Nhiều đêm rồi, tôi mất ngủ. Mà có lẽ không phải chỉ có một mình tôi mất ngủ. Nhưng là cả Thái Hà, Hà Nội, Tam Tòa, Long Xuyên đều thao thức. Hơn thế, cả làng, cả nước và cả hải ngoại, đêu hoang mang, rúng động về bản tin chưa biết thật hư: Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, Giuse Ngô Quang Kiệt đã làm đơn từ chức? Sau cơn rối loạn ở trong lòng là từng loạt điện thoại reo vang. Reo vang trong bất thường, thao thức:
- Chuyện có thật hay không? - Ngài bỏ dân chăng? - Những ai đã tra tay bắt Đức Kitô? - Thầy đi đâu? Chẳng lẽ vì một cuộc trao đổi?
1. Chuyện có thật hay không?
Cho đến nay, chưa có một giới chức có thẩm quyền nào ở Rome cũng như trong HDGMVN, hay chính Ngài lên tiếng xác nhận hay bác bỏ bản tin này. Sự yên lặng này làm cho lòng người thêm đau đớn hơn là phải nghe, nhận sự thật! Bởi lẽ, niềm hoài nghi càng lúc càng lớn lên thì niềm tin và hy vọng càng thu nhỏ dần lại cho đến khi gục ngã, vì không còn điểm tựa!
Tuy nhiên, hầu hết mọi ngưòi đều cho rằng, đây chỉ là một đòn tối độc của cộng sản, tung ra nhằm mục đích phân rẽ hàng ngũ Giáo Hội Công Giáo Việt Nam để chúng dễ bề lợi dụng, và cũng là những bản tin để cứu chúng ra khỏi cơn lốc Tam Tòa và cuồng phong Bauxite. Tuy thế, bản tin đồn thổi này cũng nên được coi như là một điềm báo trước, nếu Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt là HDGMVN không có được tiếng nói chung, rõ ràng minh bạch về các vấn đề nhân quyền, công lý và quyền tự do tôn giáo bị xâm phạm tại Việt Nam. Trái lại, mỗi người cứ riêng một phận, thủ bình, thì rồi ra sẽ là một tai họa lớn cho uy tín của giáo hội. Bởi lẽ, cộng sản sẽ không từ bỏ bất cứ một cơ hội nào, một hình ảnh nào để trục lợi, để phá hoại đất nước, phá hoại các tôn giáo trong lúc chúng lâm vào cảnh cùng đường.
2. Ngài bỏ dân chăng?
Năm 1999, Linh Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đưọc Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục Lạng Sơn, là quê hương của Ngài khi mới chào đời. Đó là Niềm Tin và Hy vọng, nhưng nhiều người đã dự đoán là bước đường của Ngài gặp khó khăn nhiều hơn là bước lên mây. Bởi lẽ, Lạng Sơn, tuy là một Giáo phận có nhiều giáo xứ sinh hoạt từ rất lâu rồi, nhưng vì nhiều biến cố, từ thời chiến tranh đến cuộc vận hành chống phưong bắc, Giáo Phận chỉ còn lại cái tên hơn là những cơ sở còn sống. Thật vậy, cả một Giáo phận chỉ còn mỗi một Linh Mục già yếu và một bà sơ đã ngoài tám mươi. Các cơ sở của các giáo xứ, họ đạo trong giáo phận thì nơi làm chuồng bò, chuồng trâu, nơi làm nhà kho của hợp tác xã, có khi làm cả hai nhiệm vụ cùng một lúc. Giáo dân thì như chiên lạc đàn và sống đạo bằng cách truyền khẩu! Riêng nhà thờ chính toà của địa phận nơi Giám Mục trẻ đến nhận nhiệm sở thì khi bước vào chỉ thấy màn giăng nhện bám. Khi dâng Thánh Lễ, chỉ ngại trời mưa đổ tháo nưóc xuống và làm cho cái mái nhà kia đổ xuống theo bất cứ lúc nào! Rồi tháp chuông của nhà thờ Chính Tòa là cây nhãn có tuổi ở phía sân. Trên một cành nằm xiên ngang của nó có treo một cái chuông nhỏ với một cái giây thòng xuống gần chạm đất. Lâu rồi cũng không có người giật! Tuy thế, hôm nay nó lại vang tiếng, như báo hiệu một cuộc hồi sinh của Lạng Sơn.
Vâng, Lạng Sơn đã hồi sinh bằng một cách rất con người. Sáng sáng, tiếng chuông bắt đầu vang vọng, mời gọi con người trong cõi nhân gian hướng lòng về trời cao mà mơ ước niềm vui lớn. Ai giật chuông để tạo niềm tin thế? Giám Mục Ngô Quang Kiệt đấy! Rồi chiều đến, chị nữ tu ngoài bát tuần có được một bữa cơm ngon. Ai nấu cơm đấy? Lại cũng Giám Mục ngô Quang Kiệt! Lạ quá, hôm nay trong nhà thờ có tiếng hát ngân nga, ai tập hát đấy? Thưa rằng chính Ngài Giám Mục là ca trưởng đấy. Và còn hơn thế nữa, có phải vị Giám Mục ấy chỉ dâng thánh lễ và làm bấy nhiều việc ở một nhà thờ Chánh Tòa đâu, nhưng Ngài phải phân thân, làm các công việc ấy trong ít nhất 6 Giáo xứ nằm rải rác, cách xa nhau thuộc các tỉnh Cao Bắc Lạng trong một tuần! Tuần này ở đây thì tuần sau ở những nơi khác. Có lẽ, không có một vị Giám Mục Việt Nam nào dám làm những công việc “vinh hoa” như thế bao giờ! Mừng chưa? Cả rừng núi Lạng Sơn đã vang lên khúc ca rạng Niềm Tin từ đôi chân đạp trên sỏi đá, gai góc đến rướm máu của vị Giám Mục “Chạnh Lòng Thương”
Nếu gian lao vất vả ở Lạng Sơn không làm khó được vị Giám Mục trẻ, thì Hà Nội chính là nơi thử thách lòng kiên trung của Ngài vì đàn chiên.
Nếu vùng đồi núi, sỏi đá, chông gai Lạng Sơn, có thể làm rướm máu chân người mục tử, nhưng không thể cản được buớc chân của Ngài trên đường gieo Chân Lý, thì Hà Nội, dẫu có muôn ngàn cuồng phong, khủng bố, sẽ là nơi thu hoạch Công Lý cho đầy vào kho lẫm. Để từ Hà Nội, nguồn an vui, hạnh phúc sẽ chảy đến cho mọi nơi, mọi người.
Thật vậy, sách xưa kể lại rằng, khi Đức Kitô tiến vào thành Jerusalem, người ta đổ túa ra đường, kẻ thì mang theo cành lá, lại có người trải áo ra trên đường cho ngài đi qua, và tung hô Ngài là vạn tuế con vua Đa Vit, rồi muốn tôn ngài lên làm vua. Người đời làm thế và cho rằng đó là một cuộc vinh hoa, và phen này Ngài lên làm vua thì thế nào ta cũng kiếm được chút anh lợi! Nhưng không, dù là Vua trên muôn Vua, Ngài không lên ngai vua, mà là vào trong đền thờ để giảng lẽ Công Chính và giảng Sứ Điệp của nước trời cho muôn dân. Rồi, “Khi Đức Giêsu vào Đền thờ , Ngài xua đổi hết những kẻ bán và buôn trong Đền thờ ra… Ngài bảo bọ rằng” Nhà của Ta sẽ là nhà cầu nguyện, còn các ngươi làm nó thành hang trộm cướp”! (Mt.20.12,13).
Việc nhiệt thành cho nhà Chúa, cho muôn dân của Ngài lại đụng chạm đến quyèn lợi của trần thế, và của cả các thầy tư tế, và các nhóm biệt phái nữa. Nên biết, Tư Tế là giai cấp mũ cao áo thụng, chính ra phải tiếp tay với Ngài để lo phụng vụ Thiên Chúa và con người theo lý của Công Chính. Nhưng không, có thể vì quyền lợi riêng, cách nhìn riêng. Hoặc gỉa, nghe theo lời nhóm biệt phái, cũng có thể vì tự ái hoặc vì không được dân chúng ưa chuộng, nên nhóm biệt phái và các thưọng tế này đã họp nhau lại và đưa ra một nghị quyết rằng: ” it is better for one man to die for the people, than for the whole nation to be destroyed.” John 11:50. ( Cai Pha nói: Thà rằng để một người chết, còn hơn là để toàn dân bị hủy diệt! ). Sự thật là chẳng bao giờ có sự kiện toàn dân bị hủy diệt. Nhưng có thể vì lòng ghen tương, muồn loại trừ ảnh hưởng của Ngài giữa công chúng mà họ nói ra như thế.
Khi nghe bản tin ấy, Đức Ki Tô vẫn ở trong đền thờ rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó và chia xẻ cuộc sống đích thực trong lẽ công chính với đàn chiên. Có kẻ lo lắng báo tin cho Ngài, nhưng Ngài cũng đã biết trước rồi. Và còn biết rõ cách chết như thế nào. Ngài bảo: “ Ngài phải đi Jerusalem và chịu nhiều đau khổ vì hàng niên trưởng và các thượng tế và hàng ký lục và bị giết đi và ngày thứ ba sẽ sống lại”. Nghe thế, Phêrô kéo ngài lại phìa mình, lên tiếng can gián ngài: “Thiên Chúa thương, có lẽ nào như thế đưọc” Ngài quay lại” Hãy lui ra, hỡi satan! ngươi là cớ vấp phạm cho Ta, vì ý tưởng của ngươi không phải là ý tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.” Mt.17: 21-23).
Nay trở về thành Hà Nội, xem ra vị TGM “Chạnh Lòng Thương” ở đây cũng đang rơi vào tình trạng na ná với trường hợp của Thầy Chí Thánh khi xưa? Ngài vào thành chắc không phải để lên Ngai Tòa Giám Mục mà hưởng vinh hoa, nhưng là vào đây để rao giảng tin mừng và đem lẽ Công Chính đến cho đàn chiên. Vì thế, Ngài thúc dục đoàn chiên hảy cầu nguyện, cầu nguyện liên lỷ để có được hòa bình và Công Lý. “ Nếu ai vì cầu Nguyện mà phải đi tù, tôi xin đi thế cho họ” và rồi hơn thế nữa. Ngài đã bước vào giữa công đường, vào giữa hội nghị với nhà cầm quyền, và công khai lên tiếng đòi lại Công Bình, Công Lý, Tự Do cho người dân ”Tự Do tôn Giáo là một cái quyền của con người chứ không phải là một ân huệ xin cho”
Khi nghe những lời chân thật ấy kẻ không muốn tìm biết Công Lý, Sự Thật thì nổi cơn điên. Chúng đấu tố Ngài, phỉ báng Ngài, bôi lọ Ngài và tìm cách hạ bệ Ngài. Nhưng muôn dân đang hướng đi theo đường công chính thì hàng hàng, triệu triệu đôi chân vững tiến theo Ngài. Ngài được lòng toàn dân. Hơn thế , thành biểu tượng cho một Niềm Tin trong Tự Do và Công Lý, một hơi thở và một sức sống mói của dân tộc, không một ai muốn rời bỏ Ngài. Nhưng Ngài lại mất lòng nhà nước và những kẻ biệt phái!
Liệu Ngài có bỏ Hà Nội, bỏ dân bơ vơ như lời khuyên của Phêrô không? Hay Ngài sẽ theo gương Thày Chí Thánh mà trả lời những lời khuyên can rằng” Satan, hãy lui đi” Đoạn kết ra sao, chưa có câu trả lời. Phần tôi, tôi tin rằng:
Ngài không về Hà Nội để tìm vinh hoa thì những cơn mưa lũ lụt, bạo tàn, khủng bố ở ở Hà Nội không thể ngăn được bước chân của Người đến với đàn chiên. Trái lại, sắn quần lên mà đi! Đi trong tiếng hát, Đi trong Niềm Tin Công Lý soi đường. Và rồi ” Nếu ai vì cầu nguyện mà bị đi tù thì tôi sẽ đi thay cho họ”. Lời nói ấy và những việc làm của Ngài đã cho thấy rằng, Ngài là vị Mục tử đã chọn cho mình hướng đi hy sinh vì đàn chiên. Với những dấu chỉ như thế, người ta có thể tin vào một kết luận là: “ He is a Man can be destroyed, but not defeated “ dịch một cách rất thoáng để cho dễ hiểu là: Ngài có thể bị giết, chứ không thể bị khuất phục!( bởi bao tàn)! Nói cách khác: Ngài có thể chết vì Sứ Mênh được trao phó, chứ chẳng bao giờ tự ý bỏ thành. Nghĩa là Ngài sẽ chằng bao giờ tự ý từ chức vì lý do này, hay lý do khác mà ra đi để làm vừa lòng kẻ gian ác và những ghét ghen.
3. Những ai đã nhúng tay vào việc bắt Đức Kitô?
Hẳn nhiên những ngưòi chủ mưu là những thầy tư tế và biệt phái vào lúc bấy giờ. Riêng phán quan Philatô đã biết rất rõ, chỉ vì lòng ghét ghen mà họ trao nộp Ngài và muốn nhờ quan giết Ngài, nhưng Philatô lại không dám cứu Ngài. Nói cách khác, nhà cầm quyền lúc bấy giờ không có động lực để bắt Ngài, nhưng bị ép buộc phải làm nhiệm vụ quan tòa vì áp lực của các thầy tư tế, nhóm biệt phái và bọn côn đồ, đầu gấu giả dạng trong dân. Về điểm này, chuyện của thành Hà Nội hôm nay xem ra có chiều hướng trái ngược khi xưa. Bởi vì:
1. Nhà cầm quyền cộng sản đương cuộc sẽ là một thủ phạm đáng ngờ nhất. Hãy nhìn phương cách Việt cộng đấu tố Ngài qua các hệ thống phát thanh truyền hình cũng như những vận động của viên chủ tịch UBND/TP với các phái bộ ngoại Giao tại Hà Nội sau ngày 20-9-2008 thì thấy rõ được ý định muốn giết người của nhà nước Việt cộng. Tuy nhiên, việc giết Ngài không phải là chuyện dễ. Bởi vì hôm nay là ngày của thế kỷ 21, ngày mà chế độ cộng sản đã gần hoàn toàn bị tiêu diệt trên thế giới, Ngày mà những Stalin, Hồ chí Minh không còn được những cái loa tuyên truyền của các tín đồ cộng sản cuồng tín đánh bóng như những nhà cách mạng, giải phóng dân tộc nữa. Trái lại, họ đã bị sách sử bóc trần ra trước ánh sáng Công Lý như là những tên đồ tể của nhân loại. Và nay là thế kỳ 21, không phải là thời vàng son của cây mã tấu và chính sách bịt mắt người giữa ban đêm của những năm 1945 nữa. Nên ý định giết Ngài bằng dao mã tấu là bất khả thi. Đã không thành công còn tự rước hoạ cho bác và đảng! Tuy nhiên, nếu dừng lại tại điểm khó này thì còn gì là vinh quang của nhà nước, còn gì là trí tuệ của đỉnh cao Việt cộng, nên nhà nước phải vận dụng sáng tạo để thúc đẩy tiến trình giết người qua bàn tay của bọn biệt phái, của con thuồng luồng quốc doanh bằng kế hoạch: Mượn dao giết người.
2. Nhờ những anh em đồng đạo của Ngài? Những người được gọi là anh em đồng đạo của Ngài có thể được chia ra thành ba nhóm riêng biệt. Cấp lãnh đạo trong HĐGMVN, cấp đoàn chiên và cấp lãnh đạo ở thành Roma.
a. Cấp đoàn chiên: Với những người này, có thể nói một cách không ngoa rằng: TGM Ngô Quang Kiệt không chỉ là một biểu tượng cho cuộc đi đòi Công Lý và Tự Do nhưng còn là Lòng Tự Hào, là hơi thở là lẽ sống của dân tộc. Họ có thể hy sinh vi Ngài, chứ không bao giờ dám có ý định mạo phạm đến Ngài dù chỉ là một câu nói, một cử chỉ để bôi lọ Ngài. Hãy nhìn các biểu ngữ do dân chúng tự phát trong ngày lễ tấn pgong Giám Mục ở Phát Diem thì hiểu được lòng dân chúng đối với Ngài.
b. Cấp lãnh đạo ở Rome: Tôi tin rằng, cấc vị lãnh đạo ở Rome sẽ không can dự vào việc chém tướng ở thành Hà Nội. Nếu có cũng chỉ là vai trò của philatô mà thôi. Lý do, không gõ, thì cửa không mở ra. Nhưng trước khi mở ra cũng phải xem là ai đang gõ! Nghĩa là, không ai mở cửa nhà cho kẻ cướp vào bắt con mình. Cũng thế, khi có đề nghi thay đổi một chính tòa, theo LM Nghị, cũng phải qua những tiến trinh điều tra rất lâu dài, và phải qua các ủy ban điều tra độc lập. Hơn thế, phải nêu lên được những sự vi phạm về Tín Lý cũng như là Giáo Lý của Giáo Hội.
Theo tinh thần này, Việt cộng sẽ không bao giờ có thể thành công trong việc gõ cửa thành Vatican, tạo áp lực để Vatican ra lệnh trảm tướng ở Hà Nội. Nói cách khác, chỉ có những kẻ ngu ngốc mới nghĩ rằng nhà nước Việt cộng đang ở thế trên tay đôi với Tòa Thánh Roma, nên Tòa Thánh phải nghe theo những yêu cầu của VC. Nên nhớ rằng, việc thiết lập ngoại giao bình thường với Hà Nội, Giáo Hội rất quan tâm, tích cực. Nhưng không quan trọng bằng việc giữ vững niềm tin cho đoàn chiên của mình. Ngay cả khi đọc lại lá thư của Đức Hồng y Berstone viết gởi ĐTGM Ngô Quang Kiệt vào đầu năm 2008, cũng không đem theo một chỉ dẫn nào về sự kiện sẽ trảm tướng ở thành Hà Nội. Trái lại, Ngài lo sợ kẻ cùng đường, nổi cơn điên, làm đổ máu người vô tội nên ngài có ý đi vào tiến trình hòa giải để chờ chúng tự hủy diệt trước khi có khả năng làm đổ máu dân chúa mà thôi. Nên theo chiều hưóng này, dù có gài người cách mấy đi chăng nữa, Việt cộng sẽ không bao giờ có thể làm áp lực được Vatican trong việc điều vị TGM thành Hà Nội đi nơi khác.
Nhưng cửa được gõ từ những cánh tay biệt phái nối dài thì sao?
c. Cấp lãnh đạo trong HĐGMVN: Có thể nói ngay rằng, đây là nỗi lo lắng lớn nhất trong tim lòng của người giáo dân Việt Nam vào lúc này. Nói cách khác, mọi thành phần dân thánh Chúa, dù có hiểu biết về giáo luật hay không, khi nghe đến bản tin vị TGM Hà Nội có thể sẽ phải ra đi, hầu hết đều nghĩ ngay đến Hội Đồng GM và các thành viên trong HĐGMVN là nguyên cớ cho cuộc ra đi này
Tại sao lại có cái tư tưởng kỳ lạ, đau đớn cắt lòng ấy hiện ngay lên trong trí khôn của mọi người?
Thật ra thì cũng không khó hiểu lắm. Hơn thế, sự hoài nghi ấy là có cơ sở dẫn chứng. Sự yên lặng một cách thái quá của Hội Đồng Giám Mục là một chỉ dẫn rõ nét nhất.
Thật vậy: qua những tiến trình mang tính cách lịch sử của giáo hội Công Giáo VN như những vụ TKS, Thái Hà và rồi Tam Tòa. Chỉ một mình đức TGM Hà Nội nói lên ngôn ngữ của Công Lý, ngoài ra là một sự im lặng hầu như tuyệt đối từ phía HDGMVN. Chính sự yên lặng của HDGMVN đã làm khai mở ra những dấu hỏi, tăng thêm nỗi nghi ngờ trong ánh mắt của người giáo dân đặt lên trên từng vị và dần lên trên cả HDGMVN. Họ không biết đâu là đường đi, đâu là điểm đến. Tệ hơn thế.
d. Nhóm biệt phái: Sự giữ yên lặng thái qúa và lâu dài của HĐGMVN đã tạo ra địa bàn hoạt động rộng lớn cho bọn biệt phái (quốc doanh hay Iscarios) với những cái tên: Trương bá Cần, Huỳnh công Minh, Vương đình Bích, Trần văn Khóa, Phan khắc Từ, Trần thiện Cẩm… từ thân phận “biệt phái”, “pharisiêu” bị người đời trách móc, lên án, trở thành những chuyên viên móc ngoặc, chạy mánh của nhà cầm quyền để bẽ vời ra chính sách xin cho của GH.
Dĩ nhiên, nhà nước Việt cộng chẳng ưa gì nhóm này, nhưng cũng sẵn sàng dùng tiền nuôi vỗ béo để chúng tiếp tục phá hoại Công giáo theo chính sách của đảng và nhà nước đã đề ra. Từ đó, nhóm biệt phái, lợi dụng thế lực của cộng đảng để thành những chuyên viên móc nối, chỉ đạo cho một sách lược xin cho, ( giáo dân xa lánh và chỉ đích danh họ, như là những Iscarios) nhưng lại có thể có nhiều vị lãnh đạo đã vô tình bước vào vòng kềm tỏa của những cái vòi bạch tuộc này mà không hề hay biết, để tình cha con trong nhà mỗi ngày một thêm rạn nứt, mất niềm tin.
Rồi sự yên lặng cũng tạo cơ hội cho bọn biệt phái khai mở ra những bản tin: Người này coi như được nhà nước chuẩn cho về đây và người kia thì phải ra đi. Người này yên lặng thì được lòng nhà nước, muốn xin gì cũng dễ, người kia thì không! Hoặc gỉa, vị LM này có điểm với nhà nước, vị kia, tài ba đạo hạnh lắm nhưng …. nhà nước không đồng ý! Kết qủa, ai được chọn lên làm Mục Tử thì cũng bị nhóm này tung tin là có điều kiện với nhà nước. Và sự giữ yên lặng của các Ngài sau đó, càng chứng tỏ cho điều chúng tuyên truyền kia là có cơ sở để tạo ra những nghi kỵ. Riêng việc có điều kiện gì hay không, thì không ai biết.
Tại sao lại có những bản tin như thế loan truyền trong mọi giới, mọi cấp của Giáo Hội được nhỉ? Chẳng lẽ Công Giáo đã bị nhà nước khống chế bằng những cái vòi thuồng luồng của bọn biệt phái thật?
Câu trả lời chưa ai giải đáp được rõ ràng. Chỉ biết rằng, sự yên lặng theo yêu cầu trần thế để có chút lợi nhuận trước mắt, đã làm cho các chủ chăn hoài nghi cả chương trình quan phòng của Thiên Chúa trong vai trò lãnh đạo dân người. Vì cứ tưởng rằng, giữ yên lặng là được đưa về đây, đến điểm đó (để phục vụ) mà quên đi một điều là chính Chúa sẽ dẫn đưa mục tử của Ngài đến đó để giáo huấn và củng cố niềm tin cứu độ cho dân của Ngài!
Trong loạt bài “ Sự yên lặng của HĐGMVN”. Tôi đã rất trân trọng, đánh gía cao sự kiện giữ yên lặng của các Ngài trong nhiều trường hợp. Sự yên lặng mà tôi cho là rất cao qúy và cần thiết như hình ảnh của Đức Maria trên đường theo con đi chịu chết. Khi ấy Đức Maria đã không chạy ra giữa đường mà la mắng những kẻ bắt và giết con Ngài. Nhưng là âm thầm, nén đau thương, theo bước chân con, trước là không phá hỏng chương trình của Con và sau là giữ vững tinh thần của những người theo Con mà truyền bá ơn Cưú Độ cho dân của Ngài. Ở đây là mục đích gìn giữ đoàn chiên vẹn toàn.
Nhưng trường hợp những người ở TKS. Những giáo dân ở Thái Hà và Tam Tòa không đi làm chính trị. Nhưng là những người đi theo ơn gọi để tìm Niềm Tin trong Công Lý, là những ngưòi đi làm chứng cho Sự Thật. Họ đã làm theo lời dạy của Giáo Hội, nhưng các ngài vẫn yên lặng, trừ ra một đấng toàn quyền của chính Hà Nội, làm cho nhiều người thêm thắc mắc. Sự yên lặng ấy là sự ủng hộ tích cực cho giáo dân từ TKS, Thái Hà đến Tam Tòa đi lên hay là không đồng thuận với việc của họ? Hoặc gỉa, việc này không dính dáng gì tới HĐGM? Câu hỏi chắc còn nhiều, nhưng hơn lúc nào hết, người giáo dân Việt Nam khẩn cầu được nghe tiếng nói chung của HĐGM.
Họ chờ đợi được nghe, không vì những tin đồn, đang có áp lực buộc ĐTGM Hà Nội phải ra đi. Nhưng là vì, theo định nghĩa, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trực thuộc Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Vậy thì trách nhiệm giáo huấn của Hàng Giáo Phẩm cũng cần có tiếng nói giảng giải cho đoàn chiên biết việc làm của họ là đúng hay sai với Tin Mừng, đúng hay sai với Giáo Lý của Hội Thánh?
Nếu họ làm sai, HĐGM cũng nên lên tiếng để nhiều người khỏi lầm lạc bước vào con đường tim Công Lý tìm Sự Thật như thế để khỏi bị đánh dập, và bị bắt giam oan ức, thiệt thân! (vì họ tưởng là họ làm đúng). Trường hợp họ làm đúng, HĐGM cũng nên công khai lên tiếng cho toàn thể giáo dân an lòng mà trung thành với Giáo Huấn của Hội Thánh, hơn là giữ yên lặng để cho niềm tin từ từ bị nghiền chết vì những hoài nghi, và cho bọn biệt phái có cơ hội làm cho uy tín của giáo hội nói chung và của HĐGM tan thành mây khói.
4. Thầy đi đâu? Có phải vì một cuộc trao đổi?
Henryk Sienkiewick, nhà văn Ba Lan, có kể lại một câu chuyện mang tính cách truyền thuyết hơn là lịch sử của giáo hội công gíáo như sau. Vào khoảng năm 60, vua Neron là một trong những bạo chúa của thời La Mã đã ra lệnh tàn xát những người theo đạo Thiên Chúa, đặc biệt là ở thành Roma, cứ bắt gặp ai theo đạo Thiên Chúa Giáo là dân quân cứ việc tùng sẻo mà không cần chờ lệnh từ nhà vua nữa. Nên có rất nhiều ngươi tin theo đạo phải đi lánh nạn ở những nơi khác. Theo đó suốt một giải đất mênh mông từ Roma sang qua các vùng Trung,Tiểu Á đều phải lặng lẽ truyền bá đức tin thay vì thổi kèn đánh trống. Phêrô lúc ấy đang ở thành Rome, có nhiều các giáo đoàn từ nhiếu nơi khác nhau đã đến khuyên can Phêrô nên tránh đi nơi khác để bảo toàn tính mệnh, cững là một phương cách bảo toàn giaó hội sau này.
Lúc đầu Phêrô không chấp thuận phương cách bỏ cuộc. Ông cương quyết ở lại với giáo đoàn Roma. Nhưng rồi dưới quá nhiều áp lực, từ trong ra ngoài. Đêm kia, ông đã chỗi dậy, gạt nước mắt, thắt dây lưng và quày gói hành lý rời thành với vài tùy tùng. Khi trời vừa sáng, ông và đoàn ra khỏi cổng thành, đi thêm một đoạn nữa, Phêrô gặp một ngưòi vác thập giá đi vào trong thành. Thấy lạ, ông hỏi:
- Ngài đi đâu?
Người nhìn Phêrô trả lởi:
- Ngươi bỏ đàn chiên, bỏ giáo đoàn, thì Ta vào đây để chết thêm lần nữa!
Phêrô chợt nhận biết hình bóng ấy chính là Thầy mình, là Đức Kitô hiện ra để trao sứ mệnh cho Ngài. Ngài trở vào thành, ở đó. Sau Ngài bị bắt và bị xử đóng đinh vào thập tự, và Roma đứng vững vàng đến hôm nay.
Tình cảnh này có lẽ cũng không xa thực tế của vị GM Chạnh Lòng Thương ở Hà Nội. Dù Ngài không nói ra, nhưng ai cũng biết ngài đang chịu qúa nhiều áp lực. Phía nhà cầm quyền, thực tế lại không đáng ngại. Nhưng ngại nhất là những áp lực yên lặng từ các giáo đoàn! Ngồi bên nhau mà không thể đả thông! Đứng bên nhau mà không thể cho nhau ánh mắt đồng hành! Tệ hơn thế, những bản tin của nhóm biệt phải không ngừng gởi đi những hàm hồ, Ngài làm thế là chúng tôi khó thở!
Sở dĩ có loại áp lực thầm lặng, và những bản tin tiêu cực có đất sống là vì sự yên lặng và vì ít người nhìn vào thực tế là.. Chính nhờ sự quả cảm, nhân hậu của TGM Hà Nội mà Giáo Hội Công Gíáo nói chung và HĐGM nói riêng, mới tạo được uy tín với tập thể dân tộc Việt Nam, và dựng lại đưọc Niềm Tin ngay trơng lòng các Kitô hữu như hôm nay. Như thế, nếu người ta nể trọng và kính phục vị TGM Hà Nội thì cũng là trọng vọng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và dành cho HDGM VN một chỗ đúng xứng đáng trong lòng dân tộc. Trường hợp, thành Hà Nội có một Phêrô qùy gối, có một Phêrô cúi đầu thì Niềm Tin của người công giáo đi về đâu, và có ai dám hãnh diện không?
Hơn thế nữa, giáo dân ngày nay đã trưởng thành trước những vấn đề của đất nưóc như sự Tự Do, Công Lý, Nhân Quyền và Độc Lập. Họ tự ý, sẵn sàng để ra khơi, để lên đường tìm sự thật hơn là lo sợ hay ngại nhắc đến những từ ngữ nhạy cảm như thế. Bằng chứng là đã có hàng bao lớp ngưòi tiến lên ở TKS, Thái Hà và Tam Tòa. Rồi khắp nơi và hải ngoại đã hiệp lòng với những bước chân ấy. Chỉ tiếc là, không có một tiếng nói từ bất cứ một vị nào trong HĐGMVN. Chẳng lẽ có điều gì bất thường từ bên trong?
Bất thường ư? Không! Người ta đang nói nhiều đến những cuộc “đi chui” để trao đổi. Người về đây, đến đây và những nơi còn thiếu thì sẽ cho điều người về. Rồi trao trả lại đất cát nhiều nơi, nhiều địa sở, cả Giáo Hoàng Học Viện, ngoại giao cấp cao cũng nằm trong danh sách trao đổi. Nhiều và còn nhiều nữa. Nhưng với một điều kiện là phải đưa ĐTGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội, và như thế mới tốt đạo đẹp đời!
Nếu những tin này thành sự thì hậu qủa sẽ ra sao? Người ta nên khóc hay nên cười? Tôi không đoán ra câu trả lời. Tuy nhiên, rất khó thuyết phục được lòng tin của giáo dân bằng một thông báo: ĐTGM Hà Nội đã từ nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc thiếu năng lực đảm đương trách nhiệm, dù trước đây cũng có những vi từ nhiệm với những lý do tương tự.
Như thế, đứng trước những những điều lợi bất cập hại ấy, không biết có Vị nào dám đặt ngược lại một câu hỏi là tại sao lại phải có điều kiện này hay không nhỉ? Hoặc gỉa, tại sao Chúng Ta không công khai cho nhà cầm quyền biêt rằng: Tự Do Tôn Giáo là một quyền tự nhiên của con người, không phải là một ân huệ Xin-Cho, và rằng bạo tàn không bao giờ có thể khuất phục được Công Lý.
Vì thực tế là, nếu HĐGMVN có nói lên một sự thật như thế thì nhà nước cộng sản cũng không dám sát hại bất cứ một GM Việt Nam nào. Và toàn dân Việt còn có cơ hội reo mừng để đón chào ngày Tự Do, Công Bình, Nhân Ái và Công Lý chiếu rọi trên quê hương Việt Nam. Trái lại, sẽ thấy một một hoạt cảnh đáng buồn là: Tôi cầm rổ, anh cầm rổ, chúng ta cầm rổ………