World News


Translate this page: English French German Spanish Vietnam


  • HOME
  • Archives
  • NEWS
     » Commentaries
     » Tin The Gioi  
  •  CARTOONS
  •  CARTOONS in English
     » Hi Hoa
     » Luu Tru
  • AMIGAVLINK.com


  • taysaiVC

    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com
    
    1 2 3 4 5
    6 7 8 9 10
    11 12 13 14 15
    16 17 18 19 20
    21 22 23 24 25
    26 27 28 29 30
    31 32 33 34 35
    36 37 38 39 40
    41 42 43 44 45
    46 47 48 49

    Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình
    , do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự DoĐại Nghĩa Dân Tộc...

    Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.

    Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:

    Dang Chi Binh
    PO Box 255-571
    Dorchester, MA. 02125, USA

    Hoặc quý vị có thể liên lạc với tác giả qua email: dcbinh38@hotmail.com

    Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

    


    .

    Thiên hồi ký Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp do Trần Nam diễn đọc và Huy Phong thực hiện kỹ thuật.


    Thiên hồi ký Trại Kiên Giam đưa chúng ta trở về với những trang sử đau thương của dân tộc; mở đầu bằng ngày 30 tháng Tư năm 1975; ngày mà hàng triệu người phải rời xa đất Mẹ; ngày mở đầu một địa ngục cho hàng trăm ngàn chiến sĩ, quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa bất khuất. Thiên hồi ký Trại Kiên Giam trình bày tất cả những bi thảm của một trong những trại tù kiên cố cộng sản được gọi là cải tạo và những khổ đau bất hạnh trong một xã hội có nhiều tầng địa ngục được gọi là thiên đường...


    Nguyễn Chí Thiệp sinh năm 1944 tại Quảng Nam, học các trường Phan Chu Trinh Ðà Nẵng và Chu Văn An Sài Gòn. Tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh 1965 - 1969, trường Bộ Binh Thủ Ðức 1966, Chính Trị Kinh Doanh Ðà Lạt 1970.

    Năm 1975 không trình diện học tập, bị bắt tháng 9 năm 1976 trong khi chuẩn bị vượt biên. Bị giam tại các trại giam Sở Công An Thành Phố, Phan Ðăng Lưu và Chí Hòa. Cải tạo lao động tại các trại Z-30A Long Khánh, A-20 Xuân Phước Phú Yên. Ðược thả tháng 2 năm 1988. Vượt biên đến đảo Pulau Bidong Mã Lai tháng 5 năm 1988. Cư trú tại Hoa Kỳ từ tháng 10 năm 1989.

    Thiên hồi ký Trại Kiên Giam đã được phổ biến trên đài phát thanh Quê Hương, San Jose, California, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách. Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi thiên hồi ký Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp.

    Bản Tin từ đài VOA

    Bản Tin Á Châu Tự Do

    Hội nghị Trung ương 9, cuộc sống mái giữa các phe nhóm? 16.5.2024

    Bí mật vĩ đại của Đảng mà ai cũng biết là Hội nghị trung ương 9 diễn ra từ ngày 16 đến 18-5 để cho phép thêm một trụ thứ năm xin nghỉ theo nguyện vọng và điền vào chỗ trống những chiếc ghế bị cưa chân . “Chiều nay” là đất nước tự do…  tin đồn. 800 tờ báo lề Đảng chỉ đăng lại những tin đồn được tuyên giáo cấp phép không hề hé răng về hội nghị này. Hơn một tuần qua, tin đồn lao xao về ngày họp, anh nào lên, chị nào xuống nhưng chừng như  các tinh hoa của Đảng ở trển chưa vừa ý với nhau nên danh sách cứ thay đổi lung tung. Riêng ngày họp thì chắc như bắp trùng khớp với nhau. BBC tiếng Việt còn cất công kiểm chứng dò tìm trong lịch làm việc của các cấp ủy địa phương và phát hiện có hai Bí Thư tỉnh là Ủy viên TƯ đi họp vào các ngày nói trên.

    Đất nước không thể một ngày không có vua. Ấy vậy mà nhờ công chăm chỉ đốn củi thần tốc của Tô Đại Tướng mấy tháng qua, hai trong tứ trụ triều đình đã bị cưa gãy, trụ quan trọng nhất già yếu trùm chăn trong phòng ICU quân y viện 108 suốt không mấy khi xuất hiện. Năm trên 18 vị thượng tầng nhà đỏ đã về vườn làm người tử tế đến nay vẫn chưa có người thay. Khoảng trống đáng sợ ấy kéo dài làm thế giới nghi ngại, nhà đầu tư nước ngoài tới thăm rồi quay đi không trở lại. Trung ương mấy lần họp bất thường nhưng chỉ đủ sức bỏ phiếu cho nghỉ theo nguyện vọng và chỉ định người thay thế tạm thời chứ không chọn được người chính thức. Không phải Đảng thiếu người tài! Dù rơi rớt hơn 20 ủy viên, Trung ương đảng vẫn còn trên 150 tinh hoa ưu tú do Đảng trưởng dày công chọn giới thiệu và được đại hội 13 sáng suốt bầu chọn kia mà. Vai vế ủy viên nhà đỏ tối cao quyền lực ngất trời, lợi lộc sân trước sân sau vô đối, một lời nói ra trị giá ngàn vàng  bốn số chín ai lại không ham.

    Cái khó hiện là Tô Đại Tướng đốn củi quá hăng, cổ thụ tươi xanh cũng thành củi lớn, lửa đang phừng phừng làm chủ lò suýt bị cháy râu, cháy áo. Sắp ghế không khéo Tô Đại Tướng thêm vi thêm cánh, quyền lực độc tôn có khi đến lượt chủ lò thành củi. Ngược lại, sắp ghế trái ý, Tô Đại Tướng xuống đao càng ngã ngựa lẹ hơn. Chính vì vậy phải cần thời gian hạ thấp uy phong, xây dựng lực lượng liên hoành hợp tung trước khi bày bát quái trận đồ Hội nghị trung ương 9.

    Sau đòn sấm sét hạ gục Huệ Vương, Tô Đại Tướng dùng mồm mép của Tô Ân Xô phát ngôn với báo chí vuốt ve Tổng Trọng có lời khen Bộ Công An và dặn dò tiếp tục đốt lò thượng tôn pháp luật. Một cách tế nhị vừa nhường công cho Tổng Trọng, vừa bày tỏ lòng trung thành. Ấy nhưng ai chẳng biết Huệ Vương là truyền nhân Tổng Trọng dày công, kiên trì nâng đỡ từng rớt Ủy Viên Bộ Chính Trị vẫn tiếp tục đưa vào khóa sau. Huệ Vương đi triều kiến thiên triều, bắt tay hội đàm với Tập Chủ hẳn là do Tổng Trọng tiến cử để giới thiệu, cầu phong. Phạm Thái Hà thư ký Huệ Vương cũng có mặt trong phiên họp cấp cao bị bắt khi vừa xuống sân bay. Huệ vương mất chức mấy ngày sau đó dù Bộ Trưởng Tư pháp Hạ Vinh của Tập bay sang can thiệp. Vừa mất quân tướng, vừa nhục mặt với thiên triều. Lẽ nào ông Trọng có thể xóa được “thâm tình” của Tô Đại Tướng? Tổng phải ra tay!

    Sau khi có thông tin triệu tập Hội nghị Trung ương 9, tình hình có những chuyển biến mới khá nóng. Ngày 10/5, trang Báo Tiếng Dân  đăng bài “Ai bảo kê cho Tập đoàn CityLand cướp đất quốc phòng?”. Một hồ sơ chi tiết những sai phạm của tập đoàn CityLand được sự đỡ đầu của cha con đại tướng Phùng Quang Thanh và đại tá Phùng Quang Hải kéo dài hàng chục năm qua. Tài sản vi phạm trị giá hàng chục ngàn tỷ đồng. Kèm theo bài là những tài liệu khá thuyết phục mà chỉ là quan chức cấp cao trong ngành nội chính mới có. Đặc biệt, trong bài có đoạn “Mới đây, hôm 2-5-2024, UBND tỉnh Hoà Bình ra quyết định chấp thuận nhà đầu tư dự án Khu đô thị thương mại và nhà ở Sông Bùi cho liên danh CTCP Xuân Cầu Holdings với Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Thành phố (CityLand). Diện tích phê duyệt là 60,3 hecta, tổng vốn 5.500 tỉ đồng. Trong đó Xuân Cầu góp 85% vốn, CityLand góp 15%”. (1)

    Tiếp đó, ngày 12/5, Tiếng Dân đăng bài “Tập đoàn Xuân Cầu và các đại dự án hàng chục ngàn tỷ”

    Bài báo đã điểm danh chi tiết những dự án, tài sản kếch xù của Tập Đoàn Xuân Cầu của gia đình ông Tô Dũng là em ruột của Tô Lâm. Bài báo kết luận rằng “Đến đây, mọi người có thể hiểu vì sao Tập đoàn Xuân Cầu không những thâu tóm bất động sản, mà còn trúng thầu, được chỉ định thầu các đại dự án có vốn đầu tư từ ngân sách lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Đặc biệt hơn nữa, chưa bao giờ Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, hay các cơ quan điều tra nào dám nhắc đến cái tên Xuân Cầu trong các báo cáo hoặc bêu tên trên truyền thông của Đảng.

    Nhiều cây bút sừng sỏ, các KoLs trên mạng xã hội, từng chỉ trích đích danh Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng, Bộ trưởng… về vấn đề nọ kia, nhưng tuyệt đối chưa bao giờ họ dám đụng đến Tô Dũng và “đế chế” Xuân Cầu” (2)

    Từ thông tin hai bài báo này cho thấy, do sai phạm của CityLand liên quan đến quân đội nên về thẩm quyền, cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc Phòng có thể thụ lý điều tra. CityLand liên quan đến Xuân Cầu nên vụ việc có thể mở rộng điều tra đến Xuân Cầu. Phải chăng đây là gót chân Asin của Tô Đại Tướng. Tuyệt chiêu khởi tố doanh nghiệp sân sau để đốn cổ thụ chống lưng có thể được áp dụng trong trường hợp này?

    Sáng 13/5, báo chí đưa tin Đại tá Vũ Như Hà, quê quán ở xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, cư trú tại xã Phước Kiến, huyện Nhà bè, thành phố Hồ Chí Minh, từng đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an thành phố Hồ Chí Minh được bổ nhiệm làm Giám đốc công an tỉnh Lạng Sơn ông Thái Hồng Công vừa được Bộ Công an cho thôi chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn. (3) Có tin đồn cho rằng ông Thái Hồng Công và toàn bộ Ban Giám Đốc công an Lạng Sơn đã bị bắt về tội gián điệp. Tin này hiện chưa thể kiểm chứng nhưng mạng xã hội vẫn “đồn thổi” và báo Nhà nước cũng không có giải thích cụ thể vì sao có sự thay đổi này.

    Phải chăng, trước Hội nghị trung ương 9 uy thế của Tô Đại Tướng có phần sụt giảm?

    Tuy nhiên, qua các nguồn tin khá tin cậy từ nội bộ tung ra cho thấy, Bộ Chính Trị, cơ cấu quyền lực cao nhất mà Tổng Trọng sử dụng để quyết định những vấn đề nhân sự vẫn chưa có phương án nhân sự ổn thỏa trước Hội nghị Trung ương 9. Về số lượng ứng viên Ủy Viên Bộ Chính Trị hiện đang  khuyết năm người, trong hội nghị bà Trương Thị Mai sẽ xin nghỉ hưu sẽ khuyết đến sáu người. Nhưng Bộ Chính Trị dự kiến chỉ giới thiệu năm người bầu chọn bốn người vẫn còn khuyết hai người. Với các chức danh chủ chốt dự kiến Tô Đại Tướng làm Chủ Tịch Nước, Trần Thanh Mẫn, Chủ Tịch Quốc Hội, Đại Tướng Lương Cường làm Thường trực Ban Bí Thư nhưng các chức vụ quan trọng nhất là Bộ Trưởng Công An còn đang bỏ ngỏ.

    Theo logich quyền lực, nếu Bộ Trưởng Công An là một trong hai đàn em thân tín như Lương Tam Quang hay Nguyễn Đình Ngọc, Tô Đại Tướng hẳn yên lòng làm Chủ tịch nước hờ để lấy suất đặc biệt leo lên Tổng Bí Thư trong khóa tới. Nhưng các chiêu thức về tiêu chuẩn như: Bộ trưởng Công an phải là Ủy Viên Bộ Chính trị; Ủy Viên Bộ Chính trị phải là Ủy Viên Trung ương trọn một nhiệm kỳ và phải kinh qua lãnh đạo ngành, địa phương đã trói chân hai con gà chiến của Tô Đại Tướng. Danh sách năm ứng cử viên được giới thiệu không có tên hai ông này. Trong khi đó Phan Đình Trạc, Trần Cẩm Tú, Nguyễn Hòa Bình đều có đủ tiêu chuẩn và đều có nguyện vọng ngồi lên cái ghế quyền lực vô đối. Mặt khác, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, lần này Tô Đại tướng vướng vào vòng kim cô không thể từ chối chức vụ mà Bộ Chính trị đã phân công.

    Nếu sau bao chiến công hạng mã, chặt hạ sáu cây cổ thụ để rồi giao Bộ Công An cho người khác, đổi lấy cái chức hữu danh vô thực, e rằng Tô Đại Tướng khó may mắn làm người tử tế như Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng mà sớm đoàn tụ với người tiền nhiệm Trần Đại Quang. Thật ra trong tay Tô vẫn còn quân bài dự bị chiến lược cực kỳ quan trọng là Tướng Trần Quốc Tỏ, có dư tiêu chuẩn, từng là Ủy Viên Trung ương nhiều khóa, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên. Vấn đề là mối quan hệ Lâm, Tỏ có đủ mức tin cậy đồng hội đồng thuyền?

    Đấu trường Hội Nghị Trung ương về nhân sự vốn rất bất trắc do mâu thuẫn lợi ích, liên minh liên kết phức tạp đan chéo nhau giữa các nhóm. Ngay người chơi cờ dạn dày kinh nghiệm như Tổng Trọng còn mấy lần thất bại khi đề bạt Nguyễn Bá Thanh, Vương Đình Huệ hay kỷ luật đồng chí X. Qua lấy phiếu tín nhiệm vừa rồi Phạm Minh Chính đã vượt qua với phiếu khá cao, ngược lại Tô Đại Tướng bất ngờ có thứ hạng chung khá thấp. Thế mạnh của Tô Đại Tướng nằm ở thực quyền chứ không phải phe cánh nên chiến thắng khá mong manh.

    Với bao nhiêu ân oán đã gieo, với bao nhiêu công lao đã đổ và nhất là với bao nguy cơ rập rình trước mắt nếu để quyền lực rơi vào tay người khác nhất định Tô Đại Tướng hẳn có phương án dự phòng, Ngược lại phía cụ Tổng chủ lò, phe cánh Nghệ An, Hà Tĩnh cũng phải có phương án giành lại những gì đã mất, phải chặn đứng nguy cơ có thể xảy ra. Đấu trường Trung ương 9 khó có chỗ thỏa hiệp. Nếu có, đó chỉ là thỏa hiệp tạm thời, chuyển tiếp cho xung đột mạnh hơn.

    ______

    Tham khảo:

    1- https://baotiengdan.com/2024/05/11/ai-bao-ke-cho-tap-doan-cityland-cuop-...

    2-https://baotiengdan.com/2024/05/12/tap-doan-xuan-cau-va-cac-dai-du-an-ha...

    3-https://tienphong.vn/bo-nhiem-giam-doc-cong-an-tinh-lang-son-post1636681...

    * Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

    Chính trị Việt Nam đang bị an ninh hóa sâu sắc hơn 16.5.2024

    Rất nhiều sự chú ý đã tập trung vào Bộ trưởng Công an Tô Lâm – người đã vũ khí hóa các cuộc điều tra chống tham nhũng để loại bỏ một cách có hệ thống những đối thủ chính trị khi ông này xoay sở để trở thành Tổng bí thư tiếp theo của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN).

    Khả năng ông Lâm được cất nhắc vào vị trí cao hơn khiến người ta đặt câu hỏi: Một công an chuyên nghiệp sẽ định hình/hoạch định các chính sách và nhân sự của Đảng như thế nào?

    Trong các cuộc bàn luận về chính trị tinh hoa của Việt Nam, vấn đề vị trí thống trị của Bộ Công an (MPS) thường không được nhắc tới. Bộ máy an ninh rộng khắp phụ trách đủ mọi thứ từ cảnh sát khu vực tới điều tra quốc gia, tội phạm kinh tế, an ninh biên giới cho tới cứu hỏa, tình báo, phản gián và rất nhiều thứ nữa.

    Với thông tin bà Trương Thị Mai vừa từ chức, tổng cộng đã có 6 ủy viên Bộ Chính trị đã phải từ chức kể từ tháng 12/2022 đến nay, khiến cho tổ chức này của Đảng hiện chỉ còn 12 người. Sự ra đi của một số nhà kỹ trị kinh tế đã khiến việc an ninh hóa Bộ Chính trị trở nên rõ ràng hơn.

    Ngoài ông Lâm, bốn ủy viên Bộ Chính trị khác cũng xuất thân từ Bộ Công an, khiến cho họ là khối lớn nhất, 5/12 người, chiếm 42% trong Bộ Chính trị.

    Nếu tính cả Đại tướng Lương Cường và Đại tướng Phạm Văn Giang của Quân đội Nhân dân Việt Nam - lực lượng xét cho cùng là một đội quân của Đảng - có nhiệm vụ bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa và ĐCSVN, thì có tới 7 trong số 12 (58%) ủy viên Bộ Chính trị xuất thân từ lĩnh vực an ninh.

    Có hai điều có thể rút ra từ đây. Thứ nhất, nó phản ánh những lo lắng của chế độ về các cuộc cách mạng màu và diễn biến hòa bình. Đội ngũ lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng bị thống trị bởi những người có phản ứng bản năng đối với bất cứ điều gì cũng là: Phải kiểm soát.

    2.jpeg
    Đại tướng Tô Lâm, người mới được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị (bên phải), chụp ảnh với các thành viên khác của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 tại Hà Nội, ngày 28/1/2016. Nguồn ảnh: Hoang Dinh Nam/AFP

    Đại tướng Tô Lâm, người mới được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị (bên phải), chụp ảnh với các thành viên khác của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 tại Hà Nội, ngày 28/1/2016. Nguồn ảnh: Hoang Dinh Nam/AFP

    Điều rút ra thứ 2 là tầm quan trọng của Bộ Công an với tư cách là phương tiện để thăng tiến chính trị. Đại học An ninh Nhân dân (tên gọi mới là Học viên An ninh Nhân dân) do Bộ Công an quản lý là cái nôi đào tạo Ủy viên Bộ Chính trị hàng đầu với 03 ủy viên đương nhiệm là cựu học viên.

    Nhiều quan chức cấp cao đã có sự nghiệp lâu dài trong Bộ Công an trước khi được thuyên chuyển sang các vị trí Chính phủ và Đảng. Các trải nghiệm và kinh nghiệm có được trong lĩnh vực an ninh thường định hình thế giới quan của họ.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính là một công an chuyên nghiệp. Ông là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an giai đoạn 2006 - 2009 và rồi làm Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần và Kỹ thuật trong một thời gian ngắn.

    Từ năm 2010-2011, ông Chính giữ chức Thứ trưởng, rời ngành công an với quân hàm Trung tướng và từ đó, chuyển sang làm việc trong bộ máy Đảng ở tỉnh Quảng Ninh.

    Bài học từ Liên Xô

    Ông Nguyễn Văn Nên, người hiện là Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh đồng thời là ủy viên Ban Bí thư, từng là công an ở Tây Ninh trong 17 năm trước khi chuyển sang các vị trí trong chính quyền và hệ thống Đảng ở tỉnh này.

    Một phần vì những kinh nghiệm trong Bộ Công an, năm 2011, ông Nên đã trở thành thành viên Ủy ban Ban chỉ đạo Tây Nguyên – cơ quan chịu trách nhiệm về các chính sách và việc giám sát khu vực này – nơi tiếp tục phải đối diện với những bất ổn đến từ các dân tộc thiểu số.

    Phan Đình Trạc – người hiện là Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Ủy viên Ban Bí thư, cũng là một cảnh sát chuyên nghiệp. Tốt nghiệp Đại học An ninh Nhân dân, ông phục vụ trong Bộ Công an từ năm 1980 đến năm 2005.

    Từ năm 2005 đến năm 2010, ông Trạc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An (thuộc khu vực Bắc Trung Bộ) và là Bí thư Thành ủy Nghệ An giai đoạn 2010-2013. Sau đó, ông Trạc đảm nhận một loạt các vị trí cấp cao của Đảng trong Ủy ban Nội chính Trung ương cũng như Ủy ban Kiểm tra Trung ương – cơ quan chuyên điều tra tham nhũng của các quan chức từ trung đến cấp cao.

    3.jpeg
    Một sĩ quan công an điều khiển giao thông bên ngoài Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 của ĐCSVN tại Hà Nội. Ảnh chụp ngày 26/1/2021. Nguồn ảnh: Kham/Reuters

    Ông Nguyễn Hòa Bình là Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và là ủy viên Ban Bí thư. Ông Bình quê ở Quảng Ngãi nhưng là "hạt giống đỏ". Gia đình ông chuyển ra miền Bắc sau khi Việt Nam bị chia cắt thành hai miền vào năm 1954.

    Ông Bình cũng tốt nghiệp Đại học An ninh Nhân dân và sau đó trải qua bốn năm, từ 1987 đến 1991, làm nghiên cứu sinh tại Học viện Bộ Nội vụ Liên Xô. Ở đó, ông đã tận mắt chứng kiến sự sụp đổ của Liên Xô và sự tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô. Không có gì phải nghi ngờ, trải nghiệm này, đã định hình nên thế giới quan của ông.

    Sự nghiệp của ông Bình trong Bộ Công an chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tội phạm kinh tế - một công việc đã mang đến cho ông một cái nhìn độc đáo về phạm vi và quy mô của tình hình tham nhũng ở Việt Nam.

    Ông Bình đạt tới đỉnh cao trong sự nghiệp công an của mình trong giai đoạn 2007-2009 khi được thăng quân hàm Thiếu tướng và giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát. Ông cũng từng giữ chức Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an.

    Sau một thời gian làm việc tại Đảng bộ Quảng Ngãi với cương vị cao nhất là Bí thư Tỉnh ủy, ông Bình tiếp quản Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vào năm 2011 và trở thành kiểm sát viên cấp cao nhất của Việt Nam (tức Viện trưởng Viện Kiểm sát). Ông giữ chức Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao kể từ năm 2016 đến nay – một nhiệm kỳ dài bất thường.

    Tư duy và chiến thuật Trung Quốc

    Kể từ thời kỳ Đổi mới bắt đầu vào năm 1986 và do 5 ủy viên buộc phải từ chức kể từ tháng 12/2022, Bộ Chính trị Việt Nam chưa bao giờ trở nên kém đa dạng đến vậy cho dù nhân sự của tổ chức này dự kiến sẽ sớm được bổ sung.

    Theo điều lệ hiện hành của ĐCSVN, các thành viên của Bộ Chính trị phải nghỉ hưu ở tuổi 65 trừ khi họ có được miễn trừ. Như vậy, 10 trong số 12 thành  viên đương nhiệm của tổ chức này cần được cho nghỉ hưu tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14. Nhưng điều này sẽ đi ngược lại thông lệ/chuẩn mực có tính lịch sử rằng không quá 50% ủy viên Bộ Chính trị được nghỉ hưu tại một kỳ Đại hội.

    Có vẻ như ít nhất 3 thành viên của Bộ Chính trị có khả năng sẽ được miễn trừ, trừ khi Ban Chấp hành Trung ương ra một quyết định hy hữu muốn trẻ hóa tổ chức này. Nếu vậy, khối an ninh thậm chí còn trở nên đậm đặc hơn.

    Nếu Bộ trưởng Tô Lâm được đề bạt làm Tổng Bí thư, người thay thế ông cũng sẽ có thể được bầu vào Bộ Chính trị.

    Trong Đại hội 12, được bầu năm 2016, bốn trong số 19 ủy viên Bộ Chính trị từng làm việc tại Bộ Công an. Do đó, khối an ninh này nhiều khả năng tiếp tục là một thuộc tính kéo dài của chính trị Việt Nam.

    Sáu trong số 200 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương xuất thân từ Bộ Công an, xếp thứ hai chỉ sau Bộ Quốc phòng trong số các lực lượng mặc đồng phục. Mặc dùng không hoàn toàn chi phối Ban này nhưng đó rõ ràng là sự lấn át về mặt tổ chức.  

    Điều này sẽ có tác động sâu sắc tới công chúng và định hình mạng internet, truyền thông xã hội, xã hội dân sự và kinh tế của Việt Nam. Những người đàn ông này nhìn mọi thứ qua lăng kính an ninh và sự sống còn của chế độ.

    4.jpeg
    Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (người ở giữa) và Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang (bên trái) vẫy tay chào bên cạnh Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên (bên phải) sau một cuộc họp tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội ngày 26/12/2013 Nguồn ảnh: Kham/Reuters

    Chúng ta đã thấy chế độ hiện hành ở Việt Nam cảm thấy bất an như thế nào qua Chỉ thị 24 do Bộ Chính trị ban hành vào tháng 7/2023. Chỉ thị này không chỉ có những cảnh báo về nguy cơ diễn biến hòa bình và các cách mạng màu mà còn áp dụng lối tư duy hiện tại của Trung Quốc về mối đe dọa từ các nhà đầu tư quốc tế và cộng đồng các nhà tài trợ - những người có thể thúc đẩy, kích động những nguy cơ này.

    Nhà cầm quyền gần đây vừa bắt giữ ông Nguyễn Văn Bình, một quan chức Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA) đồng thời là một cựu công đoàn viên và cựu chuyên gia tại Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Ông đã nỗ lực thúc đẩy việc thông qua một công ước cho phép thành lập các đoàn độc lập của người lao động.

    Nhà cầm quyền cũng đang vận dụng thêm các chiến thuật kiểu Trung Quốc: Ông Bình bị truy tố theo điều 337 Bộ Luật Hình sự - một điều khoản hình sự hóa việc tiết lộ bất hợp pháp các thông tin mật.

    Đảm bảo an ninh chế độ và phát triển kinh tế cần đi đôi với nhau. Tăng trưởng kinh tế thường mang đến cho ĐCSVN tính chính danh nhờ thành quả lãnh đạo. Nhưng trên thực tế, rất khó để đồng thời có được cả hai thứ và nhu cầu an ninh sẽ chiến thắng sự thực dụng kinh tế.

    *Zachary Abuza là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown. Các quan điểm thể hiện trong bài viết này là của riêng tác giả và không phản ánh quan điểm của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trường Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ, Đại học Georgetown hay RFA.

    Xây dựng đảo vườn nổi giữa sông Sài Gòn: thầy bùa vẽ ước mơ? 16.5.2024

    Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) cùng Viện Quy hoạch vùng Paris (IPR) đưa ra đề xuất làm các đảo vườn nổi trên sông Sài Gòn. Theo tư vấn từ hai tổ chức này, những đảo trên sông Sài Gòn có thể xây cố định hoặc nổi, bố trí gần bờ nơi có dòng chảy chậm, hạn chế ảnh hưởng đi lại của tàu thuyền. Trên đảo có thể tổ chức các hoạt động văn hóa, giải trí, nhà hàng… tạo điểm nhấn du lịch, giải trí hấp dẫn cho khu trung tâm thành phố.

    Theo bản vẽ, khu vực đề xuất làm đảo vườn sẽ chảy dọc từ cầu Ba Son đến hầm Thủ Thiêm. Nhóm nghiên cứu coi khúc sông này là nơi để thể hiện hình ảnh đẹp nhất của đô thị với thế giới, đồng thời trưng bày những công trình tuyệt vời nhất của đô thị.

    Dư luận cho rằng, khi thành phố đã quá ô nhiễm, sông hồ bị lấp nhiều, cần giữ gìn không gian sông nước quý giá trong thành phố, hạn chế tối đa xây dựng trên sông nước thiên nhiên. Điều cần làm hiện nay là chống ngập, giải quyết nạn kẹt xe, ô nhiễm môi trường…

    Nhà cầm quyền cứ xử sự như những kiểu thầy bùa vẽ ước mơ, bỏ dang dở những điều tồi tệ vẫn tiếp diễn mà không có lời giải đáp, lại mở ra thêm các công trình mới để ghi dấu ấn nhiệm kỳ của người cầm quyền, bỏ mặc người dân chật vật trong đời sống. - Một nhà báo

    Một nhà báo yêu cầu ẩn danh nói với RFA quan điểm của ông:

    “Đầu tư, làm đẹp, xây dựng cơ sở hạ tầng cho một thành phố là điều mà bất kỳ người dân nào cũng mong muốn. Nhưng câu chuyện mở ra một loạt dự án mới rất xa xôi và chưa thấy là sẽ tốn tiền của đến mức nào, trong khi có còn quá nhiều bất cập ở đời sống thành phố mà người dân phải chịu đựng như nước ngập, thiếu cây xanh, Metro dằng dai không có lời kết, đền bồi cho những người dân Thủ Thiêm hay vườn rau Lộc Hưng bị cướp đất...

    Nhà cầm quyền cứ xử sự như những kiểu thầy bùa vẽ ước mơ, bỏ dang dở những điều tồi tệ vẫn tiếp diễn mà không có lời giải đáp, lại mở ra thêm các công trình mới để ghi dấu ấn nhiệm kỳ của người cầm quyền, bỏ mặc người dân chật vật trong đời sống. Ngay trong chuyện cầu đường mở ra về phía Miền Tây, mỗi năm đều tắc nghẽn và khốn khổ nhưng chính quyền làm ngơ, coi như chuyện đó là việc không phải của mình. Nếu không lầm thì dự án đầy tiền của và rắc rối này sẽ được chính thức khởi công vào năm 2025 để chào mừng cái gọi là giải phóng miền Nam của chính quyền Hà Nội.”

    Khai thác giá trị dòng sông Sài Gòn từng được ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nói tới khi trao đổi với truyền thông trong nước về đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Theo ông Mãi, “Thành phố Hồ Chí Minh định hướng phát triển sông Sài Gòn là lấy không gian ven sông làm “mặt tiền” để phát triển dải đô thị hiện đại. Sông Sài Gòn trong tương lai sẽ trở thành điểm đến quý giá không thể thiếu của mọi người dân và du khách, điểm đến mang bản sắc độc đáo, gắn với cảnh quan của dòng sông trong xanh, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố”.

    Theo tôi, dự án lớn và cần nguồn tài chính cao, được thực hiện trong khoảng thời gian dài. Trong khi đó, với các lãnh đạo cộng sản, không lĩnh vực nào mà không có tham nhũng. Dự án càng lớn thì tham nhũng càng nhiều và nguy cơ đổ vỡ dự án càng cao. Dễ thấy nhất là dự án cả chục ngàn tỷ chống ngập cho thành phố mấy chục năm qua. - Ông Trần Anh Quân

    Với đề xuất làm các đảo vườn trên sông Sài Gòn khi quy hoạch phát triển toàn diện hành lang sông Sài Gòn - TP.HCM, một người dân Sài Gòn không muốn nêu tên, nói với RFA quan điểm của mình:

    “Đây là một công trình có thể xếp vào công trình văn hóa. Mà văn hóa hiện nay là văn hóa XHCN với đặc điểm tự ti nên thích những gì đồ sộ, to nhất để che đậy mặc cảm tự ti đó; đặc điểm đua đòi, thấy thế giới có cái gì thì họ phải có cái đó dù nó không phù hợp, chẳng hạn như phố đi bộ kéo theo dẹp hàng rong; đặc điểm tôn thờ kim tiền, tức cái gì càng mắc tiền càng đáng tin cậy. Do đó, xét về mặt văn hóa thì tôi thấy công trình này vô nghĩa.

    Xét về mặt kinh tế - xã hội thì đây là công trình do công ty nước ngoài tư vấn về cấu trúc, thiết kế nên tôi chắc chắn là tiền thiết kế rất mắc. Trong khi đó, tình trạng thất nghiệp hiện nay rất lớn, người dân chạy ăn từng bữa; y tế thì bệnh viện công lúc nào cũng quá tải; giáo dục thì giáo viên bỏ việc rất nhiều; ngân sách của thành phố được giữ lại rất hạn hẹp. Do đó, xét về mặt kinh tế - xã hội đối với công trình này là chuyện phù phiếm, xa hoa.

    Xét về quy hoạch, đây là một công trình văn hóa, giải trí và làm đẹp cho thành phố. Người dân chúng tôi cần chính phủ giải quyết nạn kẹt xe, nạn ngập lụt, nạn ô nhiễm môi trường trước. Tóm lại, đây là một công trình viển vông, vô bổ và tốn kém không cần thiết.”

    Ông Trần Anh Quân, một nhà hoạt động xã hội nói với RFA:

    Thật ra, việc làm đảo vườn nổi giữa sông cũng là một sáng kiến hay. Có thể thu hút du khách, phát triển du lịch. Vị trí này của Sài Gòn cũng phù hợp với du lịch sông nước. Tuy nhiên, sáng kiến hay cỡ nào thì cũng cần phải coi lại năng lực và cơ chế làm việc của hệ thống chính trị Việt Nam. Theo tôi, dự án lớn và cần nguồn tài chính cao, được thực hiện trong khoảng thời gian dài. Trong khi đó, với các lãnh đạo cộng sản, không lĩnh vực nào mà không có tham nhũng. Dự án càng lớn thì tham nhũng càng nhiều và nguy cơ đổ vỡ dự án càng cao. Dễ thấy nhất là dự án cả chục ngàn tỷ chống ngập cho thành phố mấy chục năm qua.” 

    Nhắc đến dự án chống ngập, trong cơn mưa lớn kéo dài hơn ba tiếng đồng hồ chiều 15 tháng 5 vừa qua, nước từ các con hẻm xối xả đổ ra đường Võ Văn Ngân, dồn về chợ Thủ Đức ở cuối tuyến khiến khu vực này ngập nửa mét. Đây là khu vực nằm trong phạm vi dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân, vốn đầu tư hơn 248 tỷ đồng vừa được khánh thành trước đó 3 tuần.

    Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng được khởi công từ năm 2016, dự kiến hoàn thành vào tháng 4 năm 2018 đi qua các Quận 1, 4, 7, 8, huyện Nhà Bè và Bình Chánh với 6 cống ngăn triều lớn gồm Mương Chuối, Bến Nghé, Phú Xuân, Cây Khô, Phú Định và Tân Thuận. Kể từ khi khởi công đến nay, dự án đã phải tạm ngừng nhiều lần vì các lý do khách quan khác nhau.

    Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm Thường trực Ban Bí Thư 16.5.2024

    Đại tướng Lương Cường - Chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị, được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) vào ngày 16 tháng năm chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm Thường trực Ban Bí Thư. 

    Quyết định vừa nêu được đưa ra tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII tại thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của ông Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng.

    Tại hội nghị, đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

    Trong thông báo phát đi ngày 16 tháng năm về ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 9, Văn phòng Trung ương đảng nêu rõ một trong những nội dung quan trọng tại hội nghị lần này là Ban Chấp hành Trung ương quyết định giới thiệu nhận sự để Quốc hội khóa 15 bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và Chủ tịch Quốc hội khóa 15 nhiệm kỳ 2021- 2026.

    Trong ngày 16 tháng năm, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét cho thôi các chức vụ, nghỉ công tác đối với bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính Trị, Thường trực ban Bí Thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. 

    Bà Trương Thị Mai là lãnh đạo cấp cao mới nhất phải rời chức vụ trong năm nay sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

    Cũng tại Hội nghị Trung ương 9, Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN bầu bổ sung bốn ủy viên Bộ Chính trị. Đó là các ông/bà Lê Minh Hưng, Nguyễn Trọng Nghĩa, Bùi Thị Minh Hoài, Đỗ Văn Chiến.

    Ông Lê Minh Hưng được phân công giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

    Tin từ trong nước cho biết đương kim Bộ trưởng Công an Tô Lâm sẽ đảm trách chức Chủ tịch nước, thay cho ông Võ Văn Thưởng ra đi hồi tháng ba năm 2024; ông Trần Thanh Mẫn - Phó Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội thay cho ông Vương Đình Huệ phải rời chức hồi tháng năm vừa qua.

    Cách chức hết các chức vụ Đảng cựu Bí thư TP HCM Lê Thanh Hải 16.5.2024

    Cựu Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng và Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái vào ngày 16 tháng năm bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.

    Quyết định kỷ luật đối với ba quan chức cấp cao vừa nêu được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN diễn ra trong ngày 16 tháng năm.

    Ông Lê Thanh Hải bị cho “đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Đảng bộ, chính quyền Thành phố, gây hậu quả rất nghiêm trọng, nguy cơ thiệt hại, thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước. Đặc biệt, điều này còn góp phần để xảy ra nhiều vụ án hình sự, trong đó có vụ án rất nghiêm trọng, nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, bị kỷ luật, xử lý hình sự, gây dư luận xấu, bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền thành phố.”

    Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng CSVN tại kỳ họp thứ 41 hôm 6 và 7/5/2024 đã đề nghị kỷ luật Cựu Bí thư thành phố Hồ Chí Minh - ông Lê Thanh Hải, và hai cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TPHCM - Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong vì “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND TPHCM và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định của đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất, tài chính, tài sản, đầu tư, quy hoạch, xây dựng các dự án do Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ở các gói thầu, dự án do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế - AIC thực hiện…”

    Trước đó, ông Lê Thanh Hải vào tháng 3 năm 2020 bị Bộ Chính trị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2010-2015. Lý do vì ông này phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư khu đô thị mới Thủ Thiêm. Khi đó ông Lê Hoàng Quân phải chịu kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Còn cựu Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cũng chịu kỷ luật cảnh cáo vào tháng 7 năm 2022.

    Cựu  Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái bị xác định “đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước.”

    Ông Mai Tiến Dũng đã bị bắt tạm giam với cáo buộc tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan vụ án “đưa hối lộ, nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương”.

    Ông Dương Văn Thái cũng đang bị giam do liên quan vụ án “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, đưa hối lộ, nhận hối lộ” xảy ra tại Tập đoàn Thuận An.

    Việt Nam tinh giản biên chế trên 7.000 người trong năm 2023 16.5.2024

    Tổng số đối tượng tinh giản biên chế từ năm 2015 đến 15/12/2023 là 84.140 người; riêng trong năm 2023 tổng số lượng tinh giản biên chế là 7.151 người.

    Đó là thông tin trong báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 của Chính phủ Việt Nam được truyền thông loan trong ngày 15/5 tại Phiên họp thứ 33 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội diễn ra cùng ngày.

    Nội dung báo cáo cũng thể hiện các bộ, ngành đã giảm 17 tổng cục và tổ chức tương đương; giảm 10 cục và 144 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm 108 phòng trong vụ/ban thuộc bộ, ngành; giảm 22 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, ngành.

    Với tiêu chí thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, báo cáo cũng ghi rõ việc chi ngân sách cũng được thắt chặt hơn, kết quả đã tiết kiệm được 83.087 tỷ đồng, cao hơn so với năm 2022 (năm 2022 tiết kiệm chi ngân sách nhà nước đạt 53.887 tỷ đồng). Có 31 bộ, cơ quan ngang bộ và 63/63 tỉnh, thành phố có số tiết kiệm về chi ngân sách, trong đó một số bộ, ngành, địa phương có số tiết kiệm cao; một số địa phương đã thực hiện tốt việc tiết kiệm chi thường xuyên.

    Tuy vậy, cùng với việc tinh giản biên chế thì việc giải quyết số cán bộ dôi dư sau tinh giản cũng trở thành vấn đề nan giải khi mới đây Bộ Nội vụ xin gia hạn thời gian bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức và giải quyết chính sách dôi dư vì số lượng cán bộ dôi dư sau tinh giản là rất lớn.

    Ông Vũ Minh Trí, cựu trung tá quân đội hôm 13/5 nhận định với RFA về vấn đề này rằng: “Tôi thấy việc tinh giản biên chế tại thời điểm này không có sự quyết tâm, kể cả quyết tâm chính trị, cũng như không thấy phương án hợp lý đưa ra để có thể giải quyết bài toán đấy một cách lâu dài và triệt để mọi thứ cũng chỉ là giải pháp chắp vá. Với những ý kiến nói rằng dôi dư cán bộ, giải quyết chế độ chính sách khó khăn… thì tôi nghĩ đây chẳng qua chỉ là bao biện, hoàn toàn thiếu quyết tâm, chứ không có lý do gì khác.”

    Đồng Nai: 100 công nhân Công ty Dechang Việt Nam nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm 16.5.2024

    Gần 100 công nhân tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam (tại Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) phải nhập viện, nghi do ngộ độc thực phẩm, sau bữa ăn chiều.

    Truyền thông loan trong ngày 16/5, đã có 88/94 bệnh nhân nghi bị ngộ độc thực phẩm đã được xuất viện, còn sáu bệnh nhân đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tại trung tâm.

    Trong cùng ngày, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế Đồng Nai đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm trên, đồng thời yêu cầu đình chỉ hoạt động bếp ăn tập thể của Công ty Dechang Việt Nam.

    Các công nhân tại công ty có 100% vốn Trung Quốc cho biết trong ngày 15/5, đơn vị cung cấp suất ăn cho Công ty đã cung cấp hơn 1.100 suất ăn chiều là món mì quảng gà cho công nhân. Khoảng 400 công nhân của hai chuyền ăn trước, trong số này có 94 công nhân có biểu hiện nôn ói, đau bụng nên được chuyển đến bệnh viện cấp cứu.

    Công ty TNHH Dechang Việt Nam có khoảng 1.500 công nhân. Công ty hợp đồng cung cấp suất ăn với nhà thầu là Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Thiên Hồng Phúc, mang thức ăn từ ngoài vào công ty.

    Từ đầu năm 2024 đến nay, Đồng Nai xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm lớn tại TP. Biên Hòa, TP. Long Khánh, huyện Trảng Bom làm gần 660 người nhập viện. Trong đó, có nhiều trường hợp phải điều trị dài ngày tại các bệnh viện.

    Theo Cục An toàn thực phẩm, trong quý I/2024, Việt Nam ghi nhận 16 vụ ngộ độc thực phẩm làm 637 người mắc và 6 người tử vong.

    Trong tháng 4/2025 cả nước xảy ra tám vụ ngộ độc thực phẩm với 267 người bị ngộ độc. Vào đầu tháng 5, lại tiếp tục xảy ra nhiều vụ ngộ độc tập thể, đáng chú ý là vụ ngộ độc khiến 568 người phải nhập viện ở Đồng Nai, vụ hơn 350 công nhân ở Vĩnh Phúc nhập viện hôm 14/5 và mới nhất trong ngày 15/5 là vụ ngộ độc thực phẩm tại Công ty Dechang.

    Ông Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế được tờ Đầu tư dẫn lời cho rằng, vi khuẩn Salmonella gần đây đã xuất hiện liên tục trong các vụ ngộ độc lớn ở Việt Nam.

    Theo ông Long, Salmonella là thủ phạm khiến hàng trăm người nhập viện sau khi ăn bánh mì Phượng ở Quảng Nam và nhiều vụ ngộ độc tập thể ở Nha Trang, trong đó có vụ hơn 360 người phải nhập viện sau khi ăn cơm gà tại quán Trâm Anh, đường Bà Triệu và hơn 600 học sinh, cán bộ nhân viên trường Ischool Nha Trang nhập viện sau bữa ăn trưa, trong đó có một ca tử vong.

    Nói về tình trạng ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết trên tờ Đầu tư rằng, về vấn đề an toàn thực phẩm, theo Nghị định 15 của Chính phủ có ba cơ quan chịu trách nhiệm là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương và Bộ Y tế.

    Mặc dù ba bộ cùng chịu trách nhiệm nhưng theo ông Nguyễn Hùng Long, do lực lượng ngành y tế mỏng, một tỉnh chỉ có một chi cục, tuyến huyện, phường, xã có vài cán bộ y tế kiêm nhiệm nên khó kiểm soát hết được. Do đó, ông Long cho rằng việc cần thiết là phối kết hợp liên ngành ngày càng chặt chẽ hơn thì sẽ đảm bảo tốt hơn về vấn đề an toàn thực phẩm.

     

    Vụ Thuduc House: khởi tố và truy nã Trịnh Tiến Dũng tội cho vay nặng lãi 16.5.2024

    Trịnh Tiến Dũng liên quan vụ án tại Thuduc House tiếp tục bị Công an thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định khởi tố bị can và truy nã về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

    Cơ quan cảnh sát điều tra (PC02) Công an TP.HCM, trong ngày 15/5 cho truyền thông hay, mở rộng vụ án cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, PC02 đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam và ra quyết định truy nã đối với Trịnh Tiến Dũng (51 tuổi, ngụ quận 3) về tội “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.

    Ông Trịnh Tiến Dũng đang bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an truy nã trong vụ án sai phạm tại Công ty nhà Thủ Đức (Thuduc House), Cục Thuế TP.HCM và nhiều đơn vị khác với năm tội danh gồm lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Buôn lậu; Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

    Theo điều tra của Công an, Dũng cùng các đồng phạm đã cho vay số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng với lãi suất 180%/năm, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng. Ông này đã dùng thủ đoạn buộc người vay ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng, hợp thức tiền lãi bằng các hợp đồng vay tiền có công chứng, buộc người vay phải chuyển nhượng nhà đất.

    Cơ quan chức năng xác định ông Dũng là chủ mưu hàng loạt sai phạm, song ông này đã bỏ trốn trước khi bị khởi tố vào ngày 31/12/2020, do đó Công an ra quyết định truy nã.

    Liên quan vụ án này, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Đặng Ngọc Ngãi (ngụ quận Tân Phú), Lâm Vĩnh Nghi (ngụ Quận 10), Võ Hoàng Danh (ngụ thành phố Thủ Đức), Bùi Thị Tâm (ngụ thành phố Thủ Đức) về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.

    Công an cho biết Trịnh Tiến Dũng đã lập hàng trăm công ty để thực hiện nhiều hành vi phạm tội xuyên quốc gia; cùng đồng phạm vận chuyển trái phép qua biên giới 1.700 tỷ đồng; thực hiện hàng trăm hợp đồng xuất nhập cảnh khống để chuyển hơn 4.000 tỷ đồng qua lại giữa các công ty trong và ngoài nước nhằm tạo dòng tiền "ảo", chiếm đoạt tiền hoàn thuế...

    Hôm 2/5, Thuduc House bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian một năm. Lý do bị cưỡng chế được đưa ra là Công ty có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định, với số tiền bị cưỡng chế gần 92 tỷ đồng.

    Trước đó, hôm 22/4, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM đã xử phúc thẩm đối với 43/67 bị cáo có kháng cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House), Cục Thuế TP.HCM và các đơn vị khác.

     

    Việt Nam học Pháp cách thu hồi tài sản tham nhũng 16.5.2024

    Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp của Pháp trong hai ngày 15 và 16 tháng năm tiến hành tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về thu hồi tài sản tham nhũng”.

    Truyền thông Việt Nam loan tin ngày 16 tháng năm về cuộc tọa đàm có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam - Mai Lương Khôi; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi Hành án Dân sự (THADS) Trần Thị Phương Hoa; Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Nguyễn Linh Kha.

    Ông Mai Lương Khôi cho rằng Cộng hòa Pháp là “cái nôi của hệ thống luật lục địa với bề dày kinh nghiệm về xây dựng và thực thi pháp luật. Tại Cộng Hòa Pháp, công tác thu hồi tài sản tham nhũng đang được thực hiện có hiệu quả thông qua những cơ chế như Cơ quan Quản lý và thu hồi tải sản (AGRASC), Viện Công tố Tài chính Quốc gia, Hội đồng Thừa Phát lại & Đấu giá viên Quốc gia…”

     Tại hội thảo trong hai ngày 15 và 16 ở Hà Nội, các chuyên gia Pháp đã chia sẻ với phía Việt Nam những kinh nghiệm trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng… Số chuyên gia này được cho biết đến từ Đoàn Luật sư Paris (Hội đồng Đoàn Luật sư quốc gia), Thẩm phán Viện công tố tài chính quốc gia Pháp. Đề tài chia sẽ bao gồm: Những nền tảng của tương trợ quốc tế (các hiệp định đa phương và song phương); thực hiện tương trợ tư pháp chính thức và không chính thức (Interpol, TRACFIN, CARIN Network, EGMONT Group, FIU platform, v.v.); hoàn trả tài sản bị tịch thu ở nước ngoài.

    Hội thảo được tổ chức nhân dịp hai nước kỷ niệm 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 11 năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện.

    Vụ Việt Á: Viện Kiểm sát đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long 16.5.2024

    Viện Kiểm sát đề nghị toà phúc thẩm xét xử các bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ Việt Á bác toàn bộ kháng cáo của cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác.

    Truyền thông Nhà nước cho biết, trong phiên xử đang diễn ra vào ngày 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị toà phúc thẩm bác toàn bộ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt và nhiều bị cáo khác trong vụ án.

    Viện Kiểm sát cho rằng cấp sơ thẩm đã xem xét, đánh giá, áp dụng tất cả các tình tiết tăng nặng đối với các bị cáo theo đúng quy định. Dù ở cấp phúc thẩm, một số bị cáo có thêm một số tình tiết giảm nhẹ mới, nhưng mức án sơ thẩm đã phù hợp và không có căn cứ để giảm nhẹ thêm.

    Theo đề nghị của Viện Kiểm sát, ông Nguyễn Thanh Long bị đề nghị giữ nguyên án 18 năm tù, bị cáo Phan Quốc Việt cũng bị đề nghị y án 29 năm tù.

    Tại phiên toà phúc thẩm, ông Nguyễn Thanh Long đã nộp thêm một tỷ đồng tiền khắc phục hậu quả bên cạnh số tiền 2,25 triệu đô la là số tiền nhận hối lộ đã được nộp đầy đủ từ phiên sơ thẩm. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát cho rằng mức án 18 năm tù đã tuyên đã thấp hơn khung hình phạt cho tội nhận hối lộ. Do đó, không có cơ sở xem xét giảm nhẹ.

    Cũng tại phên phúc thẩm, vợ của bị cáo Phan Quốc Việt có đơn kháng cáo đề nghị hủy kê biên hai sổ tiết kiệm trị giá 20 tỷ đồng đứng tên con chung của hai người. Mẹ đẻ của ông Việt cũng kháng cáo xin hủy bỏ kê biên 52 sổ hoặc thẻ tiết kiệm đứng tên mình với tổng số 412 tỷ đồng. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát cho rằng số tiền này do ông Việt chuyển cho mẹ vào năm 2021 sau khi phạm tội và các tài liệu và chứng cứ cho thấy số tiền này có nguồn gốc từ việc bán các bộ xét nghiệm COVID-19, là khoản thu lời bất chính có được từ hành vi nâng khống giá bộ xét nghiệm. Vì vậy, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị bác kháng cáo của gia đình ông Việt.

    Đại diện Viện Kiểm sát cũng bác kháng cáo của Công ty Việt Á đề nghị toà giải quyết các nội dung liên quan đến tài sản và tài khoản ngân hàng của công ty bao gồm yêu cầu 80 đơn vị phải trả nợ khoảng 1.200 tỷ đồng từ việc mua các bộ xét nghiệm từ Việt Á. Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng việc mua bán và nợ giữa Việt Á và các đối tác không thuộc phạm vi giải quyết của phiên tòa phúc thẩm, nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo.

    Ông Trịnh Thanh Hùng, cựu Vụ phó thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, trong phiên phúc thẩm đã nộp lại toàn bộ số tiền nhận hối lộ 350.000 đô la, đưa ra các huân, huy chương kháng chiến của bố vợ, chứng minh bản thân đã có nhiều thành tích trong công tác, tham gia hoạt động từ thiện. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát vẫn đề nghị giữ nguyên mức án 14 năm tù.

    Người duy nhất được VKS đề nghị chấp nhận kháng cáo là bà Nguyễn Kiều Oanh - vợ ông Trịnh Thanh Hùng. Bà Oanh được VKS đề nghị chấp nhận kháng cáo, bỏ phong toả tám sổ tiết kiệm với giá trị hơn ba tỷ đồng.

    Công ty Việt Á bị cáo buộc đã sản xuất hơn 8,7 triệu kit test, nâng khống giá nguyên liệu đầu vào rồi bán, tặng, ứng trước hơn 8,3 triệu kit test cho các đơn vị, cơ sở y tế trên khắp cả nước; được thanh toán hơn 4,5 triệu kit test với tổng giá trị hơn 2.257 tỷ đồng.

    Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch UBND xã ở Phú Quốc ra đầu thú sau khi nhận hối lộ hai tỷ đồng 16.5.2024

    Một Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch UBND xã ở TP Phú Quốc vào ngày 15/5 đã ra đầu thú, khai nhận với công an việc nhận hối lộ hai tỷ đồng để làm ngơ cho một số vi phạm của một công ty trong việc phân lô bán nền trái phép.

    Báo Nhà nước cho biết, Công an tỉnh Kiên Giang hoàn tất thủ tục tiếp nhận ông Trần Văn Việt, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cửa Dương, thành phố Phú Quốc đến đầu thú, khai nhận hành vi nhận hối lộ.

    Đây là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai, liên quan Công ty TNHH tư vấn đầu tư và phát triển LHĐ (gọi tắt là Công ty LHĐ).

    Theo tin từ Bộ Công an được báo Nhà nước trích đăng, ông Việt (sinh năm 1975) khai nhận, vào năm 2021 và 2022, một nhóm người thuộc Công ty Công ty LHĐ tiến hành san lấp mặt bằng, làm đường bê tông trên các thửa đất nông nghiệp để phân lô bán nền trái phép tại Khu dự án K8 đã tiếp xúc, gặp gỡ ông Việt và đưa tổng cộng số tiền hai tỷ đồng và hai cây tùng la hán trị giá 500 triệu đồng nhờ giúp đỡ. Sau khi nhận số tiền này, ông Việt đã làm ngơ, bỏ qua một số vi phạm cho nhóm đối tượng của Công ty LHĐ để thuận lợi trong việc phân lô bán nền trái phép. 

    Nhóm người này sau đó đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Phú Quốc khởi tố, bắt tạm giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

    Hiện Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc đã chuyển hồ sơ vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; "Nhận hối lộ"; "Đưa hối lộ” trong lĩnh vực đất đai, liên quan Công ty LHĐ cho Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang tiếp tục điều tra.

    Liên quan đến vụ án này, có tổng cộng chín người đã bị công an khởi tố, bắt tạm giam bao gồm: ba người thuộc Công ty LHĐ về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ba cán bộ xã và ba cán bộ Vườn quốc gia Phú Quốc về hành vi nhận hối lộ.

    Công an Đồng Nai cảnh báo tình trạng tội phạm liên quan đến ngân hàng sau vụ chủ tịch huyện bị lừa mất 170 tỷ đồng 16.5.2024

    Công an Đồng Nai hôm 15/5 lên tiếng cảnh báo về tình trạng tội phạm nhắm vào các hoạt động ở ngân hàng để chiếm đoạt tiền hoặc cướp.

    Báo Nhà nước cho biết, tại Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh, thượng tá Nguyễn Mạnh Toàn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan hoạt động ngân hàng hiện nay diễn ra rất phức tạp, tài sản thiệt hại liên quan các vụ án lĩnh vực ngân hàng ở Đồng Nai ngày càng nhiều.

    Đại diện ngành công an tỉnh đưa ví dụ điển hình về vụ sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 170 tỷ đồng ở huyện Nhơn Trạch. Số tiền chiếm đoạt được chuyển qua nhiều tài khoản ở nước ngoài. Đối tượng phạm tội là người Việt Nam và người nước ngoài, hoạt động xuyên quốc gia.

    Đây là vụ án gây nhiều chú ý vì người bị lừa mất số tiền lớn như vậy là bà Nguyễn Thị Giang Hương, Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch. Theo điều tra của công an, nhóm lừa đảo dùng công nghệ cao và xưng danh cơ quan bảo vệ pháp luật nói Chủ tịch huyện Nhơn Trạch đang dính dáng đến pháp luật.

    Sau đó, nhóm lừa đảo yêu cầu bà Chủ tịch huyện Nhơn Trạch mở tài khoản để chuyển tiền rồi xâm nhập vào tài khoản để lấy tiền của bà này.

    Ngoài ra, theo báo cáo từ công an tỉnh, từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra ba vụ cướp ngân hàng.

    Luật sư: Công an Long An muốn rút khỏi vụ Tịnh Thất Bồng Lai một cách danh dự! 16.5.2024

    Truyền thông Nhà nước dồn dập đưa nhiều tin không hay về Tịnh thất Bồng Lai thời gian vừa qua như “khởi tố vụ án loạn luân,” “truy tìm ba luật sư và hai thành viên của tịnh thất,” các luật sư của cơ sở tôn giáo này cho rằng Công an Long An đã gặp sai sót trong vụ án "lợi dụng quyền tự do dân chủ" và đang muốn thoát khỏi việc này một cách danh dự.

    Từ cuối tháng 4, các tờ báo trong nước dẫn thông tin từ Công an tỉnh Long An cho biết, họ đang truy tìm một thành viên của Tịnh thất Bồng Lai (sau đổi tên là Thiền am Bên bờ Vũ trụ) vì bị cho là có liên quan đến vụ án "loạn luân" xảy ra tại đây.

    Ngoài ra, công an tỉnh cũng truy tìm cô Võ Thị Diễm My, một người từng xuống tóc và tu tại gia tại nhà bà Cao Thị Cúc nhưng sau đó đã đăng nhiều video lên mạng xã hội bị cho là "thông tin sai sự thật, vu khống Công an huyện Đức Hòa cùng cha mẹ ruột."

    Những thông tin này Diễm My đưa ra sau khi trốn thoát nhiều lần khỏi nhà cha mẹ, cô cáo buộc Công an tỉnh Long An bắt cóc cô và giao lại cho cha mẹ ruột, đồng thời cô cũng cho rằng cha cô là ông Võ Văn Thắng có nhiều hành vi không đúng đắn với con gái mình.

    Ngoài việc truy tìm hai người này và ba trong số năm luật sư bào chữa cho các thành viên Tịnh thất Bồng Lai là Nguyễn Văn Miếng, Đào Kim Lân và Đặng Đình Mạnh, Công an Long An cũng đề nghị Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh rà soát lịch sử khám chữa bệnh, sinh con (nếu có-PV) của ba nữ đệ tử của ông Lê Tùng Vân. 

    Ba luật sư nói gì?

    Giữa tháng 6/2023, ba luật sư này đã đến Hoa Kỳ để tị nạn chính trị. Tháng trước, Liên đoàn Luật sư TPHCM đã xoá tên hai luật sư Nguyễn Văn Miếng và Đặng Đình Mạnh vì “không đóng hội phí.”

    Bình luận về các hành động truy tìm năm người và thông tin khám chữa bệnh của ba nữ tu của Công an Long An, luật sư Nguyễn Văn Miếng nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 16/5:

    Người ta (Công an Long An- PV) đã lên mt kch bn và hphi theo đến cùng bi vì ngay tkhi đánh phá Tnh tht bng lai thì người ta đã lit kê ra ba ti danh mà cn phi sdng để trit tiêu.

    Ti danh ghê gm nht mà hghép cho Tnh tht bng lai ti lon luân để cho toàn bxã hi xa lánh bi vì không ai có thchp nhn được mt cơ snhân danh vvn đề đạo lý, tu hành ri dy dtrem mà li để xy ra lon luân.”

    Theo ông, việc truy tìm thông tin khám chữa bệnh của ba ni cô là vi phạm quyền nhân thân của họ vì hồ sơ khám chữa bệnh là hồ sơ mật của mỗi người phải được tôn trọng, cơ quan công an cần có phương pháp điều tra thích hợp.

    Luật sư Miếng cũng cho rằng, có thể Công an Long An sẽ tìm lý do nào đó để đình chỉ các vụ án này để “rút lui trong danh dự.”

    Còn theo luật sư Đặng Đình Mạnh, trong quá trình bào chữa cho sáu thành viên của Tịnh thất bồng lai về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ,” nhóm luật sư đã phát hiện cơ quan điều tra đã vi phạm hàng loạt quy trình tố tụng hình sự, không chỉ vậy, công an còn vi phạm pháp luật như dùng nhục hình với bị can, sử dụng chứng cứ giả mạo, thu thập chứng cứ bất hợp pháp, bắt cóc người, và xâm phạm quyền về thân thể đối với thành viên nữ của Tịnh thất Bồng Lai, quyền của trẻ em, quyền công dân đối với những người không thuộc phạm vi điều tra.

    Chúng tôi đã tcáo nhng vi phm pháp lut y đến cơ quan bo vpháp lut ttrung ương đến địa phương. Sau đó, nhng tcáo ca chúng tôi đã trthành chng cứ để điu tra hình sngược li chúng tôi,” luật sư Mạnh nói.

    Với kinh nghiệm từ vụ án này và tham khảo thêm vụ tử tù Hồ Duy Hải liên tục kêu oan tại Long An, luật sư Mạnh khẳng định mi hành vi điu tra ca các cơ quan tiến hành ttng tnh Long An thc hin đối vi Thin Am đều bt hp pháp, không chính đáng và ác ý.

    Luật sư Đào Kim Lân cho rằng việc cung cấp thông tin cho báo chí viết bài về Tịnh thất Bồng Lai nhằm mục đích định hướng dư luận xã hội. Ông nói trong tin nhắn gửi RFA ngày 15/5:

    Nếu mun điu tra ti lon luân và xác định quan hhuyết thng, người ta xét nghim ADN nhng người cn bị điu tra và vic này có thể được thc hin mt cách nhanh chóng, cn gì phi rùm beng thế.

    Các luật sư cũng có chung nhận định rằng, có thể thời gian tới công an tỉnh này sẽ đình chỉ vụ án vì một lý do nào đó như trong vụ án “la đảo chiếm đoạt tài sản 2 năm trước.

    Trước khi điều tra về cáo buộc theo Điều 331, công an Long An đã dựa vào cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” để tiến hành khám xét Tịnh thất Bồng Lai. Tuy nhiên, cho đến nay, vụ án này chưa được xét xử.

    Phóng viên RFA đã gọi điện cho cơ quan điều tra công an tỉnh Long An và số của điều tra viên trong vụ án để hỏi về những nhận định của các luật sư, tuy nhiên không có ai nhấc máy.

    Vì sao báo chí Nhà nước tránh nhắc về “hiện tượng” sư Thích Minh Tuệ? 15.5.2024

    Một vị sư với y áo chắp vá bằng những mảnh vải rách, cầm nồi cơm điện thay bình bát đi khất thực. Hình ảnh nhận diện ông là đầu trần, chân đất, ông phát nguyện bộ hành dọc đất nước để tập học Phật pháp, được người dân khắp nơi tôn kính, dõi theo. Đánh từ khóa “sư Minh Tuệ” trên google search chỉ có một bài viết trên VTCNews nhắc đến ông, với tựa bài “Hãy để cho sư Minh Tuệ được yên thân tu tập”, ngoài ra không thấy các trang web hoặc báo điện tử khác trong nước loan nhắc về ông.

    Sư Thích Minh Tuệ trở thành hiện tượng

    Ông xưng pháp danh là Thích Minh Tuệ, tu theo 13 hạnh Đầu Đà. Không tự nhận mình là sư thầy, không theo một giáo hội nào, cũng không thuyết pháp nhưng hành trình của sư đã thu hút được sự chú ý và mến mộ từ rất nhiều người dân trong nước.

    Truyền thông Nhà nước không nhắc đến ông nhưng hàng chục YouTuber đã đi theo sư Minh Tuệ, ghi lại từng nẻo đường mà vị sư này đi qua. Do đó, nếu tìm kiếm trên mạng, nhiều người sẽ thấy hàng chục video về ông được các trang YouTube hoặc Facebook đăng tải, khiến ông đang trở thành “hiện tượng”.

    Nói về sư Minh Tuệ, ông Thành Đỗ, từng là Trưởng ban nghiên cứu Phật học, giảng viên trường đại học Phật giáo ở Paris, giải thích tại sao vị sư chân chất này đang trở thành hiện tượng:

    “Cái ct lõi của đạo Phật, của một người tu sĩ là “Giới, Định và Tuệ”. Khi một người tu sĩ giữ chặt những giới luật của một người tu sĩ thì cái “Giới” sẽ sinh ra cái “Định” và cái “Định” sẽ sinh ra cái “Tuệ”. 

    Cái “Tuệ” khi mà đã có rồi thì giống như ngọn đèn được thắp sáng trong bóng đêm. Từ xa người ta nhìn thấy ngọn đèn đó sẽ tìm đến. Một vị sư mà giữ “Giới” thật là chặt thì tự nhiên sẽ tỏa sáng và mọi người sẽ đến với ông ta.”

    Mất niềm tin với Giáo hội Phật giáo Việt Nam?

    Một nhà báo trẻ trong nước, không muốn nêu danh tính, nói với RFA rằng đây là phản ứng của xã hội và nó cho thấy rằng người ta đã quá nhàm chán với các vị sư thầy thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam:

    “Các ông thầy ở Việt Nam được hậu thuẫn bởi Nhà nước, nói tầm bậy để thuyết phục cúng dường rồi vẽ ra những chuyện mê tín, điên khùng để thao túng người dân đi vào những hố sâu của mê muội. Cho nên, bản thân câu chuyện thanh bạch và đi hành đạo của thầy Thích Minh Tuệ cho thấy một sự khác biệt rất rõ.

    Và cái sự ủng hộ đối với thầy Thích Minh Tuệ cũng cho thấy thái độ của người dân đối với Giáo hội Phật giáo Nhà nước quốc doanh Phật hôm nay là đã quá chán.”

    Đồng quan điểm với nhà báo này, bà Tố Nga, nhận định thêm rằng sở dĩ sư Thích Minh Tuệ được dân chúng sùng bái là bởi:

    “Có nhiều tăng ni trong hệ thống GHPGVN xảy ra tình trạng kêu gọi phật tử cúng dường quá nhiều nên khi sư Minh Tuệ không nhận tiền cúng dường thì người dân sinh lòng thần tượng. 

    Người dân sống trong một cơ chế chính trị độc tài, giáo dục xuống cấp, tôn giáo cũng bị nhà cầm quyền thao túng nên họ mất niềm tin vào tổ chức tôn giáo của nhà nước, nên khi sư Minh Tuệ xuất hiện với pháp tu tự do, không nhận tiền bố thí thì người dân cảm thấy thầy là chân tu.”

    Nhà nước đang quan sát?

    Dù đông đảo người dân chú ý và theo dõi hành trình của vị tu sĩ này khi mỗi video trên YouTube về sư Minh Tuệ có lượt view từ trăm ngàn cho đến cả triệu, nhưng hệ thống truyền thông chính thống nhà nước, cho đến ngày 14/5, vẫn rất hạn chế loan tải thông tin liên quan. 

    Lý giải cho điều này, một nhà báo trẻ giấu tên cho rằng: 

    “Việc từ chối tham gia một hệ phái do Nhà nước lập ra và thực hiện việc tu tập tự thân không có liên quan đến bất kỳ ai là một điều mà nhà nước hay là Giáo hội Phật giáo Việt Nam không thích, không công nhận.”

    Còn ông Thành Đỗ thì nhìn nhận rằng, chính quyền vẫn đang đứng ngoài cuộc quan sát. Bởi lẽ, theo ông Đỗ, vì số lượng người ái mộ sư Minh Tuệ quá đông nên chính quyền vẫn chưa có động thái ngăn chặn nào. Tuy nhiên, ông Thành Đỗ cho rằng, một khi các sư thầy bên Giáo hội Phật giáo Nhà nước mà lên tiếng thì  tương lai sẽ khó khăn cho vị sư này:

    “Tôi nhận thấy một điều là vừa rồi có những vị sư mà mình hay gọi là sư quốc doanh của Giáo hội Phật giáo Nhà nước bắt đầu đăng đàn và phán như là một bề trên phán xuống là thầy Minh Tuệ làm như vậy là đúng, là sai, là không được quyền, không được phép… Có một ông trắng trợn nhất là Thích Chân Quang còn kêu thầy là “thằng ba trợn”, thì những điều đó rất đáng lo ngại.

    Nhà nước cho tới giờ này vẫn đứng ngoài đứng ngó thôi, nhưng mà khi bắt đầu có một áp lực là nó từ phía bên Phật giáo Việt Nam thì tôi e rằng sẽ dữ nhiều lành ít cho sự Minh Tuệ.”

    Thượng toạ Thích Chân Quang, Phó trưởng ban Kinh tế Tài chánh trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì Chùa Phật Quang từng phát biểu chỉ trích sư Minh Tuệ trong một bài thuyết pháp của mình, thậm chí còn nói rằng mọi người đang sùng bái một “thằng ba trợn mặc áo rách, ôm nồi cơm đi bộ hành”.

    Phát biểu này ngay lập tức nhận được hàng loạt chỉ trích trên mạng xã hội khiến sư Thích Chân Quang phải gỡ bỏ video sau một ngày đăng tải trên YouTube của chùa Phật Quang.

    ****

    Cập nhật: 

    Hôm 16/5, Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng trước hiện tượng này. Theo đó, Giáo hội khẳng định ông Thích Minh Tuệ không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào.

    Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng hành trình bộ hành của sư Minh Tuệ làm ảnh hưởng đến Giáo hội này vì có nhiều Phật tử tập trung đông, cúng thức ăn, vật phẩm... gây dư luận trái chiều.

    Vì vậy, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố thông báo đến toàn bộ Phật tử và liên hệ với chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn hành vi sử dụng mạng xã hội tạo làn sóng dư luận xúc phạm Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

    Mong muốn của lãnh đạo Quốc hội có sát thực tế, hiểu lòng dân? 15.5.2024

    ‘Đà Nẵng phải biến thành chỗ tiêu tiền, thiên đường ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm cho các tỉnh miền Trung, khách du lịch quốc tế.’

    Ông Trần Thanh Mẫn - Phó chủ tịch thường trực Quốc hội đưa ra yêu cầu như vừa nêu khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

    Mong muốn của lãnh đạo phải sát thực tế

    Một người dân sinh sống ở miền Trung không muốn nêu tên vì lý cho an toàn, hôm 15/5/2024 cho RFA biết ý kiến:

    “Đã làm lãnh đạo, dù là cấp nào thì nên nói ít, làm nhiều, nói phải trên cơ sở thực tiễn khách quan chứ nói cho sướng miệng thì ai nói chẳng được! Nhớ hồi ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng, khi đi đến tỉnh nào cũng nổ: nào là phải đầu tàu, nào là phải đi đầu trong lĩnh vực nào đó… nhưng không dựa vào năng lực của địa phương ấy, cuối cùng những lời phát biểu của ông ta trở thành trò cười của thiên hạ.”

    Với “mong muốn” của ông Trần Thanh Mẫn biến Đà Nẵng thành chỗ tiêu tiền, thiên đường mua sắm, vui chơi… Người dân miền Trung này nhận định:

    “Đối với Đà Nẵng, đành rằng thành phố này là một thành phố phát triển năng động, đáng sống, nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế về quy hoạch xây dựng các khu du lịch, vui chơi giải trí của người dân thành phố và khách du lịch. Ngay Bà Nà Hill là một khu du lịch lớn mà việc xây dựng trong khu như một nồi lẩu thập cẩm, không ra gì. Mặt khác, giá cả các sản phẩm du lịch, giá cả hàng hóa cũng còn đắt đỏ thì mua sắm, tiêu dùng ra sao vì du khách đâu phải ai cũng giàu. Làm thế nào để một người dân với mức thu nhập trung bình đến du lịch mới giỏi.”

    Người này cũng cho rằng, nếu tất cả những điều ông Mẫn nói được nằm trong một kế hoạch tổng thể và phân kỳ đầu tư, có lộ trình cụ thể thì còn khả thi, chứ theo kiểu ‘nói lấy được, đánh trống bỏ dùi’ thì ai nói cũng được!

    Đã làm lãnh đạo, dù là cấp nào thì nên nói ít, làm nhiều, nói phải trên cơ sở thực tiễn khách quan chứ nói cho sướng miệng thì ai nói chẳng được!
    -Người dân miền Trung

    Lâu nay, nhiều lãnh đạo Việt Nam khi phát biểu đều mong muốn thành phố này hay thành phố kia của Việt Nam sẽ sớm sánh ngang các địa phương khác trên thế giới… Đơn cử như tại Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển” hôm 27 tháng 6 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khi đó là ông Nguyễn Xuân Phúc đã nói rằng, trong bối cảnh hiện nay Hà Nội sẽ có thể thành trung tâm kinh tế của khu vực. Hay trước đó vào năm 2018, chính ông Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng Hà Nội sẽ sớm đạt được mục tiêu đuổi sát Singapore... Bốn năm trôi qua, hiện Hà Nội đã đuổi sát được Singapore chưa?

    Một ví dụ khác là vào tháng 7 năm 2020, ông Vương Đình Huệ khi đó là Bí thư Thành ủy Hà Nội, phát biểu rằng Hà Nội sẽ trở thành trung tâm khoa học hàng đầu Đông Nam Á. Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, vào tháng 10/2022, cũng từng yêu cầu phải phát triển Đông Nam Bộ thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

    Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay, những yêu cầu trên vẫn được cho là “không khả thi”.

    000_32K794V.jpg
    Ảnh minh họa chụp tại Đà Nẵng trước đây. AFP PHOTO.

    Cần sức bật mới

    Trở lại với yêu cầu Đà Nẵng phải biến thành chỗ tiêu tiền, thiên đường giải trí, mua sắm… của ông Trần Thanh Mẫn, có ý kiến khác cho rằng trong khi du lịch ở thành phố đáng sống nhất Việt Nam vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, đời sống người dân cũng chưa được trở lại như trước đại dịch COVID-19, thì việc vực dậy Đà Nẵng trở thành thiên đường giải trí, mua sắm như Singapore, Thái Lan… là viễn vông!

    Theo Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, trong năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế Đà Nẵng xếp thứ 54/63 địa phương, thấp nhất trong khối năm thành phố trực thuộc trung ương.

    Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Đà Nẵng, không muốn nêu tên vì lý do an toàn, hôm 15/5/2024 cho RFA biết tình hình thực tế tại địa phương:

    “Theo tôi, hiện bây giờ cuộc sống người dân Đà Nẵng đang xuống, đi đâu cũng nghe tiếng than, tiểu thương bán ế, trả mặt bằng khắp nơi, kinh tế rất bất ổn, lãnh đạo chỉ nói mà không làm. Muốn mọi việc đi lên thì trước mắt cuộc sống của dân phải ổn định, kinh tế phải ổn, thì mới cùng nhau đẩy thành phố đi lên được. Du lịch Đà Nẵng cũng không có gì đổi mới để thu hút khách du lịch, một thành phố đáng sống vì sạch và đẹp, nhưng tư duy đổi mới chưa có. Đà Nẵng chưa đủ tầm để phát triển mạnh, tư duy đổi mới nên dựa vào các lực lượng trẻ có tâm và có tầm, chứ không thể dựa vào kinh nghiệm cũ mèm của những lãnh đạo đã lớn tuổi.”

    Theo doanh nhân này, Đà Nẵng cần một sức bật, mà quan trọng hơn là ai sẽ “đẩy” thành phố này “bật dậy” là vấn đề cần phải bàn… Nói về du lịch, người dân này cũng cho biết, không thể dựa hoàn toàn vào du lịch, mà phải đầu tư vào kinh tế, đầu tư các khu công nghiệp, ưu đãi và chính sách rõ ràng cho nhà đầu tư, tạo công ăn việc làm ổn định… thì thành phố mới có thể phát triển theo chiều sâu và lâu dài…

    Không hiểu lòng dân

    Ở Đà Nẵng trong vòng một tháng qua có tới 12 vụ nhảy cầu tự tử do áp lực cuộc sống, tăng gấp ba lần so với những tháng trước. Chứng tỏ tình hình kinh tế đời sống của người dân đang rất khốn khổ và bế tắc.
    -Ông Trần Anh Quân

    Nói về Đà Nẵng, ông Trần Anh Quân, một người hoạt động xã hội ở Sài Gòn, hôm 15/5/2024 khi trao đổi với RFA cho rằng:

    “Ở Đà Nẵng trong vòng một tháng qua có tới 12 vụ nhảy cầu tự tử do áp lực cuộc sống, tăng gấp ba lần so với những tháng trước. Chứng tỏ tình hình kinh tế đời sống của người dân đang rất khốn khổ và bế tắc. Đà Nẵng vẫn đang chịu thiệt hại nặng nề sau dịch bệnh và bị ảnh hưởng bởi tình hình chiến tranh trên thế giới. Tuy nhiên vì trước nay vẫn được tung hô là ‘thành phố đáng sống nhất Việt Nam’ nên lãnh đạo nào tới đây cũng dùng khái niệm này để hô hào dân tuý.

    Thử hỏi ở thành phố đáng sống nhất mà dân vẫn nhảy cầu tự tử thì những thành phố, địa phương khác sẽ như thế nào? Ông Mẫn là người điều hành Quốc hội mà không nắm rõ tình hình đời sống người dân, chỉ giỏi hô hào rồi nói chuyện đao to búa lớn.”

    Theo ông Quân, lãnh đạo quốc hội mà nói chứ không nắm tình hình thì cũng cho thấy Quốc hội này không do dân bầu ra, không đại diện cho người dân và không hiểu được lòng dân.

    Không chỉ người dân mà ngay cả chuyên gia kinh tế cũng cho rằng muốn Đà Nẵng trở thành trung tâm để tiêu tiền thì Chính phủ phải đầu tư phát triển thêm các dịch vụ cần thiết. Điều đó được chuyên gia Kinh tế - Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từ năm 1993 đến năm 2002, nhận định với RFA như sau:

    “Có lẽ ông Trần Thanh Mẫn cho chỉ đạo có tính chất chiến lược tầm xa và trình bày với ngôn từ có tính chất lãng mạn, bay bướm là ‘Đà Nẵng sẽ trở thành một trung tâm để người ta tiêu tiền’… Để làm được điều đó thì tôi nghĩ Đà Nẵng đã có địa thế thuận lợi gần biển, có khí hậu tốt, rất thích hợp… Nhưng Đà Nẵng cần phải phát triển thêm những dịch vụ mà phù hợp với nhu cầu hiện nay. Đồng thời phải phát triển kinh tế số, doanh nghiệp số, chính phủ điện tử… để tạo điều kiện cho mọi thủ tục hành chính có thể được thực hiện một cách nhanh chóng, không mất nhiều chi phí thời gian và tiền bạc.”

    Tin Tức từ RFI

    Tiếng Nói Quốc Tế từ nước Pháp

    Thời sự bằng tiếng Việt trên RFI: các thông tin chính trị, kinh tế, văn hóa và thể thao được phát trực tiếp, nghe đài, xem video và nhiều mục khác trên rfi.fr

    Lãnh đạo Nga, Trung ký tuyên bố chung ''tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện'' 16.5.2024

    Sáng nay, 16/05/2024, (giờ Trung Quốc), tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Bắc Kinh cùng với nhiều nhân vật chủ chốt trong chính quyền, bắt đầu chuyến công du cấp Nhà nước hai ngày tại Trung Quốc. Đây là lần thứ hai tổng thống Nga thăm Trung Quốc chỉ trong vòng sáu tháng và đây là chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông Putin chỉ vài ngày sau khi nhậm chức tổng thống Nga nhiệm kỳ mới.

    Thủ tướng Slovakia bị bắn trọng thương, nghi phạm là một nhà văn 71 tuổi 16.5.2024

    Chiều hôm qua, 15/05/2024, sau một cuộc họp tại Handlova, miền trung Slovakia, thủ tướng Slovakia đã bị bắn trọng thương. Hiện đã qua khỏi tình trạng nguy kịch, nhưng ông Robert Fico vẫn phải ở trong phòng chăm sóc tích cực. Truyền thông Slovakia cho biết nghi phạm là một nhà văn 71 tuổi, nhưng cảnh sát vẫn chưa xác nhận danh tính của hung thủ cũng như động cơ của vụ ám sát hụt này.

    Pháp cáo buộc Azerbaijan kích động bạo loạn ở Nouvelle-Calédonie 16.5.2024

    Sau nhiều đêm bạo loạn ở Nouvelle-Calédonie, bộ trưởng Nội Vụ Pháp hôm nay, 16/05/2024, cáo buộc phe ly khai gây ra bạo loạn là có quan hệ với Azerbaijan. Paris cũng đã triển khai thêm 1000 cảnh sát và hiến binh tái lập trật tự ở vùng hải ngoại này.

    CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT 16.5.2024

    TIN TỔNG HỢP 16.5.2024

    Công nhân châu Á : Động lực thúc đẩy ngành công nghiệp Hungary? 16.5.2024

    Đằng sau những phát biểu mang nặng tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, thủ tướng Hungary Viktor Orban từ vài năm qua đã mở rộng cửa đón hàng ngàn « lao động khách mời » chủ yếu đến từ châu Á. Mục tiêu là nhằm thúc đẩy tham vọng của Hungary đi đầu trong lĩnh vực sản xuất bình điện và xe ô tô điện tại châu Âu.

    Trung Quốc và Cam Bốt tập trận 15 ngày trên bộ và trên biển 16.5.2024

    Trung Quốc và Cam Bốt hôm nay 16/05/2024 bắt đầu môt cuộc tập trận chung kéo dài 15 ngày, trong bối cảnh ngày càng có nhiều quan ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với Phnom Penh.

    Tổng thống Nga công du Trung Quốc : Matxcơva đặt nhiều kỳ vọng vào Bắc Kinh 16.5.2024

    Trung Quốc là nước đầu tiên mà ông Vladimir Putin viếng thăm trong nhiệm kỳ tổng thống thứ năm. Đây cũng là cuộc hội ngộ lần thứ tư với lãnh đạo Bắc Kinh kể từ khi Matxcơva đưa quân xâm chiếm Ukraina. Họp báo sau buổi làm việc với chủ tịch Tập Cận Bình sáng ngày 16/05/2024, tổng thống Putin tỏ lòng « biết ơn » Bắc Kinh đã đề xuất những « sáng kiến nhằm giải quyết vấn đề » Ukraina.

    Chiến tranh Ukraina: Kiev khẳng định chặn được quân Nga ở vùng Kharkiv 16.5.2024

    Kiev hôm nay, 16/05/2024, khẳng định đã phần nào chặn được đà tiến của quân Nga tại một số khu vực ở vùng Kharkiv, miền đông bắc Ukraina. 

    Cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây đẩy Trung Quốc vào thế kẹt ? 16.5.2024

    Trung Quốc và Nga cùng theo đuổi mục đích thiết lập một trật tự quốc tế mới mà ở đó Mỹ không còn đóng vai trò trung tâm, nhưng Bắc Kinh cũng cần hai thị trường lớn là Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu. Phô trương tình bạn vô bờ bến với tổng thống Vladimir Putin nhưng chủ tịch Tập Cận Bình tránh để quan hệ với Washington xấu đi thêm và vẫn muốn tranh thủ cảm tình của các đối tác châu Âu.

    Năm kịch bản tương lai với nước Nga: Từ ''mô hình Pháp''... đến ''hỗn loạn'' 16.5.2024

    Đã hơn hai năm kể từ đầu cuộc chiến xâm lăng Ukraina của Nga, xung đột vũ trang ở cửa ngõ châu Âu chưa có dấu hiệu chấm dứt. Bất chấp các phản đối mạnh mẽ của một bộ phận cộng đồng quốc tế, nước Nga Putin không từ bỏ tham vọng. Trung Quốc, cường quốc kinh tế số hai thế giới, một mặt khẳng định mong muốn thúc đẩy hòa bình, mặt khác lại dành cho Nga nhiều hậu thuẫn to lớn, đặc biệt về quân sự, theo cáo buộc của phương Tây.

    Gruzia: « Luật Nga » đe dọa sự sống còn của truyền thông độc lập 16.5.2024

    Hơn 30 nghìn người Gruzia đã tập trung tại thủ đô Tbilissi tối hôm qua, 15/05/2024, để phản đối luật về chống « ảnh hưởng nước ngoài », đã được Quốc Hội nước này thông qua một ngày trước đó. Luật theo mô hình của Nga này được cho là đe dọa sự tồn tại của các phương tiện truyền thông độc lập và các tổ chức chức phi chính phủ, và ngăn cản việc Gruzia gia nhập Liên Hiệp Châu Âu.

    Pháp : Giải pháp nào cho Nouvelle-Calédonie trước tình trạng bạo lực gia tăng ? 16.5.2024

    Bạo loạn ở vùng lãnh thổ hải ngoại Pháp Nouvelle-Calédonie, vụ ám sát hụt thủ tướng Slovakia Robert Fico là những chủ đề được các tờ báo Pháp quan tâm nhất hôm nay, 16/05/2024.

    Cannes 2024: Megalopolis của đạo diễn Mỹ Coppola tranh giải Cành Cọ Vàng 16.5.2024

    Sau hai giải Cành Cọ Vàng, đạo diễn kỳ cựu người Mỹ Francis Ford Coppola liệu có lập kỳ tích, đoạt thêm giải thứ ba với bộ phim Megalopolis hay không ? Tác phẩm này được công chiếu hôm nay 16/05/2024 và được đánh giá là bộ phim « được chờ đợi nhất » tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 77.

    Singapore có thủ tướng mới 15.5.2024

    Ngày 15/05/2024, phó thủ tướng Hoàng Tuần Tài (Lawrence Wong) chính thức thay ông Lý Hiển Long làm thủ tướng Singapore. Kinh tế gia 51 tuổi là chính trị gia thứ hai không thuộc gia đình họ Lý và là thủ tướng thứ 4 điều hành đảo quốc giàu có kể từ khi giành độc lập năm 1965.

    Tổng thống Nga để ngỏ khả năng đối thoại về Ukraina 15.5.2024

    Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần này sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước hai ngày tại Trung Quốc. Hôm qua, 14/05/2024, trong cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho Tân Hoa Xã, nguyên thủ Nga để ngỏ khả năng đàm phán về Ukraina khi ông tuyên bố hoan nghênh « mong muốn chân thành » của Bắc Kinh trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraina.

    Mỹ sắp cấp hơn 1 tỷ đô la vũ khí cho Israel 15.5.2024

    Chính quyền Hoa Kỳ, hôm qua 14/05/2024, thông báo với Quốc Hội lưỡng viện về ý định chuyển giao vũ khí trị giá hơn 1 tỷ đô la cho Israel, một tuần sau khi tổng thống Joe Biden đe dọa hạn chế viện trợ quân sự cho Nhà nước Do Thái trong trường hợp họ tấn công vào thị trấn Rafah.

    Phái nữ áp đảo lễ khai mạc Liên hoan Điện ảnh Cannes 2024 15.5.2024

    Liên hoan Điện ảnh Cannes lần thứ 77 đã chính thức khai mạc tối 14/05/2024. Thảm đỏ Cannes thêm rực rỡ vì sự xuất hiện của những minh tinh nổi tiếng thế giới Meryl Streep, Greta Gerwig, Juliette Binoche, Léa Seydoux, Eva Green, Jane Fonda… Lễ khai mạc do diễn viên nổi tiếng Pháp Camille Cottin chủ trì. Chủ tịch ban giám khảo Liên hoan Cannes là Greta Gerwig, nữ đạo diễn bộ phim Barbie nổi tiếng.

    Bạo loạn bùng phát tại vùng hải ngoại Nouvelle-Calédonie của Pháp 15.5.2024

    Lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Nam Thái Bình Dương, Nouvelle-Calédonie, đang trong tình trạng “nước sôi lửa bỏng”. Đêm 14 rạng sáng ngày 15/05/2024, hai người đã thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương sau khi bạo loạn nổ ra ở Nouméa và vùng ngoại ô, do dự án cải cách Hiến Pháp được các dân biểu thông qua, nhưng bị những người đòi độc lập bác bỏ.

    Cam Bốt-Trung Quốc thắt chặt hợp tác, Việt Nam lo ? 15.5.2024

    Cam Bốt và Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận chung « Rồng Vàng 2024 » từ ngày 16 đến 30/05/2024. Cuộc tập trận thường niên lần thứ 6 được chú ý đặc biệt do hai nước đồng minh liên tục có những hoạt động thắt chặt hợp tác trong thời gian gần đây khiến các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, quan ngại về khả năng Trung Quốc án ngữ ở cửa ngõ phía nam Biển Đông.

    Bắc Kinh tố Việt Nam chiếm đóng nhiều đảo san hô của Trung Quốc ở Biển Đông 15.5.2024

    Ngày 14/05/2024, một tổ chức nghiên cứu Trung Quốc công bố một báo cáo, lên án Hà Nội trong ba năm qua đã cải tạo và mở rộng đất đai ở Biển Đông nhiều hơn so với bốn thập kỷ trước. Tổ chức này của Trung Quốc còn cảnh báo rằng những hoạt động này của Việt Nam có thể « gây phức tạp và mở rộng » tranh chấp trong khu vực.

    Làm giàu... Uranium
    (by Christian Adams)


    Tiến cử Biden luôn cho rồi!
    (by Gary McCoy)



    hori_bar


    Translate this page: English French German Spanish Vietnam