Translate this page: English French German Spanish Vietnam

Hà Nội và những băn khoăn kéo dài

Bảo Giang

Trong “Hà Nội và cuộc hôn nhân dị mộng” tôi đã phỏng đoán về hai trường hợp trái chiều nhau mà “nàng dâu:” có thể sẽ hành sử khi về làm dâu trăm họ. Một là thủ phận “nàng dâu”, là phụ tá đắc lực của chàng rể để đem an vui, hạnh phúc cho muôn họ. Khi ấy, nàng sẽ có công đức để đời. Hai là làm phù thủy để mưu toan soán đoạt quyền hành của chàng rể, đưa trăm họ vào dường tăm tối xin cho và chuốc lấy tiếng nhơ lâu dài. Chuyện ấy thì nay chưa thể biết được sẽ ra sao. Vì như chính lời một vị thượng khách trong buổi lễ ra mắt của “Tân Nương” là GM Nguyễn chí Linh đã nói trong lúc ngỏ lời chào mừng rằng:

“Không thể phủ nhận được rằng việc bổ nhiệm này đã gây ra một số tranh cãi trong những ngày vừa qua. Có người bi quan cho đó là sai lầm của Toà Thánh Vatican, là dấu hiệu của một Hội đồng Giám mục Việt Nam đang bị phân hoá, bị khuynh loát, thậm chí là một trang sử buồn cho Giáo Hội Việt Nam và cách riêng, cho Tổng giáo phận Hà Nội.”

Không chỉ là lời xác nhận lẻ loi ấy, Ngài còn tỏ ra rất công bằng khi nhận định và nhắc nhở mọi người là:
“… mọi thành phần Dân Chúa đã có cơ hội nói lên nguyện vọng của mình một cách chân thành….

“…dù khác biệt, thậm chí có khi là đối lập, nhưng tất cả mọi quan điểm đều có một mẫu số chung là lòng yêu mến Giáo Hội.

“… Nhưng nếu vì yêu mến Giáo Hội mà chúng ta loại trừ nhau thì không còn gì mâu thuẫn bằng. Khác biệt nhau nhưng vẫn sẵn sàng nhường nhịn, yêu thương nhau, vì một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, đó mới là dấu chỉ chúng ta còn thuộc về Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập.”

Vâng, đó là một dấu chỉ tốt cho ngày “ Tân Nương” ra mắt trăm họ tại Hà Nội. Hoàn toàn khác biêt với những dấu chỉ của HD phản ảnh qua trang web của HDGMVN trước đây.

Thật vậy, mọi đồ đoán đã đi qua. Nay thì “ Tân Nương” đã bước sang tuổi thứ 73, chỉ vài năm nữa là đến tuổi phải xin về hưu, đã chính thức về, và ra mắt trăm họ tại Hà Nội. Khi về, “ Tân nuơng” cũng được đón rước theo đúng những thủ tục, từ hình thức đến nghi lễ, theo như phong tục tốt lành của dân ta từ ngàn xưa. Dĩ nhiên, mọi cuộc “rước đâu” đều diễn biến tùy theo hoàn cảnh và tùy theo thời, mùa. Nó không thể có những hình thức nhất định. Nhưng phần nghi lễ thường là không thể bỏ qua. Hơn thế, hình thức hay nghi lễ của mỗi cuộc “đón dâu” đều nói lên cái ý nghĩa đích thực trong thân phận của ngưòi được đón về. Nghĩa là, trong thủ tục ấy, việc đón nàng chính thất thì nghi lễ sẽ khác, và hình thức cũng thay đổi. Nhưng đón nàng dâu về làm lẽ mọn ( theo kiểu cưới bà hai, bà ba của các quan làng, quan huyện xưa) thì nghi lễ giảm thiểu và hình thức, dù có muốn làm cho trang trọng, tính cách của cuộc đón rưóc cũng không thể trang trọng hơn được.

Sở dĩ, tôi muốn nói đến hình bóng của cuộcđón dâu tại Hà Nội là cốt ý làm cho câu chuyện giảm bớt nặng nề, căng thẳng. Kế đến, nói rõ lên vai trò của GM Nhơn khi ở Hà Nội. Một vai trò đã được ghi rõ ràng là Tổng Giám Mục Phó của Hà Nội. Nghĩa là GM Nhơn, có hàm Tổng Giám Mục ở Hà Nội, nhưng cây gây Giám Mục chăn dắt đoàn chiên vẫn nằm ở trong tay vị chính. Vị phó chưa có quyền chống ngoại trừ hai trưòng hợp. Vị chính đã chết, vị phó chính thức lên thế nhiệm. Hoăc vị chính bị bãi nhiệm (kỷ luật) hay từ nhiệm và đã được Roma ra nghị định do chính đấng Bản Quyền đương nhiệm ấn ký. Hai là được thừa hành bởi vị chính tòa. Theo đó, vị phó có vai trò hoàn toàn khác biệt với vị chính. Nó cũng giống như câu chuyện đời thường trong các gia đình. Mà khởi đầu là chàng rể và nàng dâu và quyền hạn của gia trưởng.

1. Nghi thức nghinh hôn

Nghinh hôn còn gọi là đón dâu. Theo thông báo của TGM Hà Nội. Một đoàn nghinh hôn do GM phụ tá dẫn đầu đã vào Đà Lạt để xin được nghinh hôn, đón “Tân Nương” về Hà Nội. Để đáp lể, Đà Lạt đã lập một phái đoàn gồm các chức sắc cao cấp nhất để đưa “Tân Nương” ra tận Hà Nội, làm lễ ra mắt trước trăm họ cho đủ lễ cả đôi bên. Về thủ tục này, cả đôi bên đã rất tương kính lẫn nhau và đưa đến một cuộc nghinh hôn có ý nghĩa. Và cũng không có điều gì đáng bàn luận đến.

2. Nghi thức cử hành lễ tạ ơn trời đất và ra mắt trăm họ.

Theo chương trình được thông báo, vào 10 giờ sáng ngày 7-502010, tại Nhà Thờ lớn Hà Nội sẽ có thánh lễ Tạ Ơn trọng thể để nghinh đón, chào mừng Giám Mục Phêrô Nguyễn văn Nhơn, người vửa được bổ nhiệm là Tổng Giám Mục phó của Tổng Giáo Phận Hà Nội. Bàn tin này đã làm cho nhiều người chờ đội bằng những ưu tư khác nhau. Hẳn nhiên là chính những người trong cuộc cũng biết rất rõ về những ưu tư này.

Dĩ nhiên, tôi là một trong hàng triệu người dõi mắt theo sự việc từ Nghinh Hôn đến lễ Tạ Ơn ra mắt tân nương vào ngày 7-5-2010. Nhưng đã không có mặt tại tại chỗ trong buổi hành lễ. Trái lại, chỉ có thể theo dõi qua các bài tường trình, các bản băng ghi hình, thu âm hoặc những hình ảnh trên các diễn đàn mà thôi. Tôi xin ghi lại vài nét chính sau:

2.1. Trống phách một nơi, đoàn rước đi một nẻo.

Có một điểm lệch lạc, tuy nhỏ, nhưng xem ra bất tường trong ngày Tân Nương làm lễ tạ ơn Trới Đất và ra mắt trăm họ là trên đường tiến đến lễ đài để cử hành nghi lễ thì trống phách một nơi, đoàn rước lại đi một nẻo.

Sự không ăn nhịp này có thể là vì theo chương trình từ trước. Đoàn rước sẽ đi từ TGM ra khuôn viên nhà thờ rồi tiến vào trong cung thánh bằng cửa chính ở cuối nhà thờ, nơi đã treo sẵn một cái băng rôn với hàng chữ trang trọng chào đón tân Giám Mục Phó Hà Nội. Nhưng đến phút chót, đoàn rước chính phải thay đổi lịch trình. Có lẽ vì số lượng giáo dân đến tham dự thánh lễ qúa đông đảo làm tắc nghẽn lối đi. Hoặc gỉa, vì có qúa nhiều biểu ngữ tự phát, biểu lộ tấm chân tình của toàn thể giáo dân đối vói vị Tổng Giám Mục ở Hà Nội được trương lên cao ở khắp khuôn viên, nhưng không tìm ra lấy một dòng chữ chào đón vị Tổng GM phó của Hà Nội đã là nguyên do để đoàn rước chính phải thay đổi hướng đi. Đoàn đi vào nhà thờ bằng cửa bên hông thay vì cung nghinh vào thánh đường bằng cửa chính ở cuối nhà thờ. Đội kèn, trống dẫn đầu không hay biết sự thay đổi đột ngột này. Kết qủa. trống phách đi một nơi, doàn rước đi một ngả. Đến khi đội kèn chợt nhận ra là ta đánh cho ta nghe, họ cũng không thể quay lại nữa. Bởi lẽ, cửa hông nhà thờ cũng đóng lại ngay khi vị chủ tế là TGM Ngô Quang Kiệt đã vào trong nhà thờ.

Thật là một điều chẳng may! Sự thay đổi dù chỉ là một tiểu tiết nhỏ, nhưng xem ra cũng là bất thường. Điềm bất thường ở đây về mặt hình thức thức tạo ra một sự lộn sộn nhỏ, không ăn nhịp. Nhưng ý nghĩa của nó chắc là không nhỏ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của giáo hội sau 350 ánh sáng dức tin truyền vào mảnh đất này. Hơn thế, ở giữa một thời, người ta được nói là có tự do tôn giáo, mà vị Tổng GM phó với năng quyền kế vị chính tòa, nhưng đã không vào nhà thờ chính tòa bằng của chính trong ngày nhậm chức mà lại vào bằng cửa hông! La, thật lạ. Vào đã bằng cửa hông. Lúc tan lễ lại dùng của phòng áo mà về thẳng TGM thay vì đi xuống chính diện để chúc lành cho giáo dân! Xem ra buổi lễ không có nhiều nét hân hoan. Nói thì như thế, thực ra cửa nào mà chả là cửa… nhà thờ! Cửa nào mà không vào chuồng chiên được, cần gì phải cửa chính?

Rồi người ta sẽ giải thích sự kiện này theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nếu nói về một cuộc hôn nhân. Dư luận dễ coi đây như là một cuộc hôn nhân dị mộng. Hoặc gỉa, là kiểu đón dâu theo lối chạy tang. Nghĩa là làm cho có lệ. Hoặc là làm đám cưới cho bà hai, bà ba theo kiểu các quan làng, quan huyện xưa kia. Nhưng, dù là chính hay là thứ mà không vào bằng cổng chính, trái lại, bằng cửa hông sẽ nói lên một ý nghĩa của tạm bợ, của giai đoạn, không hơn không kém!.

Đã thế, việc vào bằng cửa hông còn làm cho nhiều người liên tưởng đến những chuyến đi của những kẻ được gọi là thủ tướng, chủ tịch nhà nước Việt cộng mỗi khi chúng đến các quốc gia dân chủ tây phương, là nơi tôn trọng Tự Do, Công Lý và Nhân Quyền, thường là được mời đi vào trong bằng nhửng cửa hậu, của hông thay vì cửa chính. Lý do, nơi cửa chính, những lá cờ của chính nghĩa yêu tự do, hòa bình và Công Lý đã chiếm giữ, nên những Triết, Dũng, Trọng, dù có đi bằng những cái bảng hiệu thật kêu thật nổi như chủ tịch nước, thủ tường thì cũng chỉ là làm nhục cho nước vì phải đi vào bằng cái cửa hông, cửa hậu. Tuy nhiên, việc họ không được đón tiếp vào bằng cửa chính, cũng chẳng thể trách ai. Bởi lẽ, họ là những kẻ theo dòng phi nhấn bất nghĩa của Hồ chí Minh, dùng bạo lực tước đoạt đi tất cả những quyền căn bản của con người. Không biết tôn trọng đạo nghĩa, công lý, chúng bị đối sử như thế là phải.

Nhưng, trường hợp “ Tân Nương” của ngày 7-5- 2010 về Hà Nội , liệu có thể bị giải thích theo cùng cách nhìn là: Ở cuối nhà thớ, trước cổng chính ra vào đã có qúa đông đảo người dân mang ý nguyện tự phát, muốn được chết, được nối gót theo chân TGM Kiệt để đi tìm Chân Lý, Sự Thật và Hòa Bình cho cuộc sống. Sự có mặt của họ ở đây là để cùng nhau nói lên ý nguyện của mình mà cũng là ý Trời. Bởi lẽ, người xưa đã nói: Y dân là ý Trời. Theo đó, sự hiện diện và việc nóí lên tấm lòng của họ không phải vì sự tỵ hiềm, không phải vì một định kiến nào. Trái lại, vì niềm tin, vượt qua sợ hãi, họ đi theo đường Công Lý, Sự Thật, Hòa Bình đo vị TGM của họ mở ra. Từ dó, họ không tiếc gì bản thân mình, vì chính Bản Quyền của họ đã xả thân vì đàn chiên. Nhưng vị phó thì sao? Có là một phiền não cho cả đôi bên để ngài né tránh chăng? Nếu không, xin Ngài cứ vào bằng cửa chính!

3. Lời giới thiệu.

Bước hẳn ra bên ngoài mọi dự liệu của nhiều người, TGM Ngô Quang Kiệt đã chứng tỏ một nhân cách lớn, một vai trò lãnh đạo của TGP Hà Nội khi trang trọng và ân cần giới thiệu vị TGM phó của Hà Nội đên tất cả mọi người. Trong lời giới thiệu, Ngài cũng xác minh rõ ràng vai trò của GM Nhơn hiện nay là:”

Suốt năm vừa qua, tôi nghỉ nhiều hơn làm việc. Với lương tâm trách nhiệm, tôi đã đệ trình Tòa Thánh. Và hôm nay, Tòa Thánh đã cử Đức cha Phêrô đến giúp đỡ giáo phận chúng ta.”

Điều này có đánh tan đi một số dư luận cho rằng : GM Nhơn là một người trong phài thuần thục do nhà nước điều khiến, đến để làm cuộc đảo chánh không đổ máu tạì Hà Nội và đẫn đến kết qủa cuối cùng là thực thi nghị quyết của nhà nước Việt cộng là “ bằng mọi gía phải bứng Ông Kiệt ra khỏi Hà Nội” hay không? Hãy chờ xem.

Thêm vào đó, bằng tâm tình cởi mở, TGM Kiệt đã công khai nhìn nhận những băn khoăn của người giáo dân Hà Nội về trường hợp của GM Nhơn là có lý. Ngài nói:

“Có lẽ anh chị em đang băn khoăn tự hỏi: “Không biết Đức cha Phêrô có hiểu chúng ta không”. Anh chị em băn khoăn là có lý. Trong quá khứ, Giáo hội Miền Bắc đã chịu quá nhiều đau khổ. Tổng Giáo Phận Hà Nội đã chịu quá nhiều thiệt thòi. Về phương diện con người sau khi đã trải qua nhiều đau khổ thì cảnh giác là tự nhiên và cần thiết.”

Dĩ nhiên, những khổ đau mà miền bắc phải gánh chịu. Điển hình qua các sự kiện gần đây là vụ TKS, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Đồng Chiêm, ai cũng biết. Nhưng trên tầm nhìn, không phải là việc mất về phần vật chất của những nơi ấy. Nhưng là vì Công Lý, Sự Thật và Hòa Bình đã không được thể hiện trong những cuộc trao đổi với nhà nuớc, trên đất nước này mới là điều đau khổ mà người giáo dân phải gánh chịu và cũng là điều Ngài muốn nói đến. Còn việc người ta băn khoăn, ưu tư về GM Nhơn là những sự việc nào? Có phải là, trong chức vụ là chủ tich HDGMVN, Giam Mục Nhơn đã:

1. Giữ yên lặng tuyệt đối trước cuộc tranh đấu đòi công lý của giáo dân trong vụ việc dòi công Lý và Sự Thật ở TKS, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý…

2. Giữ yên lặng tuyệt đối khi tám giáo dân Thái Hà bị bắt và bị dưa ra trước tòa án bất lương tại Hà Nội.

3. Hoàn toàn giữ yên lặng khi hai vị LM bị đánh bất tỉnh trong vụ nhà thờ Tam Tòa.

4. Thay mặt HDGMVN trả lời thư của Nguyễn thế Thảo yêu cầu thuyên chuyển TGM Ngô quang Kiệt ra khỏi Hà Nội bằng một hình thức vô thưởng vô phạt: “ TGM Ngô Quang Kiệt không làm diều gỉ trái Giáo Luật” Nguyễn thế Thảo có khiếu nại TGM Kiệt vi phạm diều khoản nào của Giáo Luật đâu mà trả lời như thế nhỉ?

5. Sau kỳ họp thường niên của HDGMVN tại Xuân Lộc, GM Nhơn đã dẫn phái đoàn GM ra chào thăm và tường trình sự việc cho Nguyễn Tấn Dũng và nghe Dũng đặt vấn đề về TGM Kiệt?

6. Chủ xướng hoặc ra lệnh cho ban biên tập Web HDGM viết bài : “Lên tiếng hay không lên tiếng“ như là tiếng nói chính thức của HDGMVN trong vụ Thánh Giá Đồng Chiêm. Bài viết này được đánh gía như một qủa bom nguyên tử dội xuống trên cánh Đồng Chiêm, nơi Thánh Gía bị nhà nước đập phá và con chiên bổn đạo vì Thánh Gía mà bị đánh đập tàn nhẫn. Nó còn được coi là trái bom cuối cùng thả xuống Hà Nội để báo cho vị TGM ở đây biết rằng. Ngài nên làm theo yêu cầu của nhà nước hơn là việc HD sẽ lên tiếng và đứng về phía Ngài. Sau qủa bom này, TGM Kiệt biết rằng điểm tựa từ trong cơ cấu HDGM đã không còn. Nên chuyện ra đi chỉ là trong sớm tối?

7.Vào giữa lúc chuyện khai thác Bauxite như vạc dầu xôi trên toàn quốc, mọi thành phần, mọi giới đều lên tiếng phản đối kế hoạch tàn ác này của nhà nước Việt cộng. Nhưng theo tin trên đài, GM Nhơn đã tổ chức đón rước Nguyễn tấn Dũng tại toà GM Đà Lạt với lễ nhạc của vùng thượng và thiếu nhi đàn chào nhân dịp Dũng đi tham quan vùng khai thác Bauxite Đắc Nông, Viêc đón tiếp này đã gây ra rất nhiều phản cảm, bất lợi cho chính GM Nhơn?

Bằng ít nhất bấy nhiêu công việc trong thời gian qua, Ngài đã tạo ra nổi băn khoăn, thắc mắc cho giáo dân chăng? Làm sao để hóa giải những băn khoăn này?

4. Hôn ước như lời giao huấn:

Nhưng vượt lên trên tất cả những băn khoăn của mọi người. TGM Kiệt đã giải thích rồi công khai hóa “ hôn ước” giữa một vị Giám Mục với địa phận của mình là: “Khi nhận một giáo phận, vị giám mục phải suốt đời gắn bó yêu thương giáo phận đó. Vì thế, từ hôm nay, TGP Hà nội trở thành quê hương của ngài. Anh chị em trở thành gia đình của ngài. Vui buồn của anh chị em là vui buồn của ngài. Nguyện vọng của anh chị em là nguyện vọng của ngài. Từ nay ngài không chỉ đồng cảm hay đồng hành với anh chị em nhưng sẽ đồng sinh đồng tử với anh chị em, với giáo phận. Vì thế anh chị em hãy chào mừng ngài”.

Dĩ nhiên, đây là lời của TGM Kiệt, lời của một Mục Tử nhân hậu đã từng sống thác với đoàn chiên của mình. Không phải là lời đoan hứa của GM Nhơn vơi Hà Nội. Theo đó, đoạn nói này được hiểu như là một lời giáo huấn, như một lời căn dặn, chỉ bảo chân tình cho “Tân Nướng” khi nàng vừa bước chân về giang sơn nhà chồng theo như ca dao: “Dạy con từ thuở còn thơ, Dạy vợ từ lúc bơ vơ mới về”. Nhưng “ tân nương” có nghe theo lời khuyên nhủ này hay không lại là một chuyện khác. Tuy nhiên, dù có nghe theo hay là không, lời nói này còn được hiểu như một điều kiện cần có và đủ để cho đôi bên, “Tân Nương” và giáo dân tiếp nhận nhau. Tiếp nhận bằng thực tế vì chính TGM Kiệt đã nhấn mạnh trong đoạn kết là “ vì thế, anh chị em hãy chào mừng Ngài.” Nghĩa là, nếu GM Nhơn chấp nhận và thi hành lời căn dặn của TGM Kiệt thì giáo đân mới chào mừng Ngài!

Vâng, giáo dân sẽ chào mùng Ngài và tiếp nhận Ngài, nhưng không phải là tiếp nhận và chào mừng Ngài theo cái lối mòn xưa kia của Ngài. Nhưng phải là hướng đi mới. Hướng đi tìm Công Lý, Sự Thật và Hoà Bình mà TGM Kiệt và giáo dân Hà Nội đã mở ra, đã gắn bó bằng chính máu và nước mắt cũng như lao nhọc của mình. Như thế, hướng đi ấy có thê trờ thành một điều kiện cho Tân Nương. Ngoài hướng đi ấy ra, sự tiếp nhận nhau không dễ dàng gì.

5. Lời dặn dò

Trong bữa tiệc ly, sau khi rửa chân cho các đầy tớ. Đức Ki tô đã dặn dò các môn đệ rằng: “Các ngươi gọi ta là Thày là Chúa, phải lằm. Vậy nếu ta là Thày, là Chưa, mà đã rửa chân cho các ngươi, thì các ngươi cũng phải rửa chân cho nhau” ( Yn13:13-15) Đó có thể là lời dặn cuối mà Đức Kitô để lại cho các môn đệ. Bởi sau dó, Ngài đã bị giao nộp cho quân dữ và chúng đã đóng đinh Ngài.

Nay trong lời giới thiệu Giám Mục phó với dân thành Hà Nội. Sau khi đã mở ra một hướng đi trong sáng cho Tân Nương, hoặc gỉa, là một điều kiện cho người còn ở lại phải làm khi tiếp nhận vai trò Giám Mục của Giáo phận. Ngài lại quay sang phía giáo dân khốn khổ mà rằng:” anh chị em hãy yêu mến ngài như đã yêu mến tôi. Vì tôi đau yếu, ngài sẽ thay mặt tôi đảm trách những công việc của giáo phận, anh chị em hãy vâng phục ngài như đã vâng phục tôi”.

Vâng, điều đó không khó. Nếu như người mới đến cũng cùng đi chung bước đi của Ngài và của dân thành Hà Nội thì con tim của Hà Nội cũng thuộc về người mới. Nhưng không chỉ bằng lời nói, mà còn phải là hành động nữa. Không phải chỉ là đồng cảm. Nhưng là sống thác bằng chính những thể hiện qua việc làm. Lịch sử đã chứng minh rằng, giáo dân không bao giờ ích kỷ và cũng không bao giờ sợ hãi. Nếu GM Nhơn cũng sống thác vì đoàn chiên, lẽ nào đoàn chiên không nghe theo tiếng nói của Ngài?

Nhưng trên hết, đây có phải là lời dặn dò từ biệt như trong bữa tiệc ly xưa không? Đó chính là một giao động lớn, là tâm điểm của mọi thắc mắc, của mọi băn khoăn mà giáo dân hôm nay chưa tìm ra lời giải.

Khi chưa tìm ra được lời giải đáp. người giáo dân chỉ còn một ý nguyện cuối, có lẽ họ đã viết trong thỉnh nguyên thư dâng lên cho TGM Kiệt là xin Ngài ở lại. Bởi lẽ, khi người cha gìa ở trong gia đính không còn đủ sức khoẻ làm việc để nuôi sống đàn con, thì sự còn hiện diện của Người chính là sự sống sum vầy của đàn con! Hơn thế, chính Ngài đã minh định là: “Khi nhận một giáo phận, vị giám mục phải suốt đời gắn bó yêu thương giáo phận đó”

Chẳng lẽ, đây chỉ là lời dặn dò người khác thay cho lời từ biệt của TGM Ngô quang Kiệt?

Nhìn chung, thật tiếc cho một chuyến về. Tân nương đã không tận dụng được giây phút banđầu để tạo niềm tin cho người ở Hà Nội. Trái lại, sự việt như lẩn trách, không đám đối diện với giáo dân, trước hết là những con chiên. Họ dù có xốc nổi thì cũng là những người hết lòng yêu Công Lý, Sự Thật và Hoả Bình. Sự bày tỏ cảm tình của họ là một việc làm đúng đắn. Nếu Ngài né tránh đàn chiên thì Ngài sẽ chăn dắt đàn chiên của Chúa, mà như lời Ngài nói là Ngài về đây vì vâng phục thánh ý Chúa, ra sao và bằng cách nào? Luật của yêu thương là luật phát tự tâm. Là con đường đáp trả từ hai phía, không thể dùng… cây Gậỳ Mục Tử mà mà áp dụng được! Không thể dòi buộc người khác phải thương yêu qúy trọng mình, khi chính mình tìm cách né tránh những sự thật trước mặt. Theo dó, nỗi băn khoăn của người giáo dân Hà Nội nói riêng, và người công giáo Việt Nam nói chung, có lẽ còn kéo dài..

Bảo Giang




» more Cartoon Collections


» more Cartoon Collections