lại năm 1946 chống Pháp, về sau chống Việt
Minh (chiến khu An Điền, An Thành).
Vì vậy mình được sanh ra
ngay trong sào huyệt Đảng, năm 1942, trong một gia đình đảng viên Đại
Việt. Cơ sở, tên gọi là chi bộ Tùng Linh, toàn người gốc Huế, do bí danh
hai người lãnh đạo tạo thành (Tùng tự Phương là đồng chí Trần Thưởng,
giáo sư Pháp văn, - mất năm 1963 vì bị chế độ Ngô Đình Diệm sát hại – là
người hướng dẫn phái đoàn ping pong Mai Văn Hòa đì dự thì đấu bóng bàn
Paris – Mai Văn Hòa giựt cúp Paris bóng bàn năm ấy - Linh là ông cụ
mình), nằm ở cuối một con hẻm, sau đình Thành Công (hát bội) dựa vào con
Rạch Thị Nghè, xóm Vạn Chài. Khu ấy nằm cạnh Chợ Tân Định, trên con
đường Paul Bert, tức là Trần Quang Khải thời Việt Nam Cộng hòa mình.
VL. Như vậy chắc ông phải có nhiều kỷ niệm về thời Đại Việt tổ chức
trong Nam và hoạt động lúc bấy giờ? Nhưng lúc ấy, ông không đi học sao?
PVS:. Đúng. Thuở nhỏ mình được các chú, các bác trong Đảng dạy cho mình
học: Pháp văn với Trần Thưởng, Trần Đỗ Cung (nay ngoài 80 tuổi, ngụ tại
San José - Bắc Cali Hoa Kỳ), Việt văn với Nguyễn Ngọc Huy. Lúc bấy giờ
đã là những năm 49/50 rồi, Đại Việt đã chánh thức xuất hiện và tham
chánh với năm người vào Chánh phủ đầu tiên do Đức Quốc trưởng Bảo Đại
vừa là Quốc trưởng vừa là Thủ tướng, (Quý ông Lê Thăng, Phan Huy Quát,
Nguyễn Hữu Trí, … và đặc biệt Nguyễn Tôn Hoàn, người đồng chí miền Nam
có mặt ngay từ thuở ban đầu thành lập Đảng Đại Việt, cạnh Đảng trưởng
Trương Tử Anh, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thanh Niên) Đại Việt Quốc Dân
Đảng lúc bấy giờ đặt trọng tâm vào tổ chức Thanh Niên, lập một Trường
Thanh Niên ở Nha Trang, và đặc biệt Thanh niên Bảo quốc đoàn do ông Đỗ
Văn Năng làm thủ lãnh. Ông Cụ mình lãnh trách nhiệm làm Thanh tra Bộ
Thanh niên.
Thời
ấy là thời huy hoàng của Đảng bộ miền Nam. Trụ sở ở Rạp Chiếu bóng
(Cinéma) Tân Định, nằm trên đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng sau nầy).
Hai anh em tôi cùng Tùng Lâm (tức nghệ sĩ Tùng Lâm) ở ban Thiếu niên hát
Việt Nam Minh Châu Trời Đông (Đảng Ca), Bạch Đằng Giang, Khỏe vì Nước,
kèn Rạng Đông … những khi sanh hoạt văn hoá.
Chúng tôi là một lũ
con nít con của các đồng chí đàn anh, còn các chú kia đều chưa lập gia
đình, hay có chăng thì cũng chưa có con: các chú Nguyễn Ngọc Huy, Hoài
Sơn, Đỗ Kiến Nhiểu, Nguyễn Văn Hữu, Dương Quang Tiếp, Dương Hiếu Nghĩa…
Cả Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn mà chúng tôi gọi là Bác Tư, tuy cùng tuổi với
ông cụ tôi cũng có con, nhưng các em ấy hãy còn nhỏ.
Năm
50 hay 51 tôi không nhớ rõ, Bác Hai Năng (Đỗ Văn Năng, thủ lãnh Bảo
Quốc Đoàn) bị Việt Công sát hại trên góc đường d’Arfeuille – tên Việt
Nam sau nầy có lẽ là Trương Công Định - với đường Mayer - Hiền Vương,
trước khi đến Bộ Thanh niên. Vài tháng sau, tại Cai Lậy trong một cuộc
duyệt binh, một cảm tử quân bận quận phục Bảo quốc đoàn ôm lựu đạn tự
sát cho nổ trước phái đoàn giết Tướng Chanson – Tham mưu trưởng quân đội
viễn chinh Pháp và Thủ hiến Thái Lập Thành - về sau biết được là do
quân của tướng Nguyễn Thành Phương thuộc lực lượng Cao Đài chủ mưu. Bảo
Quốc Đoàn vì vậy phải bị giải tán, các lãnh đạo phải rút vào bí mật. Bác
sĩ Nguyễn Tôn Hoàn phải từ chức, nhưng nhờ Đức Quốc Trưởng can thiệp,
gia đình phải tạm sống bằng cách mở một tiệm bán gạo ở trên đường
Galiéni - Trần Hưng Đạo sanh sống qua ngày.
VL: Thưa ông, Đại Việt chống Tây mà tại sao lại có nhiều người làm sĩ quan trong quân đội lúc bấy giờ?
PVS: Ba tôi tên thật là Phan Văn Sướng, nhưng vì sanh hoạt trong Nam
nên anh em thường gọi là Anh Ba Xướng. Anh Ba Xướng đang bị mật vụ Pháp
lùng bắt vì là cán bộ chỉ huy Bảo Quốc Đoàn. Sẳn có chiến dịch Quốc gia
Việt Nam kêu gọi nhập ngũ, Đảng ra lệnh các đảng viên nhập ngũ, ông cụ
nhập ngũ khóa 5 trường Võ Bị Liên Quân Dalat (khóa Hoàng Diệu - thủ khoa
là chú Sáu Dương Hiếu Nghĩa) cùng với rất nhiều đồng chí như các chú Tư
Nguyễn Văn Hữu, chú Bảy Hồ Văn Phàng, Nguyễn Văn Tồn ….
Và
ông cũng đỗi tên, nay là Phan Văn Sương (bỏ dấu sắt), về sau ông bị
thương nặng, mù mắt, anh em lại gọi ông là Sương mù. Âu cũng là cái điềm
vì đổi tên không làm chè xôi cúng ông bà. Ông Sương Mù hay cựu Trung tá
Phan Văn Sương (năm 1975) năm 1960, sáng lập trường Nam Sinh Mù Chợ
lớn, đường Nhân Vị, hay Trần Hoàng Quân, góc Nguyễn Duy Dương, Chợ An
Đông. Đó là một cơ sở giáo dục đầu tiên tại Việt Nam cho người khiếm
thị. Trường trước 1975 đã có những em có bằng Tú tài có cả một em đang
học Luật khoa thì mất nước. Trường nay vẫn còn hoạt động, cạnh bên
trường cũ.
Trung
tá Phan Văn Sương ngày 15 tháng 6 1975, cùng với các bạn quân cán chánh
Việt Nam Cộng Hòa trình diện học tập. Ông học tập trại Long Thành một
năm rồi được thả ra về.
VL:. Ông và các em trai của ông, có bị đi học tập theo ông Cụ không?
PVS: Ba anh em trai chúng tôi, hai quân nhân và một dân sự, đều bị đi
tập trung như bao nhiêu người khác: kẻ 9 năm, đứa 3 năm. Riêng phần tôi,
không ngụy quân, ngụy quyền, cũng đi tù mất 4 năm.
Nhân đây,
tôi xin nói thêm một chút về hoàn cảnh của tôi. Hoàn cảnh khá đặc biệt.
Vợ tôi là người Pháp. Bà là nhơn viên Sứ quán Pháp, hưởng chế độ ngoại
giao, nên bà đã đảm nhiệm vai trò vừa con dâu, người vợ, người chị dâu
đi thăm nuôi 4 người đi tù cải tạo, bằng xe hơi mang bảng số ngoại giao,
tận các trại tù nằm trên rừng xanh. Dỉ nhiên vợ tôi đi cùng mẹ tôi,
trên xe có tài xế và một nhơn viên công an có giấy phép đi cùng.
Xe không được đến gần nhà tù, phải đậu xa và mẹ phải vát hàng đến cổng
các nhà tù. Vợ tôi chỉ được phép đến tận cổng nơi trại T20 (đường Phan
Đăng Lưu) để thăm nuôi tôi thôi, ở các nơi khác phải ngồi chờ ở xe.
Nhưng đó cũng là một cái đặc ơn lớn Công An Cộng sản dành cho một người
ngoại quốc ở Ngoại giao đoàn Pháp. Nhờ vây năm đầu tiên, mẹ tôi không
đến nổi cực khổ lắm. Về sau, vì các em tôi bị đi xa quá, đứa Long Giao,
kẻ Suối Máu nên vợ tôi không được phép đưa mẹ đi nữa. Công An viện cớ
nguy hiểm.
Cha tôi mất năm 1983, mẹ tôi 1990. Hai ông bà không
bao giờ được đi khỏi Việt Nam, mặc dù có cô em út của chúng tôi, tỵ nạn
ở Mỹ, bảo lãnh.
VL: Cảm ơn ông cho độc giả VL biết
rỏ rất chi tiết đời tư của ông, theo cách “thành thật khai báo”. Giờ
đây, xin ông vui lòng cho biết qua những giai đoạn học vấn, tiến thân
của ông
PVS:. Mình nghĩ chẳng có điều gì cần phải dấu hết
cả. Phơi bụng ra dể nói chuyện với nhau không hay hơn sao?. Đây là những
giai đoạn gian nan trong đời học sinh của mình. Mình xin kể dài dòng
một chút Xin cảm phiền.
Sau khi ông cụ tốt nghiệp Võ Bị Liên
Quân, ông cụ chọn phục vụ vùng Đệ tứ Quân khu. Ông cụ nhận nhiệm sở là
Tiểu Đoàn Sơn Cước số 6 (6ème Bataillon Montagnard) đóng tại Ban Don, bà
cụ cũng như các vợ của các sĩ quan lúc bấy giờ theo chồng. Hai anh em
Song và Toàn đều được gởi vào Trường Thiếu Sanh Quân Dalat (Ecole des
Enfants de Troupe de Dalat).
Trường tọa lạc ở Cité des Pics,
cạnh sân Cù, sau này các cơ sở ấy được dùng để thành lập Trường Đại học
Chánh trị Kinh Doanh Dalat. Chúng tôi, các Thiếu sanh quân, sanh hoạt
theo qui chế quân sự tại trường, nhưng vì trường thuộc quân đội Pháp
quản lý, ngôn ngữ thông dụng là tiếng Pháp, nên các Thiếu sanh quân đều
được gởi đi học văn hóa ở Trường Lycée Yersin. Ban Tiểu học ở Petit
Lycée – trên đường đi đến Couvent des Oiseaux và Thác Cam Ly (cho những
ai biết Dalat). Còn Trung học, Grand Lycée, ở đường đi Nha Địa dư và
cạnh nhà Ga xe lửa.
Năm 1954, Quân đội Pháp rút, trường Enfants
de Troupe phải dọn về Pháp, các Thiếu sanh quân, hoặc đi Pháp (nếu là
Pháp kiều) hoặc nếu muốn tiếp tục, phải về Vũng tàu (gốc Việt Nam) hoặc
bỏ trường. Hai anh em chúng tôi vì quyết tiếp tục học chương trình Pháp,
và vì cha mẹ nghèo, nên thi học bổng của Bộ Ngoại Giao Pháp. Tôi được
học bổng vào nội trú Trung học, tức Grand Lycée Yersin. Em tôi đậu vào
nội trú Petit Lycée. Chúng tôi bắt đầu cuộc sống mồ côi địa dư ở Dalat.
Năm 1961, tôi đậu Tú tài 2 Philosophie, chương trình Pháp. Nhưng vì
muốn học Y khoa hay Dược khoa để đi Quân Y hay Quân Dược, có lương bổng,
tôi phải ghi học PCB (dự bị Y khoa, Physique, Chimie, Biologie), nên
tôi phải thi luôn bằng Tú tài 2 ban Toán, chương trình Việt Nam, để được
ghi danh.
Năm 1955, ba tôi bị thương nặng ở trận đánh ở Rạch
Cái Cái, Đồng Tháp Mười, với quân Ba Cụt (chiến dịch Nguyễn Huệ), mù
mắt. Sau một năm nằm bệnh viện Cộng Hòa, ông xin chánh phủ Việt Nam và
được chánh phủ Pháp đài thọ, gởi sang Pháp chữa mắt. Không chữa được,
ông học nghề giáo sư huấn luyện người mù, mẹ tôi được đi theo để dẫn dắt
ông. Chúng tôi lại càng mồ côi địa dư. Suốt năm ở Dalat, chỉ có hè về ở
cùng cậu mợ tôi, sĩ quan Không quân khi Nha trang khi Đà nẳng. Nhờ học
bổng (của Pháp) nên suốt những năm tháng ấy hai anh em chúng chúng tôi
được yên tâm học hành.
Năm 1961, đang học Đại Học Dược ở Sài
gòn, tôi hay tin có cuộc thi tuyển (2 chổ) vào trường Sciences
Politiques Paris, Pháp (Khoa học Chánh trị). Tôi thi đậu và nhận được
học bổng của trường Sciences Politiques Paris để đi học ở Pháp.
Năm
đầu, 1962, vì khí hậu, vì thiếu ăn, tôi bị nám phổi, phải đổi về một
thành phố ấm áp hơn. Tôi về Toulouse, một tỉnh Miền Tây Nam. Vi phải giữ
học bổng, tôi phải cố gắng học. Năm 1964, tôi ra trường Sciences
Polilitiques (Khoa học chánh trị) Toulouse, Pháp. Năm sau, tôi đỗ Cử
Nhơn Luật. Tiến sĩ Luật Công Pháp Quốc tế và Chánh trị học năm 1971.
Tôi cũng cố gắng bổ túc thêm văn hóa với một Cử Nhơn tự do về Văn
chương với năm chứng chỉ về Sử ký, Địa dư, Địa lý Chánh trị, Xã hội học
và Tâm lý học. Cử nhơn Văn chương Tự do vì không theo một chuyên khoa
nào cả. Nhưng cũng nhờ vậy tôi được đi dạy Sử Địa tại các trường Trung
học bốn năm liền sau khi đã xử dụng hết học bổng Khoa học Chánh trị (3
năm đầu). Sau khi đậu hai Cao học chuyên nghiệp (Khoa học Quốc tế–
Etudes internationales và Khoa học Quản trị các Xí Nghiệp –
Administration des Entreprises) tôi được tuyển vào làm giảng viên Viện
Khoa học Quốc tế.
Nhờ vậy suốt thời gian sanh viên tôi lúc nào
tôi cũng có hoặc học bổng hoặc việc làm. Suốt quá trình học vấn tôi luôn
luôn được bảo trợ. Cả luận án của tôi củng được hoàn toàn các xí nghiệp
bảo trợ, vì chuyên về Tổ chức Hàng Không và Luật Hàng Không.
Tôi gặp Chantal năm 1966, cưới nàng năm 1967 và sanh Phan văn Song, Lang
Cyril 1969, cuối năm Mậu Thân. Lang Cyril và vợ là Maddly tặng cho
chúng tôi năm cô và hai cậu cháu nội.
Năm 1971, tôi được tuyển
đi làm giáo sư phó ban Chánh trị học ở Đại học Sherbrook – Quebec –
Canada. Đại học Sherbrook mới vừa được thành lập, Ông khoa trưởng là bạn
thân với ông Giáo sư Chủ nhiệm luận án của tôi, cần một phó ban chuyên
Chánh trị học. Tôi được thầy thương giới thiệu, luơng bổng cao, đời sống
sung túc, vợ tôi vừa đỗ xong Cử Nhơn Anh Văn cũng được đề nghị có việc
ngay. Nhưng khi hỏi ý kiến gia đình, hai ông bà buộc tôi phải về phục vụ
đất nước và gia đình.
VL: Ông có cơ hội sanh sống ở
ngoại quốc. Hơn nữa, ông có vợ là người Pháp. Đời sống ở ngoại quốc
thích hợp hơn. Tại sao ông lại lấy quyết định về nước? Vì vâng lời cha
mẹ hay vì lòng ái quốc?
PVS:. Thật tình lúc ấy, tôi lưỡng
lự vô cùng. Gia đình buôc tôi phải về. Thôi thì tôi khăn áo ra về. Cũng
nói thêm, việc học hành của tôi, một phần do năng khiếu trời cho, tánh
tình tò mò, thích nghiên cứu đọc sách, đọc báo cập nhựt tình hình chánh
trị kinh tế thế giới, môt phần có trí nhớ lạ lùng học hành quá dễ dàng,
học luật chỉ cần đi nghe thầy giảng, về nhà chép sạch những gì đã ghi,
cuối năm chỉ cần đọc lại để ôn thôi là bài đã in vào trong óc. In đến
nhớ cả vết mực, vết dơ trên trang giấy. Lúc nầy quá lục tuần rồi nên trí
nhớ có kém đi.
Tôi đi học Khoa học Chánh Trị, một phần, đấy là
một dịp để đi Tây, không tốn tiền cha mẹ, mà còn lời nữa. Tôi chỉ sống
với một nửa học bổng thôi vả gởi phân nửa kia dành lại để giúp gia đình,
nuôi các em đi học (sau em Toàn tôi 8 năm, ba mẹ tôi sanh thêm hai đứa
em nữa). Thời ông Diệm cho đi du học những ai ghi danh vào những bộ môn
không có dạy ở Việt Nam. Khi cha tôi nghe Khoa học Chánh trị ông liền
bảo, môn ấy chú Ba mầy đang học đấy.
Chú Ba đây là chú Ba
Nguyễn Ngọc Huy, người lãnh tụ tương lai của Tân Đại Việt, của Phong
trào Quốc gia Cấp Tiến (lúc ấy là năm 1961). Tôi qua Pháp năm đầu,
thường đến Quán Sông Hương – la Rivière des parfums – quán của Bác sĩ
Nguyễn Tôn Hoàn - chạy bàn cùng chú Ba. Hai anh Tiến sĩ Chánh trị Học
tương lai, kẻ ở lớp luận án, mở đường cho kẻ ở lớp cử nhơn. Những năm
sau chỉ gặp Bác Tư và chú Ba ở những dịp thỉnh thoảng lên Paris chơi.
Sau 1963 hai ông về Sài gòn tham chánh như quý vị đã biết. Tôi lấy thêm
chuyên khoa Quốc tế Công Pháp vì Ba tôi muốn “con phải học giống chú
Bông” (Giáo sư Thạc sĩ – agrégé d’enseignement supérieur - Nguyễn Văn
Bông).
Đối với Ba tôi, người đảng viên Đại Việt, tôi đã được
may mắn đi học thì phải ráng nối nghiệp các chú đã đi trước. Ngày nay
khi được anh em đồng chí bầu vào chức vụ Chủ tịch Đại Việt Quốc Dân
Đảng, đó chỉ là lãnh nhiệm vụ thôi.
VL: Thế là ông lên đường về nước thật?
PVS. Phải. Tôi về nước. Trước nhứt, làm vui lòng cha mẹ. Cũng như bao
nhiêu du học sanh khác, tôi được tạm hoản dịch 6 tháng để tìm việc làm.
Cha tôi hảnh diện có đứa con Tiến sĩ dắt đì giới thiệu tùm lum. Giới
thiệu cả đến Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, nhưng vì tôi không apply xin
việc gì cả, nên chẳng có ai “đoái hoài” đến tôi. Hay thiên hạ “chờ một
cái gì”. Cái gì với một anh Trung tá Mù, không phe cánh, phe đảng?. Đảng
Đại Việt, lúc bấy giờ, vừa bị cái tang Giáo sư Nguyễn Văn Bông vừa bị
sát hại, không muốn thí chốt thằng nhỏ, ra lệnh thằng nhỏ không được
xuất đầu lộ diện, dấu kín tung tích để dành ngày mai.
VL:
Với bằng cấp trong tay còn mới toanh, ông có xin việc làm không? Ông
nhắm vào nghành nào? Có gập trở ngại không vì lúc bấy giờ chiến tranh
Việt Nam đang ở cao điểm?
PVS:. Tôi apply vào trường Đại
học Luật khoa, apply vào Việt Nam Thương tín. Ở đâu cũng bị ma cũ ăn
hiếp dài dài: “Em phải ráng biết anh biết em, không thì quai chảo sẽ cài
lên áo em”. Nghĩa là em phải biết chịu chơi với đàn anh không thì đến
kỳ quân dịch sẽ khó có giấy hoãn dịch đó. Đã vậy thì phải theo vậy.
Tôi
bèn trình diện Trung tâm 3, không chờ đủ 6 tháng, và xin đi thụ huấn 9
tuần cơ bản quân sự, mong được “biệt phái giáo chức” về Đại học Luật.
Vốn thuộc diện B “bất phục tòng”, lý do là khi đã xin hoản dịch về học
vấn để đi du học (năm 1961), khi đậu cử nhơn (1965), đáng lý tôi phải về
trình diện lại để xin tiếp tục hoản dịch để học tiến sĩ, tôi không làm
nên ngày nay tôi phải ở đơn vị tác chiến.
Người ta muốn cho tôi
đi tác chiến, thì tôi xin tác chiến.Tôi bèn ghi danh tình nguyện phục vụ
đơn vị dù, và được chấp thuận, vì thế tôi có bằng dù (năm sauts ngày
một saut đêm - thụ huấn với Đại tá Vinh năm 1972). Năm 1972, kẹt Mùa Hè
Đỏ lữa nên 9 tuần kể từ Tết 1972 đến tháng 7 tôi mới được trả về Đại
học.
VL: Thế là ông có việc làm ở Đại học?
PVS: Không. Không chịu nổi đồng lương quá thấp nên tôi xin đi làm ở
ngoài. Tôi xin làm với Tín Nghĩa Ngân Hàng và được chấp nhận.Tôi được
ông Nguyễn Tấn Đời trọng dụng, cho tôi làm Phó Giám Đốc Trung Ương, Giám
Đốc chi nhánh Đồng Khánh. Tôi phục vụ Ông Nguyễn Tấn Đời và đã gặp một
ông chủ rất khôn ngoan, chịu chơi và đầy tánh người.
Tất cả
những ý kiến sáng tạo để phục vụ khách hàng, phát triển Ngân hàng đều
được ông chủ khuyến khích và tạo điều kiện cho làm việc. Tôi đóng góp
những ý kiến khá táo bạo lúc bấy giờ ở Việt Nam về nghề Ngân hàng. Vì
không học nghề Ngân hàng nên tôi không bị gò bó bởi những tập tục Ngân
hàng, tôi sử dụng những phương pháp tiếp thị vừa học được ở Cao học Quản
trị xí nghiệp Pháp. Ở Pháp những năm 70 bắt đầu áp dụng những phương
pháp của Mỹ về quản lý thị trường… trong khi đó ở Việt Nam mặc dù đã có
mặt quân đội Mỹ, nhưng ngành ngân hàng vẫn còn nặng kiểu của Pháp, thời
thuộc địa.
VL: Rồi tại sao, cơ hội nào, ông vào hảng nước ngọt BGI?
PVS:. Tháng Tư 1973, vì chánh trị ông Đời và Tín nghĩa Ngân hàng bị
đóng cửa. Ông Đời, thân hữu và nhóm lãnh đạo đi tù. Tôi nhờ thủ kỹ, sổ
sách trong sạch, xin bãi nhiệm và được hảng BGI (công ty La ve Larue, la
ve 33, nươc đá, và nước ngọt Con Cọp) tuyển dụng. Tôi vì biết Marketing
nên được tuyển vào để tổ chức Sở Marketing. Để được như vậy tôi đi
nhanh qua làm chánh sở Nước Đá, chánh sở Phân phối vùng biên Sài gòn.
Cuối năm 1974, tôi tổ chức hoàn tất sở Marketing.
Tôi được gởi
đi Tân Tây Lan (New Zeland) để Hãng Mac Cann & Ericson, dạy chương
trình Marketing và quảng cáo Coca Cola. Về nước, tôi trách nhiệm chương
trình marketing của Coca Cola và Fanta, và về sau đảm nhiệm chương trinh
toàn bộ BGI. Tôi nhắm trong tương lai tôi sẽ là Giám Đốc Marketing và
Thương mãi. Việc làm thú vị, lương bổng cao.
Tôi là người Việt
Nam đầu tiên của Hãng có chức vụ Giám Đốc. Tôi vẫn giữ tình trạng nhơn
viên Đại học Luật, tôi không có giờ dạy, nhưng sẳn sàng hướng dẫn các em
làm Luận án, đi gác thi, hoặc chấm bài. Lương tôi (khoảng 40 ngàn đồng
Việt Nam, xin gửi lại trường để trường mua sách cho sanh viên).
VL: Khi nào ông làm Viện trưởng Đại Học Minh Trí của Tân Đại Việt? Xin ông cho biết vài nét căn bản của Đại Học này.
PVS:. Từ khi tôi đi lính về, tôi cảm thấy phải làm một cái gì để đóng
góp cho Việt Nam. Tôi bèn bàn với ông đàn Anh trong Đảng là Giáo sư
Nguyễn Ngọc Huy. Có nên tổ chức một Trường loại Business School hay
Ecole de Commerce của Pháp cho Sài gonø hay không? Liệu có sinh viên
theo học không? Có đáp ứng được cho tình hình xã hội kinh tế đất nước
không? Một loại trường để dạy những nhơn viên thực hành và điều hành
công việc, có tinh thần trách nhiệm, một thứ tinh thần leader kiểu Âu
Mỹ.
Ở Việt Nam lúc ấy đã có tất cả những trường dạy hiểu biết
và kỹ thuật cả rồi (Văn khoa, Luật khoa, Dược khoa, Kỹ thuật Phú thọ,
Kinh Doanh Dalat…) nhưng thiếu một loại trường có chương trình ngắn hạng
trong 2 năm đào tạo những nhơn viên loại cán sự ngân hàng, các cơ sở
thương mại. Ra trường, sinh viên có thể nhập cuộc và làm việc được ngay.
Việt Nam không cần Tiến sĩ hay Cử nhơn. Việt Nam đang thiếu Cán sự.
Giáo sư Huy nghe qua lấy làm thích và giao ngay cho tôi lãnh vai trò
thực hiện những ý kiến của tôi đề xuất.Về mặt phát triển Đảng còn gì đẹp
hơn là tôi sẽ có nhiều học trò làm việc ở khu tư doanh, trong lúc thầy
Huy và thầy Bông đã có nhiều học trò của khu Hành chánh.
VL: Xin ông thuật lại cho độc giả VL biết qua về hoạt động của Đại Học Minh Trí.
PVS:. Trường do tôi làm Viện trưởng kiêm Khoa trưởng với thành phần
giáo sư hùng hậu bởi ba vị Tiến sĩ Gs Nguyễn Ngọc Huy, Gs Nguyễn Văn
Ngôn và Phan văn Song khai mạc niên khóa đầu tiên 1974 – 1975 để cuối
cùng chết yểu cùng Đất nước. Giấc mơ ngày mai Việt Nam có tự do, tôi
mong làm lại một Business School. Những gì Việt Nam Cộng hòa thiếu thốn
Việt Nam ngày nay càng thiếu thốn hơn.
Vợ tôi năm 1974, cũng
thi đậu vào ngạch Công chức Bộ Ngoại giao Pháp, thuộc ngành Lãnh sự. Cái
may là giấy bổ nhiệm nhiệm sở đầu tiên là Sài gòn ngày 1 tháng Năm
1975. Đó cũng là cái rủi mà cũng là cái may.
VL: Vậy sau 30 thánh 4, ông tiếp tục làm việc ở Hảng BGI? Ông có gặp những bất trắc với Việt Cộng không?
PVS:. 30 tháng Tư 1975, vợ tôi không được rời Sài gòn vì phải trình
nhiệm sở mới ngày 1 tháng Năm. Tôi không được rời BGI vì trước đó khoảng
ba tháng, khi Ban Mê Thuột vừa thất thủ, một phái đoàn Pháp do một
Thượng Nghị sĩ (Paul d’Ornano) qua gặp tất cả các tư bản Pháp, thương
gia Pháp kiều và nhơn viên Việt Nam các cơ sở tư doanh bảo lệnh của tổng
Thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing phải bằng mọi giá giữ các cơ sở tư
doanh Pháp. Pháp sẽ có vai trò xây dựng lại Việt Nam. Sẽ dùng Saì gòn,
Vùng Đồng bằng sông Cửu long của Việt Nam Cộng Hòa để làm đòn bẩy xây
dựng lại Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (lãnh thổ thuôc miền Trung) và Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tôi thuộc hàng Giám đốc và đã là Giám đốc thương mại từ hôm Tết 1975.
30 tháng Tư BGI thuộc K9 và bị quản lý bởi chế độ quân quản. Sau một
tháng Ban Tổng giám cảm thấy không ổn, bèn bàn với tôi là phải làm nhẹ
gánh hát, để dễ bề tiến thoái. Ban Tổng Giám đốc đề nghị tôi làm Fondé
de Pouvoir (người Nhận toàn quyền quản lý). Tôi bèn đề nghị lại là hãy
Việt Nam hóa toàn Hảng BGI. BGI không còn quốc tế (I = internationale)
cũng chẳng còn Đông Dương nữa (I= Indochine) mà chỉ còn Vietnam nhỏ thôi
(I = ì như nằm ì thôi) và hãy tạo một nhóm Giám đốc bộ ba, để khi có
mệnh hệ nào (tôi gần như chắc chắn phải có mệnh hệ nào). Bộ ba
(triumvirat = tam đầu chế) là đề nghị nâng anh Thủ quỹ và anh phó nhà
máy lên hàng Giám đốc và cùng tôi tổ chức một Ban Giám đốc Quản lý đại
diện cầm quyền từ Trung ương ở Pháp. Các nhơn viên người Pháp phải được
di tản để khỏi phải bị hostages (đối với hảng và cả đối với nước Pháp,
vì Pháp kiều).
Sơ đồ ấy được chấp thuận. Tôi còn cẩn thận,
khuyên Ban Tổng Giám Đốc giao chữ ký cho anh Nguyễn Ngọc Lý và gọi vai
trò của anh là Ông Đại Quyền, tên không giống ai, nhưng tình hình cũng
không giống ai. Anh Nguyễn Ngọc Lý, cựu phụ tá Giám Đốc Tài chánh, Thủ
quỹ, trưởng ban kế toán, nay là Đại quyền trách nhiệm khối Tài Chánh
Hành Chánh. Anh Nguyễn Ngọc Quang, Giám Đốc trách nhiệm khối Sản Xuất
gồm Nhà Máy Sản Xuất La ve Chợ lớn, các nhà máy nước ngọt Bến Vân Đồn,
Cần Thơ và các nhà máy nước đá Hai bà Trưng và Chợ Quán, và Phan văn
Song Giám Đốc trách nhiệm Khối Khai thác, nghĩa là tất cả hệ thống
thương mại và về sau vì tình hình không giống ai nên trách nhiệm cả vấn
đề đi mua hàng nguyên nhiên liệu để sản xuất.
Từ nay nghĩa là
bắt đầu Tết 1976, bộ ba Giám đốc toàn người Việt Nam, cá nhơn tôi nhờ có
bà vợ đầm nhơn viên Sứ quán Pháp (toàn Ban Sứ quán cũ của Đại sứ
Mérillon bị đuổi đi – bà xã vì nhờ giấy nhậm nhiệm sở đề ngày 1 tháng
Năm năm 1975, nên thuộc Toà Đại sứ mới, nhờ vậy bà lãnh chức vụ Đại diện
Ngoại Giao trong vòng tuần lễ đầu, bà bảo đảm cả ông xếp lớn của bà là
ông Đại sứ Mérillon. Sau một tuần Tòa Đại sứ Pháp tại Hà nội quản lý sứ
quán Sài gòn và Lãnh sự quán Sài gòn. Bà xã chỉ còn là một Chánh sở của
Lãnh sự quán Sài gòn thôi) nên vai trò của tôi là ra vào Sứ quán, sử
dụng telex của sứ quán báo cáo với Paris và hàng tuần vẫn gởi thư liên
lạc với Paris qua diplomatic ponch (valise dilomatique).
Năm
1976 Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra đời, Việt Nam thống nhứt, cả
nước bầu quốc hội. Và qua tháng Bảy 1976, Hảng BGI bị quốc hữu hóa, họ
gọi là quốc doanh vì ngày vào Sài gòn tất cả đất nước Miền Nam đã bị
Quốc hữu cả rồi, chỉ có dân Sài gòn và ba ông chủ Tây của tui không biết
thôi. Ngày 25 tháng 6 tôi được gọi lên Phòng quản lý người nước ngoài ở
đường Võ Tánh, nhận giấy xuất ngoại, nghĩa là tôi bị trục xuất. Trong
lúc thiên hạ mơ được xuất ngoại trốn chế độ, Việt Nam trục xuất tôi.
(Cũng nực cười lúc xưa thời chiến tranh, thiên hạ mơ xuất ngoại du học
trốn lính, ba mẹ tôi biểu tôi về - ngày nay ai cũng muốn dọt, Việt Nam
lại đuổi tôi đi). Tôi phải lo một lô giấy tờ mà tôi không dự bị, nào là
giấy thiếu thuế, thiếu ngân hàng, … nói tóm những gì gọi là thủ tục.
Ngày 7/7/76, sanh nhựt thứ 34 của tôi, tôi đã sẳn sàng giấy tờ và bắt
đầu bàn giao vì ngày 9/7/ 76 tôi phải rời nhiệm sở. Tôi làm việc ở BGI
đúng 3 năm (tôi nhập hảng ngày 9/7/73 vói chúc vụ Chánh sở nước đá, nay
tôi là Giám Đốc thương mại, tôi thay nhiệm sở và chúc vụ nhanh đến đổi
Sở Nhơn viên không thuôc chức vụ của tôi). Bàn giao xong chiều 8/7, ngày
9 vào Sở Nhơn Viên làm giấy tờ và lãnh lương cú chót.
Tôi
nhứt định không đi họp Công đoàn, không đi họp Tổ họp phố gì cả. Tôi là
Ông chủ, tôi không bàn với ai cả ngoài ban Giám Đốc, và dĩ nhiên anh
Quân quản. Tôi đi tù cũng đáng tội. Tôi vẫn tiếp tục mang giầy, trong
lúc cả nước đi dép. Đi xe, tôi ngồi băng sau chiếc Peugeot 504 máy lạnh
của tôi, tài xế tôi vẫn mặc đồng phục tài xế, ghế xe tôi vẫn bọc vãi
trắng, tôi chỉ không mang cravatte thôi. Tôi vẫn thích hút cigare, và
tiếp tục hút cigare (lúc ấy cigare rẽ hơn thuốc lá vì chẳng ai mua cả)
Vợ tôi cằn nhằn, tôi trả lời, tôi dầu có thay đổi thái độ, nếu họ muốn
bắt, họ vẫn sẽ bắt tôi. Vì vậy tôi không đổi thái độ và cuộc sống, vì
tôi cho đổi là hèn. Sau 4 năm tù tôi còn 55 kilô, hết bịnh rung tay,
nhịp còn 12/7 như trai tơ, nhưng bại một cái giò, và rụng tóc, rụng hai
cái răng.
Ngày 10/7 tôi lên máy bay (dĩ nhiên giấy nhập cảnh
Pháp và laissez-passer Pháp vợ tôi đã làm sẳn cho tôi rồi) – check in
xong hành lý đã gởi, đang đi đến máy bay (lúc bấy giờ phải đi bộ ra máy
bay rồi trèo thang lên phi cơ), một chiếc xe jeep ghé đến và mời ông PVS
về Bộ Kinh tế làm việc và sẽ đi chuyến ngày mai. Chuyến ngày mai sẽ là
chuyến ngày 6/6/1980, gần 4 năm sau.
Tôi được đưa về khách sạn
Majestic ở phòng sang, có quạt máy, và bắt đầu làm việc, nghĩa là phải
trả lời những câu hỏi vớ vẫn chả đâu vào cả, trên trời dưới biển kiểu
BGI là gì, ai là ông chủ? Phần hùn của anh là bao nhiêu? Nói tóm lại câu
hỏi câu giờ để chờ một quyết định gì. Trong khi đó vợ tôi đã biết tôi
bị bắt rồi. Anh Pháp trưởng trạm Air France Sài gòn đã báo động Sứ quán
Pháp và Sứ quán Pháp đã bắt đầu đặt câu hỏi. Cái ấy mới là cái kẹt của
tôi: khi Sứ quán Pháp hỏi về tôi, anh Công An đinh ninh tôi có quốc tịch
Pháp. Họ vẫn cho tôi là người Pháp, và họ bắt tôi để khỏi trả lời cái
tôi bội ước. BGI mất cơ sở thương mại vì anh Giám Đốc đã “lũng đoạn nền
kinh tế xã hội chủ nghĩa bằng những phương pháp quản lý tư bản chủ
nghĩa”
Chúng tôi bắt anh Giám Đốc này vì anh nầy có tội, bằng
chứng là chúng tôi không bắt hai anh kia, một anh điều hành nhà máy, một
anh giữ tiền. Anh nầy là Anh quản lý thực thụ nghĩa là Anh nầy mới là
người trách nhiệm phá hoại nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo chỉ thị của
các anh - nếu có. Nếu không có các anh phải chứng minh. Chúng tôi buộc
lòng phải xiết tài sản của các anh.
Vợ tôi bắt đầu tốn tiền để
đi dò hỏi xem tôi ở đâu? Sau ba tuần làm việc ở Majestic, ăn uống tương
đối bình thường, cơm sáng nước mắm, trưa cơm canh rau, tối cũng thế,
lâu lâu độ hai ngày hay ba ngày có một dĩa cá. Có khi ăn một mình có khi
có cán bộ kinh tế đến làm việc. Tôi viết sơ đồ tổ chức BGI cở năm lần.
Cắt nghĩa thế nào là một tập đoàn thương mãi quốc tế cũng vào khoảng 5
lần, một lần thuyết trình cho 5/6 cán bộ khác nhau.
Tối 1
tháng 8 họ chở tôi về nhà, xét nhà tôi đọc giấy “tạm giam” tôi cho vợ
tôi nghe, bảo vợ tôi sửa soạn hành lý cho tôi xa nhà một tuần. Từ nay
tôi có quần lót áo lót để thay, có bàn chải và kem đánh răng (ở khách
sạn tôi đánh răng bằng ngón tay và áo quần lót cùng sơ mi thay giặt
trong phòng, quần tây khỏi giặt, vớ cũng không vì ở trong phòng đi chưn
không).
Vì đi về bất ngờ vả lại vợ tôi người Pháp nên không
biết mùng và pyjama, tôi chỉ có hai bộ quần áo lót, hai bộ đồ mặc ngoài,
hai cái mù-soa và đôi sandale, vợ tôi cũng bỏ theo một nải chuối, ba
hộp paté heo, một cây thuốc 555 và một bao diêm, đi một tuần mà. Tôi ngu
quá còn nói thôi em đưa vừa vừa vậy, chỉ có một tuần thôi mà, còn nếu ở
thêm họ sẽ cho em tiếp tế thêm.
Thiệt nghèo mà ham, anh chàng
cán bộ cũng nói theo giọng ơn nghĩa, chúng tôi sẽ đối đãi với anh tử
tế. Tôi ngu tối nghĩ rằng cũng chả sao cả, ba tuần mình ở Hôtel Majestic
mà, có chết thằng ma nào đâu? Theo luật “tạm giam” là có thời gian
tánh. Mình là dân luật mà, Habeas corpus, Tây Ăng Lê nó 24 giờ, 48 giờ,
thằng Việt Cộng có láo lắm cũng hai ba tuần là phải ra thẩm phán, mình
có tội phải ra Tòa. Mình là Thầy luật đây mà. Thế là tôi ra đi vào chỗ
chết một cách bình thản. Vợ tôi nó khóc. Tôi còn nạt nàng bảo nàng phải
giữ thể diện. Mình là dân trí thức mà, không được phô trương biểu diễn
khóc lóc bậy bạ trước thiên hạ dzậy ! Tôi nghiệp sao lấy thằng chồng ngu
dzậy !
VL: Ông đi tù thật sao? Và bao lâu? Có giống như những người đi học tập cải tạo không?
PVS. Tôi ở biệt giam trại Trần Hưng Đạo 3 tháng. Ở chung với các tứ
chiến giang hồ, thuở ấy có một lô chiến dịch bắt giam: văn nghệ sĩ phản
động, cuộc nỗi dậy nhà thờ Vinh sơn, đánh Tư sản mại bản kỳ 2. Tôi sống
cạnh các vị có tên tuổi nhà văn, nhà sư, nhà tu, học giả, trí thức, cựu
công chức
Tôi viết tự kiểm cuộc đời tôi vào khoảng 20 lần, sơ đồ BGI cả gần một chục lần, bị hỏi xa luân chiến, sáng, chiều, khuya.
Trại T20, khu C1 phòng 7, rồi phòng 9, sau đó khu C2 phòng 5 cho đến
ngày được “tạm thả”. Lâu lâu được đi du lịch lên An khê trại lao động
một tuần, đi làm củi (suýt chết), đi giải phóng Cam Bốt hai tuần, để cho
biết là anh được chúng tôi ưu đãi.
VL: Như vậy
ông đi tù cũng khá đầy đủ. Nếu Nhà cầm quyền cộng sản cấp bằng cấp cho
những người ở tù thì ông cũng phải được văn bằng Tiến sĩ nữa? Nhưng tại
sao ông được ở tù ngon lành vậy?
PVS:. Không có gì cả: Cắt
nghĩa cái quốc doanh hóa BGI bằng bảo tên Giám Đốc PVS lãnh hết một tội.
Bằng chứng tội danh “âm mưu phá hoại nền kinh tế XHCN Việt Nam và âm mưu lũng đoạn thị trường”.
PVS phải là hostage. Bằng chứng gần một năm sau, khám phá ra là PVS
không có quốc tịch Pháp. Sau khi PVS giận dữ trả lời câu nói muôn thuở
“anh phải thành thật khai báo, nhũng gì anh khai báo không qua mắt nhơn
dân. Anh khai báo làm sao mà chánh phủ Pháp của Anh cũng không thèm lãnh
Anh ra nữa!” Tôi giận quá nói “các Anh lúc nào cũng láo lếu, tai mắt
nhân dân nào, tai mắt nhân dân gì? Tôi là người Việt Nam, quốc tịch Việt
Nam, chánh phủ Pháp lãnh tôi ra phải trả giá với mấy anh.
Các
anh bội ước ăn cắp tài sản của tư bản Tây. Các anh thèm đớp cái của
nổi. Mấy Anh bỏ mất cái của chìm. Ngày nay, cá nhơn Anh không biết chứ
Trung Ương Cộng sản phải biết tiền viện trợ, nay chánh phủ Pháp đã dùng
để bồi thường thiệt hại bị mấy anh đớp tài sản. Những gì ở Việt Nam là
cái xác cái võ không mang đi được, tiền bồi thường là tiền mặt, tiền
thiệt .
Hắn trả lời với tôi một cách giận dữ “Anh người Việt Nam thiệt sao? Sao anh không nói?”
- Tôi mặt Việt Nam, nói tiếng Việt Nam, ttại sao tôi phải khai báo tôi
là người Việt Nam? mà mấy anh có bao giờ hỏi tôi là Việt Nam đâu?.
Mất mặt nên họ cho tôi ở thêm 3 năm nữa. Nhưng cũng nhờ thế, họ không
bao giờ hỏi tôi có đi lính Việt NamCH không? Cũng không nghĩ liên hệ
giữa tôi và cha tôi, cũng quên ông Giáo sư Đại học.
Trong bài thân
thế tôi, tôi chỉ nói cha tôi là thầy giáo hiệu trưởng Trường mù, tôi có
học bổng đi Pháp du học, về nước làm BGI thôi.
VL: Ở tù suốt thời gian dài, ông có suy nghĩ gì như một bài học?
PVS:. Nghĩ rằng tội tôi làm Giám đốc BGI là to rồi họ quên việc khác.
Cám ơn Chúa đã che chỡ tôi. Ở tù ở Việt Nam với CS thật là Chúa thương
tôi, tôi được che chở qua bao nhiêu hiểm nghèo, và tôi được “Hiểu nhiều
về con người Việt Nam và yêu người Việt Nam hơn”. Nếu tôi không bị tù
tôi tôi chỉ biết Việt Nam và yêu Việt Nam như tôi yêu xứ Pháp và con
người Pháp vậy thôi.
Tôi ngày nay đấu tranh cho Nhơn quyền cho
Tự do trở lại Việt Nam vì tôi mong thấy được một Việt Nam tiến bộ,
người Việt Nam thoát cái cực khổ muôn thuở truyền kiếp.
Người Việt
Nam xem cái nghèo cái khổ là văn hóa Việt Nam cổ truyền. Hình ảnh Em bé
chăn trâu ngồi mình trâu được xem là Việt Nam muôn thuở. Hình ảnh tát
nước gầu sòng gầu đôi mà lấy đó làm hình ảnh quảng cáo Việt Nam thật là
khốn nạn. Hình ảnh anh phu đạp nước, hình ảnh dùng xe đạp, xe gắn máy,
xe xích lô để chuyên chở công cộng là một hình ảnh kém văn hóa. Có mong
xe hơi mới tâu được xe hơi. Có mong nhà ngói mới tậu được nhà ngói. Phải
có văn minh bánh xe, chứ mãi mãi văn minh gánh, văn minh đội, thì không
làm sao khá được?
VL:. Ngày nay, nhìn lại thời gian qua, ông có cảm tưởng gì? Những suy nghĩ gì về cuộc đời?
PVS:. Tôi ra tù “tạm thả” nên quên không nhớ ngày. Từ ngày 2 tháng 8
1976 là ngày tôi vào cachot Trần Hưng Đạo, bị black out ngày tháng mất
ngày tháng, tôi chỉ biết là ra sau ngày 1 tháng Năm 1980 Lễ Lao Động, vì
trong Trại có nói đến lễ Lao Động. Sau đó tôi như là người được tĩnh
dậy ở Pháp ngày 6 tháng 6 1980. Tôi thường nhớ ngày 6/ 6 vì ngày ấy ám
ảnh tôi rất nhiều.
Bà vợ say mê theo Phật giáo Tây tạng. Bà
kẹt trong nghành ngoại giao nên phải di chuyển nhiệm sở luôn. Đến một
lúc, không biết tại sao, bà một hôm đề nghị với tôi là bà tìm cho tôi
một người để lo đời sống cho tôi để bà an tâm theo đuổi cuộc sống nghề
nghiệp và tu hành của bàø. Nghe qua, tôi ngở ngàng. Nhưng sau đó, bà quả
quyết và quả thật, bà đã chuẩn bị cho tôi một người phụ nữ, giới thiệu
với tôi. Và chính là bà vợ mà tôi ăn ở cho tới ngày nay, có với nhau 3
cậu trai ngoan, học giỏi. Bà vợ hiện tại của tôi tên Hélène, cưới nhau
năm 85.
Không phải suy nghĩ. Đúng hơn, mình có những mơ ước về
đất nước. Được sự may mắn sống ở ngoại quốc nhiều hơn ở Việt Nam, tôi
mong Việt Nam phải biết nắm rõ vận mệnh của mình. Cái khổ của mình có
thể vượt qua được, phải biết cầu tiến. Giới trí thức, nhà cầm quyền,
những người biết yêu đất nước hãy cố gắng học cái giỏi của người ngoài.
Phải có tinh thần trách nhiệm. Về giáo dục, phải chú trọng đến đức dục
cho trẻ con. Học trò Việt Nam giỏi toán, nhưng giỏi toán mà không thực
tiển. Việt Nam nay có một catalog hoạn nạn xin các ÔNG làm business tình
thương. Trẻ em mù, trẻ em cùi, tàn tật, mồ côi,... cần thương ai, loại
nào, Việt Nam cũng có cả.
Ông cầm quyền giầu có phải làm sao?
VL: Xin hỏi một câu hỏi tế nhị: ông bà chắc phải sống hạnh phúc?
PVS:. Phải. Tôi có may mắn là được các bà vợ đều thương, mà còn thương
cả Việt Nam của tôi nữa. Bà Hélène là một phụ nữ Việt Nam thuần túy mới
đúng. Một mẫu người phụ nữ miệt vườn vì bà chỉ biết chăm lo con cái, lo
cho chồng, không bao giờ biết son phấn, xe sua như phần đông phụ nữ Pháp
ở tuổi của bà.
Tôi đi hàng tháng ở Huê kỳ, hoặc lên Paris cả tuần
lễ, lúc nào bà cũng vui vẻ và ngầm chia sẻ với tôi những ưu tư, những
mong ước của tôi. Nhưng nào bà có biết những ưu tư, những mong ước của
tôi chẳng khác nào người đang muốn đôi đá vá Trời !
Bà vợ trước
của tôi đã cưới vợ cho tôi. Bà hành sử theo văn hóa cổ Việt Nam. Tôi
nghĩ các bà Việt Nam ngày nay cũng nên lấy trường hợp của bà vợ tôi mà
áp dụng với ông chồng của mình thử xem ông chồng sẽ phản ứng ra sao? Xin chúc thành công.
VL: Xin thay mặt độc giả, VL cảm ơn ông. Và cũng xin được hẹn một dịp khác.